Quân đội Putin nắm giữ bí mật về ’sứ giả chiến tranh’ của Mỹ
Các quân nhân Syria đã chuyển giao cho phía Nga hai tên lửa còn nguyên vẹn chưa nổ, trong đó có tên lửa khét tiếng “Tomahawk”.
Đại tá Nga Sergei Rudskoi công bố về vũ khí Mỹ mà phía Nga đang nắm giữ.
Đại tá Nga Sergei Rudskoi thuộc Cục điều hành chiến dịch chính thuộc Bộ Tổng Tham mưu Nga cho biết các chuyên gia vũ khí Nga đã kiểm tra vũ khí được sử dụng trong cuộc tấn công của Mỹ tại Syria.
Các lực lượng Mỹ, Anh và Pháp đã phóng 103 tên lửa trong một cuộc tấn công vào các phòng thí nghiệm vũ khí hóa học ở Syria.
Theo tuyên bố của các nhà quân sự Nga, phần lớn tên lửa mà lực lượng liên minh phóng vào Syria đã bị lực lượng phòng không của nước này bắn hạ, một số bị vỡ trong khi bay, còn số bay tới mục tiêu là không quá 22 tên lửa trong tổng số 105. Trong khi đó các tên lửa “thông minh” trong đó có tên lửa hành trình Tomahawk- được mệnh danh là sứ giả chiến tranh mà tổng thống Donald Trump lệnh điều đến đã rơi vào nhà chứa máy bay và các tòa nhà.
“Ở bất cứ nước nào, các chủ thể dùng làm nơi nghiên cứu sáng chế vũ khí hóa học và bảo quản đạn dược cũng đều được canh phòng cẩn mật vì có độ nguy hiểm lớn đối với cư dân. Tuy nhiên, những nơi mà tên lửa bắn vào thì không có gì tương tự như các đối tượng trên. Ở đó chỉ là những tòa nhà bình thường”, vị tướng Nga cho biết.
Tướng Nga cho biết, những vũ khí của Mỹ đang được phía Nga kiểm tra và kết quả của công việc này sẽ giúp cải thiện vũ khí của Nga.
Video đang HOT
Tomahawk là loại tên lửa hành trình có độ chính xác cực cao, được quân đội Mỹ ưu tiên trang bị trên tất cả các phương tiện chiến đấu của cả hải quân, không quân lẫn lục quân. Đây đồng thời cũng là vũ khí răn đe chủ yếu của sức mạnh Mỹ hiện nay.Sau cuộc tấn công, mà Matxcơva và Damascus coi là hành động gây hấn xâm lược, ban lãnh đạo Syria đã quyết định thực hiện hàng loạt thay đổi trong hệ thống phòng không. Ngoài ra, như tướng Rudskoi thông báo, phía Nga sẽ sớm cung cấp cho Syria những phương tiện phòng không mới.
Theo Danviet
Mỹ tiết lộ tham vọng "độc chiếm" thị trường vũ khí
Kế hoạch mới của chính quyền Tổng thống Donald Trump sẽ giúp đồng minh và đối tác của Mỹ giảm sự phụ thuộc vào hệ thống vũ khí của Trung Quốc và Nga.
Dỡ bỏ rào cản
Song song với mục tiêu giữ vững cương vị là nhà xuất khẩu vũ khí lớn nhất thế giới, Tổng thống Mỹ Donald Trump muốn mở cánh cửa giúp các đồng minh và đối tác của nước này tiếp cận dễ dàng hơn với các loại vũ khí của Mỹ. Đây chính là lý do ngày 19/4, Nhà Trắng công bố kế hoạch đầy tham vọng nhằm đẩy nhanh tiến trình chuyển giao vũ khí. Theo kế hoạch, Mỹ xem xét dỡ bỏ những quy định hoặc chính sách mà bấy lâu nay hạn chế những cơ hội tiềm năng về xuất khẩu vũ khí cho các doanh nghiệp quốc phòng.
Chính sách mới nhằm thúc đẩy việc bán vũ khí Mỹ cho đồng minh. Ảnh: military.com.
Kể từ khi lên nắm quyền, Tổng thống Donald Trump luôn ấp ủ "hoài bão" mở rộng thị trường xuất khẩu vũ khí. Ở thời điểm hiện tại, để thực hiện các thương vụ mua bán, Tổng thống cần phải tiến hành tiếp xúc trực tiếp với các nhà lãnh đạo nước ngoài, đề xuất và ký kết các hợp đồng.
Còn theo đề xuất chính sách mới về Chuyển giao vũ khí thông thường (CAT) và xuất khẩu Hệ thống vũ khí không người lái (UAS), các công ty quốc phòng tư nhân của Mỹ sẽ được phép bán trực tiếp một số loại vũ khí thông thường và nhiều thiết bị không người lái mang tính sát thương mọi kích cỡ cho đối tác mà không cần sự cho phép của chính phủ. Ông Peter Navarro, trợ lý tổng thống về chính sách thương mại và sản xuất cho biết, điều này phù hợp với phương châm mà Tổng thống Donald Trump nhiều lần khẳng định: "Mua hàng Mỹ. Thuê người Mỹ".
Trong bối cảnh Mỹ đang nỗ lực cân bằng thương mại với phần còn lại của thế giới, việc thúc đẩy kinh tế thiên về xuất khẩu và mở rộng ngành công nghiệp quốc phòng là bước đi quan trọng và hợp lý, thể theo đúng chính sách "Nước Mỹ trên hết" của ông Trump.
