Quân đội Thụy Sĩ lần đầu cho phép nữ quân nhân mặc đồ lót nữ
Quân đội Thụy Sĩ sẽ cho phép các nữ quân nhân mặc đồ lót dành cho nữ giới thay vì đồ lót nam như trước đây, nhằm chiêu mộ thêm phụ nữ gia nhập lực lượng vũ trang của nước này.
Quân đội Thụy Sĩ sẽ cho phép nữ quân nhân mặc đồ lót nữ . Ảnh: AFP/Getty Images
Theo trang The Guardian (Anh), Thụy Sĩ đã quyết định thử nghiệm trang phục lót nữ cho các nữ binh sĩ, thay vì tất cả đều mặc đồ lót nam theo quy định hiện hành.
Cho đến nay, tất cả các tân binh nữ được cho là vẫn chỉ được cấp “đồ lót nam rộng rãi, thường có kích thước quá khổ”. Trong một cuộc thử nghiệm bắt đầu vào tháng 4, quân đội Thụy Sĩ cho biết phụ nữ sẽ được cấp hai bộ đồ lót nữ, một bộ cho những tháng nóng hơn và một bộ cho những tháng lạnh hơn.
Với sự thay đổi này, lực lượng vũ trang Thụy Sĩ hy vọng sẽ gia tăng tỉ lệ nữ tân binh từ 1% lên 10% trong vòng một thập kỷ tới.
Video đang HOT
“Đồng phục vốn được thiết kế cho nam giới, nhưng nếu quân đội muốn chiêu mộ thêm nhiều nữ quân nhân hơn, thì họ cần có những biện pháp thích hợp”, nghị sĩ Marianne Binder nói.
Người phát ngôn quân đội Kaj-Gunnar Sievert nói với trang tin tức Watson của Thụy Sĩ: “Loại đồng phục cũ không đáp ứng đủ nhu cầu cụ thể của phụ nữ”. Ông Sievert cho biết thêm rằng các loại đồng phục và phụ kiện khác – bao gồm quần áo chiến đấu, áo bảo hộ và ba lô – cũng sẽ được xem xét để thay đổi.
Bộ trưởng Quốc phòng Thụy Sĩ Viola Amherd cũng hoan nghênh động thái này và nói rằng cần cải thiện “sự phù hợp” về quân phục.
Đồng phục quân đội Thụy Sĩ hiện nay vẫn là phiên bản lần đầu tiên được áp dụng từ giữa những năm 1980, Swissinfo đưa tin. Ông Sievert nhận định quy định đồ lót tiêu chuẩn này chỉ là một công cụ để hạn chế nữ giới gia nhập quân đội. Điều này phần nào đã khiến Thụy Sĩ bị tụt hậu hơn so với các quốc gia châu Âu khác.
Trang The Local ước tính quân đội Thụy Sĩ chỉ có 1% quân nhân là nữ giới. Trong khi đó, con số này tại Thụy Điển là 18%, 15% tại Pháp, Na Uy và Đức đều là 12%. Sau khi áp dụng chính sách mới nhằm khuyến khích nữ giới gia nhập quân đội, Thụy Sĩ hy vọng tỉ lệ này sẽ tăng lên gấp 10 lần vào năm 2030.
Phụ nữ và nam giới trong quân đội Thụy Sĩ có nhiệm vụ như nhau kể từ năm 2004. Một nữ quân nhân giấu tên nói rằng đồ lót “sẽ tạo ra sự khác biệt cho dù bạn phải bò trên sàn với 27kg hành lý hay ngồi yên trên ghế ở văn phòng.”
WHO muốn điều tra thêm giả thuyết nCoV lọt từ phòng thí nghiệm
Tổng giám đốc WHO kêu gọi các điều tra viên về nguồn gốc Covid-19 tìm hiểu sâu hơn giả thuyết virus vô tình bị lọt từ phòng thí nghiệm.
"Mặc dù nhóm điều tra đã kết luận việc virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm là giả thuyết ít khả năng nhất, điều này vẫn cần được điều tra thêm, có khả năng kết hợp với những nhiệm vụ bổ sung của các chuyên gia đặc biệt mà tôi đã sẵn sàng triển khai", Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus hôm nay cho biết.
Tuyên bố được ông Tedros đưa ra trong bối cảnh WHO vừa công bố báo cáo 120 trang, cho hay virus gây ra Covid-19 nhiều khả năng lây sang người từ một loài vật và bắt đầu lây lan trên người không quá 1-2 tháng trước khi nó được phát hiện vào tháng 12/2019.
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus phát biểu tại Geneva, Thụy Sĩ, hôm 18/1. Ảnh: Reuters .
Báo cáo do các chuyên gia quốc tế được WHO chỉ định và đối tác Trung Quốc biên soạn nhận định nCoV có thể lây lan thông qua một vật chủ trung gian, "rất có khả năng" là một động vật hoang dã bị bắt và nuôi trong một trang trại. Tuy nhiên, họ chưa chỉ ra được đây là loài vật nào.
Không có bất kỳ kết luận chắc chắn nào được rút ra trong báo cáo, nhưng có xếp thứ tự về khả năng của các giả thuyết theo đánh giá của các chuyên gia WHO. Họ cho rằng giả thuyết virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm "cực kỳ khó xảy ra".
Tedros hoan nghênh báo cáo và cho biết tài liệu này "giúp nâng cao đáng kể hiểu biết". Tuy nhiên, trong cuộc họp với các quốc gia thành viên WHO, ông nhấn mạnh báo cáo cũng "đặt ra thêm các câu hỏi sẽ cần được giải quyết bằng những nghiên cứu sâu hơn".
Bên cạnh đó, giám đốc WHO còn cho hay nhóm chuyên gia quốc tế "đã bày tỏ những khó khăn mà họ gặp phải trong việc tiếp cận dữ liệu thô" khi tiến hành điều tra nguồn gốc nCoV tại Trung Quốc. "Tôi hy vọng các nghiên cứu hợp tác trong tương lai sẽ bao gồm việc chia sẻ dữ liệu toàn diện và kịp thời hơn", ông nói.
Cuộc điều tra của WHO kết thúc đầu tháng trước, sau khi Mỹ dẫn đầu nỗ lực quốc tế yêu cầu tìm hiểu kỹ lưỡng nguồn gốc nCoV. Nhóm chuyên gia quốc tế đã ở Trung Quốc một tháng, trong đó có hai tuần bị cách ly và điều tra thực địa trong khoảng thời gian còn lại. Một số người tỏ ra nghi ngờ nhiệm vụ của họ, như việc họ chỉ dành một giờ để xem xét chợ hải sản Hoa Nam, nơi phát hiện ca nhiễm nCoV đầu tiên.
Dominic Dwyer, chuyên gia Australia và là thành viên nhóm điều tra của WHO, cho biết Trung Quốc đã từ chối cung cấp dữ liệu thô về 174 trường hợp nhiễm nCoV đầu tiên ở Vũ Hán, bao gồm thông tin chi tiết về các các ca bệnh. Thay vào đó, Bắc Kinh chỉ đưa ra bản báo cáo tóm tắt
Nguy cơ gia súc chết đói trên hàng chục tàu mắc kẹt ở kênh đào Suez Nhiều ngày qua, có ít nhất 20 tàu thuyền chở gia súc qua kênh đào Suez bị tắc nghẽn do có tàu mắc kẹt. Điều này làm dấy lên lo ngại về tình trạng của số gia súc này nếu tắc nghẽn tại kênh Suez còn kéo dài. Tàu neo đậu bên ngoài kênh đào Suez ở Ain Sokhna, gần kênh đào Suez,...