Quân đội Nhật bắt đầu được tham chiến ở nước ngoài
Nội các cho phép quân đội Nhật tham chiến ở nước ngoài, báo Trung Quốc cho rằng Bắc Kinh phải chuẩn bị sẵn sàng cho mọi tình huống ở Biển Đông.
Chophép quân đội Nhật tham chiến ở nước ngoài
Nội các Nhật Bản ngày 14/5 đã thông qua dự luật về an ninh, theo đó sẽ mở rộng đáng kể quy mô các hoạt động của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF) ở nước ngoài, trong đó có việc thực thi quyền phòng vệ tập thể.
Theo đó, một dự luật dài hạn mới sẽ cho phép SDF cung cấp hỗ trợ hậu cần cho các quân đội nước ngoài trong các hoạt động gìn giữ hòa bình quốc tế, trong khi dự luật còn lại sẽ bao gồm việc xem xét lại 10 đạo luật liên quan đến lĩnh vực an ninh hiện hành.
Chính phủ Nhật Bản và liên minh cầm quyền cam kết xúc tiến để các dự luật trên được ban hành trong mùa Hè này. Nhưng các đảng đối lập đang kêu gọi cần có đủ thời gian để Quốc hội thảo luận nhằm xoa dịu những quan ngại của dư luận về luật trên.
Bước ngoặt nói trên sẽ mở đường cho Nhật Bản đóng vai trò lớn hơn trong hợp tác đồng minh song phương khi Tokyo và Washington đang đối mặt với các thách thức an ninh hiện nay. Tuy nhiên, đây là một thách thức đối với Trung Quốc.
Thời gian qua, Trung Quốc liên tục thực hiện chiến lược ngoại giao cứng rắn đối với các quốc gia trong khu vực, nhất là đối với những nước có tranh chấp chủ quyền lãnh thổ. Cụ thể, Trung Quốc đã thiết lập vùng Nhận dạng phòng không (ADIZ) chồng lấn lãnh thổ Nhật Bản, mở rộng các hành động đơn phương trên Biển Đông và biển Hoa Đông, cũng như tại khu vực biên giới đang tranh chấp với Ấn Độ.
Điều đó khiến Nhật Bản và Mỹ lo ngại tình hình an ninh tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương trở nên căng thẳng và diễn biến phức tạp.
Một khi SDF được mở rộng vai trò và quy mô, Toko có thể tham gia sâu hơn vào các cuộc tranh chấp ở Biển Đông. Nó cho phép Tokyo cung cấp sự hậu thuẫn về hậu cần và không mang tính chiến đấu cho quân đội Mỹ trong những cuộc xung đột ở bên ngoài “những khu vực xung quanh Nhật Bản”.
Video đang HOT
Sự giúp đỡ này bao gồm việc cung cấp nhiên liệu và đạn dược cho các tàu thuyền Mỹ ở bất kỳ nơi đâu nếu Tokyo thấy có nguy cơ xảy ra đối với an ninh của họ. Điều này đồng nghĩa với việc dự luật mới có thể kéo Tokyo vào cuộc đối đầu ở Biển Đông.
Đây là điều Trung Quốc không hề mong muốn.Trước đây, khi nói về việc thay đổi hiến pháp của Nhật Bản, người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh phát biểu tại cuộc họp báo ở Bắc Kinh: “Chúng tôi hi vọng Nhật Bản có thể nghiêm túc nhìn lại các bài học trong lịch sử, kiên trì với đường lối phát triển hòa bình… và đóng vai trò tích cực trong khu vực châu Á”.
Trung Quốc cũng từng nhiều lần cảnh cáo Nhật Bản tránh xa tranh chấp chủ quyền của nước này với các nước láng giềng ở Biển Đông.
Trung Quốc: Phải chuẩn bị mọi tình huống ở Biển Đông
Mới đây nhất, Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc liên tục có bài viết đe doạ hiếu chiến ở Biển Đông.
Công trình trái phép của Trung Quốc trên đảo Gạc Ma
Theo báo GDVN, ngày 13/5, Nhân dân Nhật báo dẫn bình luận của chuyên gia quân sự Lương Phương cho rằng: “Nếu các nước khác liên tục khiêu khích Trung Quốc ở Biển Đông, nắn gân phản ứng của chúng ta, chúng ta quyết không thể chỉ nghe mà bỏ qua”.
Hiện tại vũ khí trang bị của hải quân Trung Quốc ở Biển Đông theo Lương Khắc là đã được bố trí hợp lý, vũ khí tiên tiến, Bắc Kinh có thực lực bảo vệ yêu sách chủ quyền (vô lý, phi pháp) của mình.
