Quân đội Trung Quốc lên kế hoạch đóng thêm 3 tàu sân bay
Quân đội Trung Quốc đang xem xét khả năng đóng thêm 3 tàu sân bay để đối phó với chiến lược “xoay trục sang châu Á” của Mỹ, báo mạng Wantchinatimes của Đài Loan đưa tin.
Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc đã được đưa vào sử dụng.
Báo trên dẫn nguồn tờ Thời báo Hoàn Cầu cho biết giới chức quân sự Trung Quốc đã đề cập thẳng thắn đến kế hoạch này trong một cuộc họp gần đây.
“Một quốc gia cần phải có ít nhất 3 tàu sân bay để thiết lập lực lượng chiến đấu cơ bản”, một quan chức quân sự của Trung Quốc nói.
Tờ báo dẫn các nguồn tin từ Nga tiết lộ nhiều khả năng cả 3 tàu sân bay này sẽ là các tàu sân bay nhập khẩu giống như tàu Liêu Ninh, một con tàu đã được Trung Quốc cải tạo và tân trang lại từ tàu sân bay Varyag do Liên Xô sản xuất mà Trung Quốc mua lại từ Ukraine.
Trong 3 tàu này có 2 chiếc Type-001A. Chiếc đầu tiên đang được Trung Quốc đẩy mạnh công tác chuẩn bị sửa chữa, tân trang.
Video đang HOT
“Tập đoàn công nghiệp đóng tàu Trung Quốc ở Đại Liên sẽ là đơn vị tân trang tàu sân bay đầu tiên và có sử dụng động cơ tuốcbin khí R0110 mới được phát triển gần đây”, ông Andrei Chang, Tổng biên tập tạp chí Phòng vệ Hán Hòa của Canada, cho biết.
Trong khi đó, tàu sân bay thứ 2 nhiều khả năng sẽ được đóng tại Nhà máy đóng tàu Giang Nam ở Thượng Hải. Con tàu này đang được khảo sát sử dụng nhiên liệu hạt nhân.
Tuy nhiên, theo Wantchinatimes, sử dụng tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân sẽ là một thách thức đối với Trung Quốc về mặt công nghệ, mặc dù nước này đã có một đội tàu ngầm lớn sử dụng loại năng lượng này.
Cũng theo Wantchinatimes, các tàu sân bay trên chắc chắn sẽ được triển khai ở Biển Đông do những tranh chấp lãnh thổ với Philippines và Việt Nam xung quanh hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa và để hỗ trợ những nỗ lực lấn biển ở những quần đảo đó.
Theo thông tin trên tờ Thời báo Hoàn Cầu, lượng giãn nước của 2 tàu sân bay trên chắc chắn nằm trong khoảng 30.000-40.000 tấn.
Vũ Anh
Theo Dantri/Wantchinatimes
Trung Quốc đang "tung hỏa mù" về chính sách với Triều Tiên?
Có một điều dễ nhận thấy là gần đây Trung Quốc đang tỏ ra lạnh nhạt và tự tách biệt với Triều Tiên, sau khi Bình Nhưỡng khơi dậy căng thẳng hồi năm ngoái bằng vụ thử hạt nhân lần thứ 3, đồng thời liên tiếp đe dọa tấn công hạt nhân nhằm vào Hàn Quốc và Mỹ. Đó là thưc tế hay chỉ là phần nổi của "tảng băng chìm"?
Quân đội Triều Tiên trong một cuộc duyệt binh biểu dương lực lượng
Theo một báo cáo của tờ Telegraph (Anh), trong 9 tháng đầu năm nay, dữ liệu xuất khẩu dầu thô của Trung Quốc cho thấy nước này không hề xuất một giọt dầu nào sang Triều Tiên. Tờ nhật báo Cholsun của Hàn Quốc hồi tháng 7/2014 thậm chí còn khẳng định "các kho dự trữ dầu thô của Triều Tiên gần như khô cạn và Bình Nhưỡng đang tuyệt vọng trong nỗ lực đảm bảo nguồn cung". Có vẻ như, đã đến lúc Bắc Kinh tỏ ra nghiêm khắc và cứng rắn với "ông bạn" có sở thích thỉnh thoảng lôi "đồ chơi" là vũ khí hạt nhân ra dọa các cường quốc như Mỹ, Nhật... khiến cộng đồng quốc tế bao phen "ăn không ngon, ngủ không yên".
