Quân đội Ukraine khoe hàng loạt xe tăng-thiết giáp mới
Quân đội Ukraine mới đây đã tổ chức buổi lễ giới thiệu hàng loạt mẫu xe tăng, xe thiết giáp mới có sự tham dự của Tổng thống Petro Poroshenko.
Không loại trừ khả năng các loại xe tăng, thiết giáp này sẽ được Quân đội Ukraine sử dụng ở miền đông trong trường hợp có chiến sự tiếp tục xảy ra.
Tại buổi lễ này, Quân đội Ukraine đã ra mắt mẫu xe tăng Oplot-M, xe bọc thép chở quân BTR-4, UAV và cả tên lửa chống tăng…
Ảnh: Tổng thống Petro Poroshenko đang nghe tướng lĩnh Quân đội Ukraine giới thiệu mẫu UAV do nước này phát triển.
Ông Poroshenko nghe giới thiệu tính năng xe tăng chủ lực Oplot-M. Đây được xem là loại xe tăng hiện đại nhất của Quân đội Ukraine được phát triển dựa trên cơ sở mẫu tăng T-80 thời Liên Xô. Oplot-M được nâng cấp toàn diện vè hệ thống phòng vệ, hệ thống điều khiển hỏa lực.
Video đang HOT
Quân đội Ukraine giới thiệu một số quân phục cho binh sĩ.
Các loại xe bọc thép được trưng bày tại buổi lễ, chiếc thứ 2 từ trái qua là mẫu xe bọc thép chở quân BTR-4 được trang bị module tháp pháo tích hợp tên lửa chống tăng.
Oplot-M trang bị pháo nòng trơn 125mm KBA-3 có thể phóng tên lửa chống tăng qua nòng với phạm vi tấn công 5.000m, có thiết bị nạp đạn tự động.
Hệ thống phòng vệ của Oplot-M gồm giáp phản ứng nổ Nozh, hệ thống phòng vệ chủ động Zaslon và hệ thống gây nhiễu quang học Varta.
Một tổ hợp tên lửa chống tăng mới của Quân đội Ukraine.
Ông Poroshenko đứng trước mẫu xe bọc thép BTR-4.
Các binh sĩ Quân đội Ukraine đang dần được hiện đại hóa về mặt trang bị cá nhân (quân phục, mũ, áo giáp…) khác xa so với trước kia.
Theo_Kiến Thức
Xe thiết giáp trinh sát PRP-4A Nga có gì hay ho?
Xe thiết giáp PRP-4A vũ trang nhẹ nhưng có hệ thống quan sát tuyệt vời, hệ thống phòng vệ có khả năng chống tên lửa diệt tăng.
Xe thiết giáp PRP-4A Argus là biến thể mới nhất của dòng xe trinh sát pháo binh PRP-4 được phát triển từ thời Liên Xô. Nó chính thức đi vào phục vụ trong Quân đội Nga vào năm 2009 với nhiệm vụ trinh sát pháo binh, định vị tọa độ mục tiêu và hoạt động như phương tiện quan sát tiền tuyến nói chung. PRP-4A được thiết kế dựa trên khung bệ cơ sở xe chiến đấu bộ binh BMP-1, trọng lượng tổng thể 13,8 tấn, dài 6,74m, rộng 2,94m, cao 2,15m. Tháp pháo của xe thiết giáp PRP-4A được trang bị nhiều hệ thống trinh sát để hỗ trợ cho nhiệm vụ trên chiến trường. Cụ thể, PRP-4A lắp radar giám sát chiến trường có thể phát hiện mục tiêu tĩnh - động (phát hiện lính bộ binh cách 7km, mục tiêu xe tăng cách 20km); cảm biến lade đo xa và camera hồng ngoại dùng để phát hiện mục tiêu có ngụy trang. Ngoài ra, ở trên tháp pháo cũng được lắp súng máy 7,62mm để tự vệ khi cần. Ngoài súng máy, trên PRP-4A còn trang bị hệ thống đối phó trả đũa sẽ thông báo cho kíp lái nếu có chùm tia laser chiếu vào (dùng đã dẫn đường tên lửa chống tăng). Sau đó, hệ thống ống phóng lựu đạn khói sẽ được kích hoạt để chống lại tên lửa chống tăng dẫn bằng laser. Xe thiết giáp trinh sát PRP-4A được bọc giáp mỏng nhưng đủ sức chống đạn 12,7mm toàn thân, giáp trước chống đạn 20mm. Xe lắp động cơ diesel tuốc bin tăng áp UTD-20S1 công suất 300 mã lực cho tốc độ tối đa 65km/h.
Xe thiết giáp PRP-4A Argus là biến thể mới nhất của dòng xe trinh sát pháo binh PRP-4 được phát triển từ thời Liên Xô. Nó chính thức đi vào phục vụ trong Quân đội Nga vào năm 2009 với nhiệm vụ trinh sát pháo binh, định vị tọa độ mục tiêu và hoạt động như phương tiện quan sát tiền tuyến nói chung.
PRP-4A được thiết kế dựa trên khung bệ cơ sở xe chiến đấu bộ binh BMP-1, trọng lượng tổng thể 13,8 tấn, dài 6,74m, rộng 2,94m, cao 2,15m.
Tháp pháo của xe thiết giáp PRP-4A được trang bị nhiều hệ thống trinh sát để hỗ trợ cho nhiệm vụ trên chiến trường. Cụ thể, PRP-4A lắp radar giám sát chiến trường có thể phát hiện mục tiêu tĩnh - động (phát hiện lính bộ binh cách 7km, mục tiêu xe tăng cách 20km); cảm biến lade đo xa và camera hồng ngoại dùng để phát hiện mục tiêu có ngụy trang. Ngoài ra, ở trên tháp pháo cũng được lắp súng máy 7,62mm để tự vệ khi cần.
Ngoài súng máy, trên PRP-4A còn trang bị hệ thống đối phó trả đũa sẽ thông báo cho kíp lái nếu có chùm tia laser chiếu vào (dùng đã dẫn đường tên lửa chống tăng). Sau đó, hệ thống ống phóng lựu đạn khói sẽ được kích hoạt để chống lại tên lửa chống tăng dẫn bằng laser.
Xe thiết giáp trinh sát PRP-4A được bọc giáp mỏng nhưng đủ sức chống đạn 12,7mm toàn thân, giáp trước chống đạn 20mm. Xe lắp động cơ diesel tuốc bin tăng áp UTD-20S1 công suất 300 mã lực cho tốc độ tối đa 65km/h.
Theo_Kiến Thức
10 loại thiết giáp nguy hiểm nhất của Trung Quốc Quân đội Trung Quốc được đánh giá có sức mạnh hàng đầu thế giới, với lực lượng tăng - thiết giáp đông đảo và cực kỳ nguy hiểm. 1. Type-99A2 MBT Xe tăng chiến đấu chủ lực Type-99 được xem như một thiết kế dựa trên T-72 của Nga, chúng tương đồng ở phần thân và pháo chính 125 mm trang bị hệ...