Nhân Dân nhật báo nói rằng Bắc Kinh cần phải chuẩn bị sẵn sàng cho mọi tình huống ở Biển Đông, kể cả là xung đột.
Tiếp đó, ngày 14/5, Nhân Dân nhật báo lại có bài xã luận kêu gọi Bắc Kinh “phản chế” nếu Mỹ thực sự kéo tàu chiến, máy bay vào phạm vi 12 hải lý xung quanh đảo nhân tạo mà Bắc Kinh xây dựng bất hợp pháp trên 7 bãi đá trong quần đảo Trường Sa.
Nhân Dân nhật báo tiếp tục lặp lại luận điệu, Trung Quốc chỉ xây dựng đảo nhân tạo cho mục đích hòa bình, tránh bão gió còn mục đích quân sự hay khống chế Biển Đông chỉ là sự “tưởng tượng” của Mỹ. Nếu Mỹ kéo tàu chiến máy bay vào gần các đảo này, Bắc Kinh sẽ đáp trả, lúc đó gần như Trung – Mỹ lật bài ngửa với nhau ở Biển Đông.
Tờ báo này bình luận, vì Mỹ và Trung Quốc đều là hai nước có quân đội mạnh hàng đầu thế giới, một khi nổ ra xung đột thì Biển Đông sẽ trở thành điểm nóng nguy hiểm nhất thế giới.
Cho nên nếu ai nghĩ rằng tàu chiến máy bay Mỹ áp sát các đảo nhân tạo này mà Trung Quốc không làm gì là hết sức “ngây thơ”. Nhân dân Nhật báo nhắc lại, Trung Quốc vẫn là nước lớn, hơn nữa lại còn là một cường quốc hạt nhân.
An Nhiên (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Thủ lĩnh IS kêu gọi người ủng hộ nổi dậy
Nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) hôm qua công bố một đoạn ghi âm của thủ lĩnh Abu Bakr al-Baghdadi, trong đó kêu gọi những người ủng hộ trên khắp thế giới tham chiến hoặc cầm vũ khí nổi dậy ở bất kỳ nơi nào họ sống.
Thủ lĩnh IS Abu Bakr al-Baghdadi. Ảnh: AP
Trong đoạn ghi âm do kênh truyền thông al-Furqan của IS đưa ra và đăng tải trên nhiều trang web, Baghdadi nói rằng "không có lý do gì để bất kỳ người Hồi giáo nào từ chối gia nhập IS".
"Tham gia vào cuộc chiến là nhiệm vụ của mọi người Hồi giáo. Chúng tôi kêu gọi các bạn tham gia hoặc cầm vũ khí chiến đấu ở bất kỳ nơi nào các bạn sống", Reuters dẫn lời y nói.
Baghdadi cũng đe dọa chính quyền Arab Saudi mà y xem là kẻ thù rằng thời đại của họ "sắp kết thúc" và ảnh hưởng của IS trong cộng đồng người Hồi giáo dòng Sunni đang ngày càng gia tăng.
Arab Saudi đang dẫn đầu liên minh các nước vùng Vịnh và Arab chống lại các phiến quân người Shi'ite Houthi ở Yemen.
Nếu đoạn ghi âm trên được xác thực, đây sẽ là thông điệp đầu tiên của Baghdadi sau khi có những thông tin cho hay y đã bị thương hồi đầu năm ở Iraq. Một số nguồn tin cho rằng y không còn lãnh đạo IS, thậm chí đã chết.
Baghdadi từng đưa ra một số thông điệp ghi âm kể từ khi tuyên bố thành lập IS nhưng chỉ xuất hiện một lần trong video sau khi nhóm khủng bố chiếm giữ thành phố Mosul của Iraq hồi năm ngoái.
Các phiến quân của IS cho hay họ thường xuyên nhìn thấy y trên chiến trường, chỉ đạo cuộc chiến hoặc kiểm tra các chiến binh. Y bị thương trong một trận chiến ở Syria năm ngoái.
Kết thúc thông điệp, Baghdadi chào những kẻ trung thành với IS ở một số nước, trong đó có Ai Cập. Y kêu gọi họ "kiên định" và nói rằng "kẻ thù đang ngày một yếu đi còn các bạn đang ngày càng mạnh lên".
Anh Ngọc
Theo VNE
Hơn 200 lính Nga đã tử trận ở Ukraine ? Các nhà hoạt động đối lập tại Nga ngày 12.5 đã công bố bản báo cáo của lãnh đạo bị ám sát Boris Nemtsov, được cho là "bằng chứng hùng hồn" cho thấy đã có ít nhất 220 lính Nga tử trận tại miền đông Ukraine. Ông Ilya Yashin, thành viên đảng đối lập Cộng hòa Nga - Tự do Nhân dân (RPR-PARNAS)...