Quân đội Trung Quốc đổ bộ đánh dấu cực nam Biển Đông
Lần đầu tiên lực lượng đặc nhiệm của Hải quânTrung Quốcđã tiến hành đổ bộ lên bãi James Shoal, tuyên bố chủ quyền và coi đây là “ cực Nam” của mình.
Động thái này của Trung Quốc khiến cộng đồng quốc tế và khu vực lo ngại. Đội tàu 4 chiếc, dẫn đầu là tàu đổ bộ Tỉnh Cương Sơn đã tới bãi đá James – cách Malaysia khoảng 80km, cách Brunei chưa đầy 200km và cách bờ biển Trung Quốc tới 1.800km, vượt ra cả ngoài giới hạn “bản đồ 9 đoạn” mà Trung Quốc tự đưa ra với yêu sách bao trùm hầu hết Biển Đông.
Tân Hoa Xã hôm 26/3 đưa tin, đông đảo thủy thủ trên tàu Jinggangshan, một trong 3 tàu đổ bộ dài 200m của Trung Quốc làm nhiệm vụ bảo vệ “Biển Đông, duy trì chủ quyền quốc gia và phấn đấu đạt ước mơ của Trung Hoa hùng mạnh”.
Hình ảnh tàu đổ bộ Trung Quốc ở bãi đá James hôm 26/3.
Video đang HOT
Bãi đá James Shoal nơi Hải quân Trung Quốc tràn xuống tập trận đổ bộ chỉ cách thành phố biển Bintulu của Malaysia 80 km.
Biển Đông nằm trong sự quản lý của 5 nước 6 bên, nhưng Trung Quốc trắng trợn tuyên bố chủ quyền trên gần như toàn bộ khu vực.
Ông Gary Li, nhà phân tích cấp cao thuộc Trung tâm tham vấn IHS Fairplay ở London cho rằng: “Sau những lần Hải quân PLA tuần tra Biển Đông thì việc đưa lực lượng đặc nhiệm ra khu vực này là một thông điệp đáng ngạc nhiên”.
Ông nói thêm: “Không chỉ vài tàu tuần tra mà cả một tàu đổ bộ mang theo thủy quân lục chiến và thủy phi cơ, được hỗ trợ bởi một số tàu hộ tống tốt nhất của Hải quân PLA”. Ông cho biết lực lượng đặc nhiệm cũng có nhiều chiến đấu cơ.
Cũng theo ông Gary Li: “Chúng tôi chưa bao giờ thấy bất cứ điều gì tương tự ở khu vực này cả về chất lượng lẫn số lượng … Dường như nó thể hiện tham vọng của lãnh đạo mới Trung Quốc”.
Tin tức tàu đổ bộ Trung Quốc xuất hiện ở bãi đá James đã thu hút sự chú ý của các quan chức quân sự trong khu vực. “Rõ ràng là sự thể hiện chủ quyền, với lực lượng đặc nhiệm đổ bộ”, một quan chức quan sát các diễn biến này cho biết.
Các bức ảnh cho thấy thủy quân lục chiến đổ bộ ồ ạt lên bãi biển, được thủy phi cơ và máy bay trực thăng từ tàu Jinggangshan hỗ trợ trong cuộc tập trận kéo dài vài ngày trên tất cả các khu vực mà nước này ngang nhiên tuyên bố chủ quyền trên quần đảo Trường Sa.
Trong những tháng gần đây, Trung Quốc đã đẩy mạnh hàng loạt hoạt động gây hấn trên một số vùng biển tranh chấp như biển Hoa Đông và Biển Đông. Bất chấp sự phản đối của nhiều nước Đông Nam Á, Bắc Kinh vẫn ngang nhiên đưa ra yêu sách chủ quyền bao trùm hầu như toàn bộ vùng biển này.
Theo vietbao
Trung Quốc tập trận "đánh chiếm đảo" ở Biển Đông
Trong cuộc tập trận nhiều ngày ởBiển Đông,Hạm đội Nam Hải đã dùng lính thủy đánh bộ tập "đánh chiếm" một hòn đảo đang tranh chấp.
Lính thủy đánh bộ Trung Quốc tiến hành một bài tập đánh đảo.
Theo báo Want Daily của Đài Loan Hạm đội Nam Hải của Hải quân Trung Quốc đã tiến hành một cuộc tập trận trên biển kéo dài 33 giờ từ ngày 21 đến ngày 22/3, trong vùng lãnh hải tranh chấp ở Biển Đông. Đây là tập trận thứ hai của Hải quân Trung Quốc vượt ra ngoài chuỗi đảo đầu tiên, kéo dài từ quần đảo Kuril đến Phlippines.
Trong cuộc tập trận này, Trung Quốc đã huy động nhiều máy bay chiến đấu, tàu chiến, tàu ngầm tiên tiến và các phương tiện truyền thông Trung Quốc đã đua nhau đưa tin về cuộc tập trận này.
Tàu đổ bộ hiện đại Tĩnh Cương Sơn được ba tàu khu trục Lanzhou, Yulin và Hengshui hộ tống trong cuộc tập trận này. Trong số những 4 tàu tham gia tập trận, tàu Lanzhou, Yulin đã từng hoạt động ở Vịnh Aden để chống cướp biển.
Xuất phát từ Tam Á tỉnh Hải Nam phía nam Trung Quốc, đội tàu nói trên của Hạm đội Nam Hải đã được lệnh tiến hành tập đánh chiếm "đảo D" ở Biển Đông bằng lính thủy đánh bộ.
Tư lệnh Hạm đội Nam Hải Jiang Weilie nói cuộc tập trận nói trên nhằm đảm bảo rằng Hải quân Trung Quốc có khả năng chiến đấu và giành chiến thắng trước bất mkyf kẻ địch nào.
Quân đội Trung Quốc hiện đang gây ra một mối đe dọa lớn đối với các quốc gia và vùng lãnh thổ khác cũng tuyên bố chủ chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông - trong đó có Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan.
Theo vietbao
Trung Quốc "tậu" một loạt chiến đấu cơ, tàu ngầm Nga Báo chí nhà nước Trung Quốc hôm nay 25/3 đưa tin Trung Quốc đã nhất trí mua 24 máy bay chiến đấu và 4 tàu ngầm của Nga, trong vụ mua bán công nghệ vũ khí Nga quy mô lớn đầu tiên của nước này một thập kỷ qua. Tàu ngầm lớp Lada của Nga. Tờ China Daily dẫn nguồn đài truyền hình...