Quân đội Ukraine đánh giá điểm mạnh, điểm yếu về UAV cảm tử Lancet của Nga
Nga đang tích cực sử dụng máy bay không người lái ( UAV) chiến đấu trong cuộc xung đột ở Ukraine, thể hiện sự thành công đáng kể của ngành công nghiệp máy bay không người lái.
UAV Lancet của Nga. Ảnh: Sputnik
Các đơn vị của quân đội Nga đang sử dụng tích cực nhiều máy bay không người lái kamikaze (cảm tử) Lancet trong cuộc xung đột với Ukraine. Điều này buộc lực lượng vũ trang Ukraine phải nghiên cứu điểm mạnh và điểm yếu của loại vũ khí này để đối phó.
Theo một tài liệu mới được công bố, Ukraine cho rằng có 6 đặc điểm tạo nên sức mạnh của Lancet. Do thiết bị có kích thước nhỏ và được làm bằng nhựa và sợi carbon nên nó có bề mặt phản chiếu thiết diện nhỏ, điều này làm phức tạp nhiệm vụ phát hiện và vô hiệu hóa Lancet của lực lượng phòng không Ukraine.
Bên cạnh đó, độ cao bay đáng kể (lên tới 5 km) và độ ồn thấp nhờ động cơ điện khiến các trạm quan sát trực quan khó phát hiện. Tốc độ cao khi tấn công mục tiêu (lên tới 300 km/giờ) đã hạn chế nghiêm trọng khả năng phản ứng trước các biện pháp đánh chặn.
Việc sử dụng các hệ thống dẫn đường khác nhau (tọa độ, quang-điện tử và kết hợp) làm phức tạp các biện pháp đối phó bằng thiết bị tác chiến điện tử và tăng độ chính xác khi tấn công mục tiêu. Việc sử dụng các kênh liên lạc an toàn (thuật toán mã hóa được sử dụng) càng làm phức tạp thêm việc đánh chặn bằng thiết bị điện tử.
Về hạn chế của Lancet, có vài đặc điểm được xác định. Tốc độ bay thấp 80-110 km/giờ cho phép các biện pháp vô hiệu hóa Lancet bằng vũ khí nhỏ. Việc sử dụng hệ thống định vị vệ tinh sẽ tạo cơ hội sử dụng tác chiến điện tử để tác động đến các thiết bị điều khiển bằng cách gây nhiễu nhằm loại bỏ tọa độ tấn công mục tiêu được xác định của chúng.
Ngoài ra, việc sử dụng kênh video để hướng dẫn sẽ cho phép sử dụng các máy thu tín hiệu trên mặt đất để chi phối, can thiệp vào hoạt động của cũng. Việc thiếu thiết bị phân tích mục tiêu cho phép sử dụng các mục tiêu giả/ngụy trang để đánh lừa.
Video đang HOT
Máy bay không người lái (UAV) cảm tử Lancet là một thành công nổi bật của Nga. UAV Lancet nặng 15 kg, đã chứng tỏ được khả năng hạ gục một loạt mục tiêu, từ xe tăng chiến đấu chủ lực đến máy bay đang đỗ ở vị trí xa. Lancet cũng gây ấn tượng mạnh khi tấn công pháo binh và hệ thống phòng không đối phương.
Lancet được phát triển bởi ZALA Aero Group, một doanh nghiệp quốc phòng có trụ sở tại Izhevsk (Nga), nổi tiếng về máy bay không người lái và hệ thống gây nhiễu cho cả mục đích quân sự và dân sự. ZALA là công ty con của tập đoàn Kalashnikov, thuộc tập đoàn quốc phòng và công nghệ khổng lồ Rostec của Nga.
Lancet, lần đầu tiên được giới thiệu tại triển lãm quân sự ARMY năm 2019, là thiết kế máy bay không người lái mới nhất và tiên tiến nhất của ZALA. Các UAV được công ty giới thiệu trước đó bao gồm máy bay không người lái trinh sát thiết kế cánh thông thường 421-20 và 421-09, loại nhỏ 421-04M, 421-08, 421-16, được cung cấp cho quân đội và các cơ quan dân sự như Bộ Tình trạng Khẩn cấp Nga.
Cựu sĩ quan Mỹ đánh giá về khó khăn của Ukraine và thế mạnh của Nga trong xung đột
Trong khi Ukraine gặp thách thức về bổ sung thiết bị, đạn dược, nhân sự cũng như cân nhắc về viện trợ của phương Tây, Nga đang tiến hành một cuộc chiến tiêu hao làm suy yếu các nguồn lực chiến lược của đối thủ, đồng thời sẵn sàng rút lui mỗi khi có tình huống chiến thuật bất lợi.