Vấn đề là, ngạc nhiên trước việc Bắc Kinh ngừng xuất khẩu dầu cho Triều Tiên - điều mà có thể gây tác hại lớn đối với kinh tế, làm tê liệt khả năng quân sự và công nghiệp của Bình Nhưỡng, Seoul đã cho điều tra và đi đến một kết luận gây sửng sốt. Hóa ra, Bắc Kinh không hề ngưng xuất khẩu dầu cho Bình Nhưỡng, mà chỉ thao túng các số liệu chính thức. Nói cách khác là Trung Quốc đã bí mật cung cấp dầu thô cho Triều Tiên bằng cách cố ý bỏ qua số liệu thống kê xuất khẩu hoặc gắn các lô hàng này dưới cái nhãn chung là "viện trợ".
Cho nên, tình báo quân sự Hàn Quốc không ghi nhận ảnh hưởng tiêu cực đến các hoạt động quân sự của Triều Tiên do sự thiếu hụt năng lượng. Các nhà máy, cơ sở công nghiệp vẫn hoạt động bình thường, xe hơi chạy với xăng Trung Quốc không thấy bị ảnh hưởng. Tàu chở dầu Triều Tiên còn được nhìn thấy ở cảng Đại Liên (Trung Quốc) mới đây.
Nhập khẩu dầu thô từ Trung Quốc của Triều tiên từ năm 2007
Ngoài ra, thống kê của Hội đồng Quan hệ đối ngoại (Mỹ) cũng khẳng định Trung Quốc là chỗ dựa kinh tế lâu năm và lớn nhất của Triều Tiên - Bắc Kinh không chỉ là nhà cung cấp thực phẩm chính cho Bình Nhưỡng, mà 90% năng lượng phục vụ cho quân đội Triều Tiên còn được nhập khẩu từ Trung Quốc.
Theo IBTimes, rõ ràng là Trung Quốc đang "tung hỏa mù" trong chính sách với Triều Tiên. Một mặt, Bắc Kinh đang thể hiện cho thế giới "ấn tượng" trước thái độ cứng rắn của mình với Bình Nhưỡng và mặt kia, tiếp tục ủng hộ đồng minh kiêm láng giềng một cách bí mật.
Trang tin này cũng dự đoán mối quan hệ của Trung Quốc với Triều Tiên sẽ trở nên phức tạp hơn khi Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc bỏ phiếu về nhân quyền của Bình Nhưỡng. Triều Tiên có thể đã nhận ra rằng, sự hỗ trợ của Trung Quốc đối với Bình Nhưỡng (cả về ngoại giao và kinh tế) sẽ chỉ tồi tệ hơn. Điều này có thể là lời giải thích cho động thái gây chú ý gần đây của Bình Nhưỡng khi cử một đặc phái viên tới Nga - một mối quan hệ dù không "thân" lắm như Trung Quốc, nhưng ít ra cũng là một tiếng nói không mong manh chút nào ở ghế thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.
Theo Linh Phương
PetroTimes
Trung Quốc đóng 2 tàu sân bay mới Nguyệt san Kanwa Asian Defence xuất bản tại Canada tiết lộ Trung Quốc sẽ lại sớm đóng tàu sân bay do nước này tự thiết kế. Tàu sân bay được xem là một phần nỗ lực của Trung Quốc nhằm phát triển hải quân viễn dương trong bối cảnh Bắc Kinh có những tuyên bố và hành động áp đặt chủ quyền tại...