Đại sứ Tina S.Kaidanow, Phó Trợ lý Ngoại trưởng thứ nhất, phụ trách các vấn đề chính trị - quân sự, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, đề xuất mới sẽ đẩy mạnh tính linh hoạt của các công ty quốc phòng, tạo điều kiện cho họ tự tìm kiếm đối tác tiêu thụ vũ khí. Tuy nhiên đề xuất này vẫn cần phải được Quốc hội thông qua. Theo Reuters, trong số các hãng dự kiến sẽ hưởng lợi từ chính sách mới có Boeing, Lockheed Martin, Raytheon, General Dynamics và Northrop Grumman Corp.
Thứ tự các quốc gia mua vũ khí của Mỹ từ 2011 đến 2015. Ảnh: CNN.
Tham vấn "ông lớn" trong ngành quốc phòng
Chính phủ sẽ tham vấn với các đối tác trong ngành công nghiệp quốc phòng trong 2 tháng tới để thực hiện mục tiêu, và hối thúc chính trị gia Mỹ hành động nhiều hơn nữa cho đẩy mạnh việc bán vũ khí, phục vụ lợi ích của Mỹ tại nước ngoài.
Hãng tin CNN dẫn lời một quan chức trong Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết: "Sẽ không có tổ chức hay cơ quan nào ủng hộ và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp quốc phòng của Mỹ hơn chính phủ nước này. Chúng tôi mong muốn thảo luận thêm với những nhân vật chủ chốt trong ngành này cách thức tốt nhất để đẩy mạnh xuất khẩu trong khi vẫn đảm bảo công ăn việc làm cho người dân Mỹ".
Ông Navarro cũng cáo buộc chính phủ tiền nhiệm cho phép các quốc gia khác phát triển bản sao của những loại máy bay không người lái của Mỹ, viện dẫn bằng chứng các hệ thống này đã được triển khai và sẵn có tại nhiều khu vực, chẳng hạn như Trung Đông.
Cải cách chính sách xuất khẩu vũ khí
Thời gian gần đây, chính quyền Tổng thống Donald đã ký kết nhiều thỏa thuận về mua bán vũ khí, trị giá hàng tỉ đô la Mỹ, với nhiều nước đồng minh ở Châu Âu, Châu Á cũng như khu vực Trung Đông. Theo thống kê, gần một nửa (49%) lượng vũ khí xuất khẩu của Mỹ là tới Trung Đông. Các quốc gia Trung Đông nhập khẩu vũ khí nhiều nhất phải kể đến như là Saudi Arabia (thứ 2 thế giới), Ai Cập (thứ 3) và UAE (thứ 4). Israel, Iraq và Qatar cũng là những nước mua vũ khí chính trong khu vực.
Bất chấp những con số biết nói nêu trên, Tổng thống Donald Trump vẫn bày tỏ thất vọng về những gì ông xem là hạn chế trong chính sách của Mỹ. Phát biểu trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại Washington hôm 18/4, Tổng thống Trump nói chính quyền của ông đang tìm cách "đi đường vòng" để tránh quy trình phức tạp tại Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng để xúc tiến việc bán vũ khí cho Tokyo và các đồng minh khác.
Giải thích phát ngôn của nhà lãnh đạo Mỹ, ông Navarro cho biết: "Trong một thời gian dài, chúng tôi đã tự "bó chân" của mình, hạn chế khả năng cung cấp cho đồng minh và các đối tác những loại vũ khí phòng vệ mà họ cần, ngay cả khi nhận thấy điều này có lợi cho nước Mỹ. Tuy nhiên với chính sách CAT mới, cải cách từ chính sách lỗi thời năm 2014 của người tiền nhiệm, chúng tôi đảm bảo gạt bỏ lo lắng của đồng minh".
Ông Navarro nhấn mạnh, chính sách mới về xuất khẩu vũ khí không chỉ giúp cải thiện an ninh quốc gia Mỹ mà còn có lợi cho đồng minh: "Các đối tác mua vũ khí của Mỹ sẽ tăng cường khả năng tự phòng vệ trước những mối đe dọa bên ngoài mà không cần hoặc cần ít sự hiện diện của binh sỹ Mỹ trên đất nước họ. Bên cạnh đó, họ có thể sát cánh chiến đấu cùng chúng tôi. Hơn nữa, đồng minh của Mỹ cũng sẽ giảm sự phụ thuộc vào "hàng nhái" của Trung Quốc và hệ thống vũ khí của Nga."
Theo Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm, hay SIPRI, Mỹ là quốc gia đứng đầu thế giới về xuất khẩu vũ khí giai đoạn từ năm 2012 đến 2016, với tỉ lệ 33% kim ngạch xuất khẩu vũ khí toàn cầu. Nga đứng thứ hai, chiếm 23%. Còn Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng cho biết, chính phủ Mỹ đã bán lượng vũ khí trị giá gần 42 tỷ USD cho các đối tác nước ngoài vào năm 2017.
Theo Hồng Anh
VOV
Sức mạnh tác chiến trong đêm của quân đội Mỹ Tác chiến trong đêm thường được xem là nhiệm vụ khó khăn, song các lực lượng quân sự Mỹ vẫn cho thấy năng lực hoạt động hiệu quả nhờ sự hỗ trợ đắc lực của các công nghệ hiện đại. Tàu tuần dương mang tên lửa USS Monterey của Hải quân Mỹ phóng tên lửa tấn công Tomahawk trong đêm. (Ảnh: US Navy)...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