Binh sĩ Ukraine khai hỏa pháo cỡ nòng 152-mm 2A36 "Giatsint-B ở khu vực miền Đông Ukraine tháng 11/2022. Ảnh: AP
Cuộc xung đột ở Ukraine đã bước sang tháng thứ 11. Sau các cuộc tấn công ban đầu, các lực lượng Nga đã kiểm soát hơn 20% diện tích lãnh thổ của Ukraine. Tiếp đó, phía Ukraine đã đẩy lùi được các lực lượng Nga và xung đột trở thành cuộc chiến tiêu hao giữa một bên là Moskva và bên kia là Kiev với sự hậu thuẫn của phương Tây.
Theo nhận định của Alex Vershinin (Trung tá Mỹ đã nghỉ hưu sau 20 năm phục vụ, trong đó có 8 năm là sĩ quan thiết giáp với 4 lần tham chiến ở Iraq và Afghanistan), trong suốt mùa hè, các lực lượng Nga đã chiếm được Lyman, Lisichansk và Severo Donetsk. Vào mùa thu, Ukraine phản công và giành lại quyền kiểm soát tỉnh Kharkiv và thành phố Kherson, thu hẹp quyền kiểm soát của Nga xuống còn khoảng 50% diện tích lãnh thổ mà họ đã chiếm được kể từ ngày 24/2. Hai bên cũng đã áp dụng hai chiến lược khác nhau: Nga tiến hành cuộc chiến tiêu hao hỏa lực truyền thống; Ukraine đang theo đuổi một cuộc chiến cơ động dựa vào địa hình.
Cho đến nay cả hai chiến lược trên dường như vẫn được duy trì. Ukraine đã chiếm lại những vùng lãnh thổ rộng lớn nhưng kiệt quệ do bị tấn công trong mùa thu. Họ chịu tổn thất nặng nề và cạn kiệt kho dự trữ thiết bị và đạn dược quan trọng. Mặc dù Ukraine vẫn có khả năng khắc phục những tổn thất và tổ chức các cuộc phản công mới, nhưng những cuộc phản công này ngày càng bị hạn chế.
Ông Vershinin cho rằng hiện không bên nào đạt được mục tiêu kiểm soát lãnh thổ quy mô lớn, nhưng phía Nga có nhiều khả năng đạt được mục tiêu làm cạn kiệt nguồn lực của Ukraine trong khi vẫn bảo toàn tài nguyên của mình.
Với Ukraine, cuộc chiến của nước này bị hạn chế bởi hai yếu tố: sản xuất thiết bị và đạn dược hạn chế, tiếp theo là sự cân nhắc về viện trợ của phương Tây. Ukraine bắt đầu cuộc xung đột với 1.800 khẩu pháo thời Liên Xô. Hiện tại, loại pháo này gần như đã hết đạn, thay vào đó, Ukraine đang sử dụng 350 khẩu pháo của phương Tây, nhưng nhiều khẩu đã bị phá hủy hoặc hỏng hóc do sử dụng quá mức.
Trong khi đó, các quốc gia phương Tây đang cạn kiệt đạn dược để viện trợ cho Kiev; Mỹ ước tính chỉ sản xuất 15.000 quả đạn pháo 155mm/tháng.
Hạn chế này đã buộc Ukraine phải tập trung sử dụng lực lượng bộ binh để giành lại lãnh thổ bằng bất cứ giá nào.
Ukraine đơn giản là không thể đối đầu với Nga trong các trận đấu pháo. Trừ khi quân đội Ukraine hướng đến các cuộc đọ súng trực tiếp với quân đội Nga, nếu không sẽ có khả năng cao là họ sẽ bị pháo binh Nga tiêu diệt từ xa.
Hạn chế thứ hai của Ukraine là vấn đề viện trợ. Trong bối cảnh kho vũ khí cạn kiệt, Ukraine ngày càng phụ thuộc vào vũ khí phương Tây. Duy trì sự ủng hộ từ liên minh phương Tây là rất quan trọng đối với Ukraine trong cuộc đối đầu với Nga.
Nếu không giành được chiến thắng liên tục, mối lo ngại về kinh tế trong nước có thể khiến các nước phương Tây ngừng viện trợ.
Khi sự hỗ trợ của của phương Tây suy giảm do cạn kiệt nguồn dự trữ hoặc ý chí chính trị, năng lực của Ukraine sẽ suy yếu vì thiếu nguồn cung cấp.
Do đó, Ukraine không có lựa chọn nào khác ngoài việc tiến hành các cuộc tấn công bất kể tổn thất nhân lực và vật chất.
