Quân đội Trung Quốc được lệnh sẵn sàng cho chiến tranh
Quân đội Trung Quốc đã được lệnh nâng cao khả năng chiến đấu trong năm 2013, truyền thông nhà nước Trung Quốc hôm nay đưa tin, trong bối cảnh căng thẳng giữa nước này với Nhật Bản đang gia tăng xung quanh một quần đảo tranh chấp.
Các binh sĩ Trung Quốc trong một cuộc tập trận chung với Nga hồi năm 2005.
“Trong năm 2013, Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) và Lực lượng cảnh sát có vũ trang nên tập trung chặt chẽ vào khả năng chiến đấu và giành chiến thắng một trận đánh”, một bài báo trên People’s Daily, tờ báo chính thức của đảng Cộng sản Trung Quốc, viết.
Chỉ thị trên được đưa ra trong một tài liệu về huấn luyện quân sự trong năm 2013 được Bộ tham mưu của PLA công bố vào dịp năm mới, tờ báo cho biết.
Để chuẩn bị chiến đấu, quân đội cũng phải “tăng cường mạnh mẽ công tác huấn luyện quân sự giống chiến đấu thật sự” và đẩy mạnh các nỗ lực nhằm trau dồi cho các nhân sự quân đội cấp cao, bài báo viết thêm.
Chỉ thị cũng diễn ra trong bối cảnh căng thẳng giữa nước này với Nhật Bản đang gia tăng xung quanh một quần đảo tranh chấp. Tuy nhiên, bài báo không đề cập tới cuộc tranh chấp lãnh thổ với Tokyo về chủ quyền một quyền đảo ở Hoa Đông mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư, còn Nhật Bản gọi là Senkaku. Quần đảo này hiện do Nhật Bản kiểm soát.
Chỉ thị trên khác hẳn các chị thị năm ngoái. Một bài báo trên truyền thông quốc gia hồi đầu năm 2012 viết về các mục tiêu quân sự trong năm đã không kêu gọi quân đội sẵn sàng chiến đấu và chỉ nói chung chung, tập trung vào các vấn đề như cải tiến huấn luyện và thúc đẩy công nghệ thông tin.
Video đang HOT
Tranh chấp lãnh thổ Trung-Nhật, vốn kéo dài nhiều năm qua, đã gia tăng hồi năm 2012 khi chính phủ Nhật Bản quốc hữu hoá Senkaku/Điếu Ngư, gây ra sự giận dữ và các cuộc biểu tình tại Trung Quốc.
Cả hai nước đã điều các máy bay chiến đấu tới khu vực trong những tuần gần đây giữa lúc căng thẳng leo thang, mặc dù không xảy ra vụ va chạm nào.
Trung Quốc lên kế hoạch vẽ bản đồ Điếu Ngư
Trong một động thái có liên quan tới cuộc tranh chấp chủ quyền ở Hoa Đông, báo chí Trung Quốc hôm nay đưa tin nước này sẽ khảo sát quần đảo Điếu Ngư trong khuôn khổ một chương trình nhằm vẽ bản đồ các quần đảo và các vỉa đá ngầm của nước này.
Theo một tài liệu được công bố tại cuộc họp báo do Cơ quan Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa chất quốc gia Trung Quốc (NASMG) tổ chức, giai đoạn đầu của việc khảo sát và vẽ bản đồ các quần đảo được khởi động vào năm 2009 và đã hoàn thành việc giám sát các quần đảo nằm trong phạm vi 100km tính từ bờ.
Giai đoạn 2 sẽ khảo sát và đo đạc các quần đảo, trong đó có quần đảo Điếu Ngư, tài liệu cho hay.
Tài liệu nói thêm rằng chương trình là một phần trong nỗ lực của Trung Quốc nhằm bảo vệ chủ quyền và lợi ích biển của nước này.
Xinhua đưa tin, tính tới cuối năm ngoái, Trung Quốc đã hoàn thành việc nhận dạng và xác định vị trí chính xác của khoảng 6.400 hòn đảo, cũng như hoàn thành hơn 4.900 bản đồ đảo ở 3 tỷ lệ khác nhau.
Theo Dantri
Nhật chuẩn bị kịch bản chiến tranh với Trung Quốc
Có ba trong số năm kịch bản chiến tranh được Bộ Quốc phòng Nhật vạch ra gần đây liên quan đến cuộc đối đầu giữa Lực lượng Phòng vệ Nhật và Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), theo tờ The Diplomat hôm 9.1.