WHO họp hoàn thiện hiệp ước phòng chống đại dịch trong tương lai

Mỹ đẩy mạnh khai thác khoáng sản tại Trung Á: Bước đi chiến lược cạnh tranh với Trung Quốc?

Meta đứng trước nguy cơ mất hai nền tảng Instagram và WhatsApp

WHO: Afghanistan đối mặt cuộc khủng hoảng y tế nghiêm trọng

Ngành hàng xa xỉ toàn cầu trước sóng gió từ cuộc chiến thuế quan Mỹ - Trung

Thổ Nhĩ Kỳ trở lại 'vũ đài' an ninh châu Âu: Cơ hội vàng sau khủng hoảng Ukraine

IMF: Số người di cư và tị nạn toàn cầu tăng gần gấp đôi trong 3 thập kỷ

Trái phiếu châu Á - kênh đầu tư hấp dẫn trong kỷ nguyên thuế quan

Bloomberg tiết lộ biện pháp trả đũa mới của Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại với Mỹ

OPEC+ tiếp tục tăng sản lượng dầu thô trong tháng 3

Iran thông báo 'lằn ranh đỏ' trong đàm phán với Mỹ

Nỗi lo thất nghiệp tăng cao nhất ở Mỹ kể từ sau đại dịch
Có thể bạn quan tâm

Dốc hết tài sản cho con trai, mẹ nhận về trái đắng ở tuổi xế chiều
Góc tâm tình
08:40:59 16/04/2025
5 thức uống buổi sáng giúp da đẹp, dáng thon
Làm đẹp
08:40:19 16/04/2025
Quảng Bình - điểm đến của du khách trong nước và quốc tế
Du lịch
08:37:42 16/04/2025
Các thiết bị hiện có thể nhận được Android 16 beta
Thế giới số
08:37:38 16/04/2025
Nóng: Cảnh sát công bố kết quả xét nghiệm ma túy của "ngọc nữ showbiz"
Sao châu á
08:05:48 16/04/2025
Lộ clip Trấn Thành khóc nức nở ở nhà riêng
Hậu trường phim
08:01:20 16/04/2025
Ô tô giá rẻ ồ ạt nhập khẩu về Việt Nam, thị trường bùng nổ ưu đãi
Ôtô
08:00:18 16/04/2025
Cha tôi, người ở lại - Tập 26: Bố Bình đau thắt lòng nhìn Việt bị sếp mắng chửi
Phim việt
07:47:35 16/04/2025
Trên tay Prince of Persia: The Lost Crown - iPhone 16 series đã xử lý "mượt mà" bom tấn AAA này như thế nào?
Mọt game
07:46:20 16/04/2025