Một thách thức khác đối với Ukraine đó là vấn đề nhân lực bổ sung cho quân đội.
Ukraine bắt đầu cuộc xung đột với 43 triệu công dân và 5 triệu nam giới trong độ tuổi lính nghĩa vụ, nhưng theo Liên hợp quốc, hơn 14 triệu người Ukraine đã đi sơ tán và hơn 9 triệu người đang ở Crimea hoặc các vùng lãnh thổ do Nga chiếm đóng khác. Điều này có nghĩa là dân số Ukraine giảm xuống còn khoảng 20 đến 27 triệu người.
Với tỷ lệ đó, Ukraine nó có ít hơn 3 triệu nam giới có thể nhập ngũ. Một triệu người đã nhập ngũ và nhiều người trong số còn lại không đủ sức khỏe để phục vụ hoặc có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc gia. Nói tóm lại, Ukraine có thể sắp cạn kiệt nguồn nhân lực cho quân đội.
Với Nga, quân đội nước này bị giới hạn bởi nhân lực nhưng được tăng cường bởi các kho dự trữ vũ khí và pháo binh khổng lồ với sự hỗ trợ của một tổ hợp công nghiệp quốc phòng mạnh mẽ. Mặc dù đã có nhiều báo cáo trên các phương tiện truyền thông phương Tây rằng quân đội Nga đang cạn kiệt đạn pháo, nhưng cho đến nay vẫn chưa có dấu hiệu cho thấy pháo binh Nga bị giảm sút trên bất kỳ mặt trận nào.
Dựa trên những yếu tố này, phía Nga đã tiến hành một cuộc chiến tranh tiêu hao hỏa lực truyền thống. Mục tiêu là làm cạn kiệt nhân lực và thiết bị của Ukraine, trong khi bảo toàn lực lượng của chính Nga. Việc kiểm soát lãnh thổ có thể không quan trọng, miễn là bảo toàn sức chiến đấu. Tại Kiev, Kharkiv và Kherson, quân đội Nga chấp nhận rút lui do điều kiện bất lợi để bảo toàn lực lượng.
Để thực hiện chiến lược trên, quân đội Nga dựa vào hỏa lực, đặc biệt là pháo binh. Mỗi lữ đoàn Nga có ba tiểu đoàn pháo binh so với mỗi lữ đoàn phương Tây chỉ có một tiểu đoàn. Cùng với sự phối hợp tấn công của số lượng lớn máy bay không người lái (UAV), pháo binh (và tên lửa) Nga đã khiến các lượng Ukraine thiệt hại nặng nề. Đó là một cuộc chiến diễn ra từ từ, khốc liệt, nhưng với tỷ lệ thương vong có lợi cho Nga một cách đáng kể.
Tóm lại, ông Vershinin cho rằng Nga đang thực hiện cuộc chiến tiêu hao thông qua việc sử dụng cẩn thận các nguồn lực của chính mình trong khi làm suy yếu đối thủ. Nga tham chiến với ưu thế vượt trội về trang thiết bị và cơ sở công nghiệp quốc phòng quy mô lớn để duy trì và thay thế những tổn thất. Họ đã cẩn thận bảo toàn nguồn lực của mình, rút lui mỗi khi tình huống chiến thuật bất lợi. Ukraine bắt đầu cuộc chiến với một nguồn lực nhỏ hơn và dựa vào liên minh phương Tây để duy trì nỗ lực của mình.
Theo ông Vershinin, sự phụ thuộc này đã gây áp lực buộc Ukraine phải thực hiện một loạt các cuộc tấn công thành công về mặt chiến thuật, nhưng tiêu tốn các nguồn lực chiến lược mà Ukraine sẽ phải vật lộn để thay thế. Câu hỏi thực sự không phải là liệu Ukraine có thể giành lại quyền kiểm soát toàn bộ lãnh thổ của mình hay không, mà là liệu Ukraine có thể gây ra tổn thất đủ lớn đối với lực lượng của Moskva để làm suy yếu sự thống nhất ở trong nước của Nga hay không.
Tình báo Anh: Nga gặp khó trong tác chiến ở Ukraine vì thiếu UAV trinh sát Nga đang đối mặt với tình trạng thiếu máy bay không người lái (UAV) do các lệnh trừng phạt của phương Tây, khiến Moskva khó có thể thay thế các UAV bị bắn rơi trong cuộc xung đột với Ukraine. Nga được cho là đã nhận được lô hàng UAV đầu tiên từ Iran. Ảnh: AFP Nga đang gặp khó khăn trong việc...