Hai kịch bản chiến tranh còn lại liên quan đến tên lửa đạn đạo của CHDCND Triều Tiên và Nga, theo tờ tạp chí ở Nhật, song những kịch bản hàng đầu vẫn là cuộc khủng hoảng ở biển Hoa Đông.
Kịch bản đầu tiên được xem xét là một cuộc chiến giữa Trung Quốc và Nhật tại quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Dông.
Kịch bản thứ hai là sự mở rộng của kịch bản thứ nhất, với việc cuộc chiến ở Senkaku/Điếu Ngư mở rộng và PLA âm mưu chiếm các đảo Ishigaki và Miyako của Nhật ở phía tây Đài Loan.
Các tàu khu trục của Nhật - Ảnh: Reuters
Kịch bản thứ ba, gây nhiều tranh cãi nhất, tập trung vào viễn cảnh Nhật sẽ phản ứng như thế nào trước một cuộc tấn công Đài Loan vào năm 2021 của Trung Quốc. Năm 2021 được chọn vì nó trùng với dịp kỷ niệm 100 năm ngày thành lập đảng Cộng sản Trung Quốc.
Theo kịch bản này, PLA sẽ chủ yếu trông cậy vào các tàu đổ bộ, biệt kích, tên lửa đạn đạo và phong tỏa bằng máy bay chiến đấu để đạt được mục tiêu.
Mặc dù kịch bản xác định rõ cuộc chiến trước hết chỉ liên quan đến PLA và Đài Loan, nó vẫn nêu ra khả năng Trung Quốc sẽ tấn công các căn cứ Mỹ và Nhật ở Okinawa, đồng thời sử dụng các tên lửa đạn đạo tầm xa như DF-21D và DF-31 để đe dọa các tàu sân bay trong khu vực và phía tây nước Mỹ nếu quân đội Mỹ cố gắng can thiệp vào cuộc xung đột, theo tờ The Diplomat.
Điều đáng chú ý là Nhật sẽ có trách nhiệm chi viện Đài Loan trong trường hợp PLA giao chiến với lực lượng của hòn đảo này, theo tường thuật mới đây của tờ Sankei Shimbun.
Trong nhiều năm qua, từng có các đồn đoán về việc liệu Tokyo có can thiệp nếu PLA đánh chiếm Đài Loan hay không.
Theo các tường thuật vào năm 2007, các quan chức Nhật và Mỹ từng cân nhắc kế hoạch phối hợp hành động trong trường hợp này vì lo ngại sức mạnh quân sự ngày càng gia tăng của Trung Quốc. Theo đó, Nhật sẽ cung cấp hỗ trợ ở hậu phương cho lực lượng Mỹ, theo quy định trong Quy tắc hướng dẫn thực thi Hợp tác quốc phòng Mỹ - Nhật.
Theo tờ Asahi Shimbun vào hôm 10.1, Nhật và Mỹ sẽ khởi động việc xem xét lại các nguyên tắc trên nhằm củng cố liên minh này trong thời gian tới.
Các quan chức ngoại giao và quốc phòng hai nước sẽ mở các cuộc đàm phán ở Tokyo về hướng dẫn thực thi sớm nhất vào ngày 16.1.
Không phải ngẫu nhiên mà những nỗ lực vào năm 2007 cũng xảy ra khi Thủ tướng Shinzo Abe nắm quyền lần thứ nhất.
Theo tờ The Diplomat, trước động thái hung hăng của Trung Quốc trong năm 2012 ở biển Hoa Đông và biển Đông, các quan chức Nhật cảm thấy họ khó có thể yên ổn trước viễn cảnh đảo Đài Loan thuộc quyền kiểm soát của Trung Quốc. Do vậy, Tokyo có thể nghiêng về việc bảo đảm rằng hòn đảo này sẽ duy trì vai trò rào chắn tự nhiên trước sự bành trước của Trung Quốc.
Theo TNO
Nhật Bản phản đối tàu Trung Quốc xâm phạm lãnh hải 4 tàu hải giám của chính phủ Trung Quốc đã đi vào vùng lãnh hải xung quanh quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư ngày 7-1. Đây là lần đầu tiên kể từ đầu năm 2013, tàu của Trung Quốc bị phát hiện đi vào vùng biển này. Tàu Trung Quốc nhiều lần đi vào vùng lãnh hải gần quần đảo tranh chấp Lực...