Quân đội Sudan bắt giữ nhiều đối tượng liên quan âm mưu đảo chính
Ngày 21/9, quân đội Sudan thông báo đã đập tan một âm mưu đảo chính và hiện lực lượng an ninh đã hoàn toàn kiểm soát tình hình.
Binh sĩ được triển khai tại Nam Sudan. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Tuyên bố trên kênh truyền hình quốc gia, người phát ngôn quân đội Sudan Mohamed Al Faki Suleiman cho biết giới chức cũng đang tiến hành thẩm vấn các nghi can tham gia âm mưu đảo chính và quân đội sẽ sớm đưa ra thông báo sơ bộ.
Hãng tin Reuters (Anh) dẫn một nguồn tin chính phủ cho biết nhóm nghi phạm âm mưu giành quyền kiểm soát trụ sở đài phát thanh nhà nước ở Omdurman, nằm ở bên kia bờ sông Nile đoạn chảy qua thủ đô Khartoum.
Video đang HOT
Các lực lượng an ninh đã kịp thời phản ứng linh hoạt và bắt giữ nhiều đối tượng liên quan. Reuters dẫn một nhân chứng tại hiện trường cho biết quân đội đã điều động xe tăng phong tỏa lối lên cây cầu nối thủ đô Khartoum với Omdurman. Sputniknews tiết lộ quân đội Sudan đã bắt giữ “các sĩ quan lên kế hoạch cho cuộc đảo chính”.
Trước đó, hồi tháng 4/2019, một cuộc đảo chính quân sự xảy ra tại Sudan, lật đổ cựu Tổng thống Omar al-Bashir, người đã lãnh đạo đất nước trong 30 năm. Hiện Chính phủ Sudan là mô hình chia sẻ quyền lực giữa các lực lượng quân đội và dân sự. Chính quyền quân sự và dân sự của Sudan đã đồng ý giai đoạn chuyển tiếp bao gồm cải cách chính trị và kinh tế quy mô lớn.
Biểu tình ở Myanmar vẫn tiếp tục ngay sau khi hàng trăm người bị bắt
Hôm 27/2, những người phản đối chế độ quân sự ở Myanmar tiếp tục tuần hành, dù lực lượng an ninh đã bắt giữ hơn 470 người trong cuộc biểu tình trước.
Các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ ở Myanmar không hề có dấu hiệu lắng xuống. Hàng trăm người đã đổ ra đường ở thành phố Yangon vào sáng sớm Chủ Nhật, trong đó có nhiều người mặc đồ bảo hộ.
Chỉ một ngày trước đó, lực lượng an ninh nước này tiến hành cuộc đàn áp lớn nhất, bắt giữ hàng trăm người biểu tình và bắn bị thương ít nhất một người.
Các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ ở Myanmar không hề có dấu hiệu lắng xuống. (Ảnh: Reuters)
Hôm 26/2, cảnh sát Myanmar áp dụng biện pháp mạnh với các cuộc biểu tình trên khắp đất nước. Họ sử dụng cả đạn hơi cay, lựu đạn gây choáng và bắn cảnh cáo. Các nhân chứng cho biết nhiều người bị tấn công bởi cảnh sát và nhân viên an ninh mặc thường phục.
Đài truyền hình nhà nước Myanmar đưa tin hơn 470 người đã bị bắt trong cuộc trấn áp. Trong số những người bị bắt giữ có cả các nhà báo, phóng viên. Một phụ nữ tham gia biểu tình ở thị trấn Monwya phải nhập viện vì bị cảnh sát bắn.
Đại diện cho quân đội, Tướng Min Aung Hlaing cho biết lực lượng an ninh đã hạn chế sử dụng vũ lực. Tuy nhiên, vẫn có ít nhất 3 người dân và một cảnh sát chết trong các cuộc trấn áp.
Sự kiện hôm 26/2 xảy ra sau khi Đại sứ Liên hợp quốc của Myanmar Kyaw Moe Tun kêu gọi sự giúp đỡ từ quốc tế để chấm dứt cuộc đảo chính ở nước này. Ông Moe Tun sau đó bị sa thải vì tội danh "phản bội tổ quốc" và "lạm dụng quyền, chức trách của đại sứ".
Tuy nhiên, Liên hợp quốc vẫn chưa chính thức công nhận quân đội là chính phủ mới của Myanmar.
Trong lịch sử, các tướng lãnh của Myanmar thường nhún nhường trước áp lực ngoại giao. Quân đội nước này đã hứa sẽ tổ chức một cuộc bầu cử mới nhưng chưa đưa ra thời gian cụ thể.
Bà Aung San Suu Kyi đối mặt tội danh mới Bà Aung San Suu Kyi chịu thêm cáo buộc vi phạm Luật Quản lý thảm hoạ quốc gia nhưng chưa rõ liên quan đến vấn đề nào. Theo BBC, đây là tội danh thứ 2 mà bà Suu Kyi phải đối mặt. Trước đó, nữ chính trị gia Myanmar bị buôc tôi nhập khẩu và tàng trữ trái phép các thiết bị bộ...