Quân đội Syria bị tố dùng vũ khí hóa học giết hơn 1.300 người
Phe đối lập chính ở Syria hôm nay cáo buộc quân đội dùng vũ khí hóa học để không kích các khu vực gần thủ đô, làm hơn 1.300 người thiệt mạng, nhưng chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad bác bỏ thông tin này.
Một binh sĩ phe đối lập đeo mặt nạ phòng độc thu giữ từ một nhà máy quân đội Syria. Ảnh: AFP
Ủy ban Điều phối Địa phương (LCC), một mạng lưới của các nhà hoạt động chống chính quyền Syria, ban đầu cáo buộc hàng trăm người ở các vùng thuộc phe đối lập gần thủ đô Damascus đã thiệt mạng do hít phải khí gas độc từ phe chính phủ.
Theo AFP, trong các video chưa được xác thực mà các nhà hoạt động công bố hôm nay, các y bác sĩ đang vội vã hô hấp cho các trẻ em bị ngạt thở và các bệnh viện đều đặc kín người. Hàng chục người khác nằm la liệt trên mặt đất, một số người được phủ khăn trắng.
Video đang HOT
LCC cũng cho hay, “ở Ghouta, vùng ngoại ô phía đông Damascus, các chiến đấu cơ đang quần thảo, trong khi cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học vẫn tiếp diễn, làm hàng trăm người thiệt mạng và bị thương, trong đó có những gia đình bị xóa sổ hoàn toàn”.
Liên minh Quốc gia chỉ trích cuộc tấn công “đã giết chết mọi hy vọng về một giải pháp chính trị ở Syria”.
Tin tức về các vụ tấn công hóa học được các nhà hoạt động cập nhật suốt sáng nay. Liên minh đối lập kêu gọi Hội đồng Bảo an phải tổ chức một cuộc họp khẩn cấp.
Ngoại trưởng Anh William Hague cho biết sẽ đề xuất cáo buộc về tấn công bằng vũ khí hóa học lên Hội đồng Bảo an. Ông quan ngại sâu sắc về những thông tin trên và cho hay nếu chúng được xác thực thì đây một sự leo thang kinh hoàng của cuộc nội chiến đã kéo dài 29 tháng ở Syria.
Tuy nhiên, hãng thông tấn nhà nước Sana, đã lên tiếng bác bỏ những thông tin về việc sử dụng vũ khí hóa học ở Ghouta. “Đây là một nỗ lực nhằm cản trở ủy ban điều tra của Liên Hợp Quốc làm nhiệm vụ”, hãng tin khẳng định.
Hãng này mô tả vụ tấn công hôm nay là “một loạt hoạt động của các đơn vị quân sự nhằm chống lại các nhóm khủng bố”, “tiêu diệt một vài kẻ trong số đó và phá hủy nơi trú ẩn của chúng”.
Trong một tuyên bố, quân đội Syria cũng lên án “những cáo buộc vô giá trị, vô nghĩa và hoàn toàn vô căn cứ” của phe đối lập, mô tả đây là “một nỗ lực tuyệt vọng nhằm che giấu sự thất bại của họ trên chiến trường”.
Chính phủ Syria lẫn phe đối lập thường xuyên cáo buộc nhau sử dụng vũ khí hóa học. Một phái đoàn thanh sát viên của Liên Hợp Quốc vừa tới Syria hôm 18/8 để điều tra vũ khí hóa học. Chính phủ Syria hoan nghênh sự hiện diện này và cam kết sẽ hợp tác để phái đoàn hoàn thành nhiệm vụ.
Theo Anh Ngọc
Tiết lộ của một cựu tướng về vũ khí chết người ở Syria
Một vị cựu tướng phụ trách chương trình vũ khí hóa học ở Syria nói rằng ông không nghi ngờ về việc Tổng thống Bashar al-Assad sẽ sử dụng loại vũ khí chết người này nhằm bấu víu quyền lực và đè bẹp các cuộc nổi dậy.
Tướng về hưu Adnan Sillou.
"Chính quyền Syria bắt đầu sụp đổ và đi đến hồi kết thúc - tướng về hưu Adnan Sillou nói trong một cuộc phỏng vấn tại một khách sạn gần biên giới phía nam giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Syria. - Rất có thể ông Assad sẽ sử dụng vũ khí hóa học để giết hại chính người dân của mình, bởi chế độ này là một cỗ máy giết người".
Phát biểu với ABC News, ông Sillou cho hay ông là người đứng đầu chương trình vũ khí hóa học của Syria cho đến tận tháng 9.2008, chịu trách nhiệm huấn luyện binh lính đối phó các cuộc tấn công và tiếp xúc với vũ khí, cũng như mua sắm các thiết bị an toàn để bảo vệ.
Ông liệt kê các thành phần chủ yếu trong kho vũ khí hóa học của Syria là khí gas mù tạt, sarin, VX và chất độc thần kinh. Ông Sillou cáo buộc lực lượng của Tổng thống Assad đã phun thuốc trừ sâu và rải phốtpho trắng. "Họ là những kẻ điên cuồng. Đơn giản, họ chỉ muốn giết người".
Ông Sillou tin rằng, chính quyền Syria sẽ tiếp tục sử dụng các loại vũ khí hóa học độc hại hơn nếu như Aleppo- thành phố đông dân nhất Syria, nơi giao tranh nổ ra trong nhiều tháng- rơi vào tay quân nổi dậy.
Tháng 7, Sillou rời Syria đến Thổ Nhĩ Kỳ sau 4 năm giải ngũ. Ông giữ cương vị cuối cùng trong suốt 6 năm, là chỉ huy quyền lực thứ hai- chỉ đứng sau Said Ali Khalil, một thành viên giáo phái Alawite của Tổng thống Asssad.
Sau khi đào thoát, Sillou cho biết ông được một nhân viên cơ quan tình báo trung ương ở Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ thẩm vấn. Cuộc hỏi- đáp kéo dài 3 tiếng và đó là liên hệ cuối cùng của ông với người này cũng như bất kỳ cơ quan tình báo nào khác.
Chương trình vũ khí hóa học của Syria khiến cả thế giới lo ngại. Tổng thống Obama và các nhà lãnh đạo khác đã sử dụng cụm từ "ranh giới đỏ" và kêu gọi Syria không được sử dụng loại vũ khí chết người này.
Cựu tướng Sillou cũng bày tỏ lo ngại về sự an toàn của hàng chục kho vũ khí hóa học ở Syria, nhưng lập luận rằng những kho vũ khí này được phát triển như một đối trọng với nước láng giềng Israel. Song Sillou cho rằng, Syria sẽ chỉ dùng vũ khí hóa học để chống lại các thế lực nước ngoài nếu Syria bị tấn công.
Hiện Sillou đang hy vọng gắn kết được một lữ đoàn có tên gọi "Mountain Heroes"- bao gồm khoảng 2.000 người- để giúp đảm bảo an toàn các cơ sở vũ khí hóa học. "Tôi đã đào tạo họ và hy vọng Mỹ sẽ hỗ trợ tiền bạc cùng vũ khí tiên tiến để bảo vệ những kho này".
Theo laodong
Assad ngạo nghễ cười nhạo phe nổi dậy Tổng thống Bashar al-Assad hôm qua (4/8) đã lên tiếng miêu tả nhóm Liên minh Quốc gia đối lập chính (phe nổi dậy) là "một sự thất bại" và rằng lực lượng này chẳng thể có vai trò gì trong việc kết thúc cuộc nội chiến ở Syria. Tổng thống Assad chưa bao giờ tự tin về một chiến thắng như lúc này....