Quân đội Nga tiếp nhận tên lửa không đối không cải tiến từ R-73
Theo giám đốc công ty thiết kế Duks, quân đội Nga đã bắt đầu được bàn giao loại tên lửa không đối không tầm ngắn mới, phát triển dựa theo tên lửa R-73.
“Chúng tôi đã hoàn thành việc phát triển một loại tên lửa mới dựa theo R-73 và bắt đầu bàn giao cho quân đội”, giám đốc của công ty Duks, ông Yuri Klishin nói với hãng tin Sputnik vào hôm 2-6.
Tên lửa mới sẽ hiệu quả hơn 25 – 30% so với R-73
Hiện nay, tên lửa R-73 có trọng lượng 110 kg và được đánh giá là vô cùng nguy hiểm do nó có thể tự động hướng đến mục tiêu mà không cần sự can thiệp của phi công, ngoài ra, động cơ đặc biệt giúp nó dễ dàng điều hướng để đuổi theo mục tiêu với tốc độ tối đa lên đến 2.500 km/h. Tên lửa R-73 có khả năng hạ được mục tiêu từ độ cao 5m đến 20km trong khoảng cách 30km.
Ông Klishin không nói rõ tên của loại tên lửa mới nhưng tiết lộ, nó sẽ có đầu đạn dẫn đường chính xác bằng tia hồng ngoại, được tăng cường khả năng tấn công mục tiêu góc hẹp và tránh được các loại thiết bị dò tìm tín hiệu của đối phương. Nhìn chung, loại tên lửa mới sẽ hiệu quả hơn khoảng 25 đến 30% so với R-73 và tầm bắn cải thiện vào khoảng 40 đến 50km.
Video đang HOT
Theo_An ninh thủ đô
Ukraine cải tiến tên lửa không đối không R-27 VN có dùng
Ukraine đang phát triển phiên bản mới của tên lửa không đối không R-27 do Liên Xô phát triển, biến thể này có thể phóng từ mặt đất thay vì máy bay.
Ukraine đang phát triển phiên bản mới của tên lửa không đối không R-27 do Liên Xô phát triển, biến thể này có thể phóng từ mặt đất thay vì máy bay.
Theo tạp chí quân sự Jane's, trong nỗ lực giảm bớt sự phụ thuộc vào các hợp đồng quốc phòng với đối tác Nga, công ty Artem và Radionix của Ukraine đã cùng nhau hợp tác phát triển một biến thể mới của tên lửa không đối không R-27 (Định danh NATO là AA-10 Alamo).
R-27 là mẫu tên lửa không đối không tầm trung do Liên Xô phát triển, cụ thể hơn là Cục thiết kế Vympel có trụ sở chính ở Moscow. Tuy nhiên dây chuyền sản xuất của R-27 cũng như nhiều mẫu tên lửa không đối không khác của Liên Xô đều được lắp ráp tại nhà máy Artem gần thủ đô Kiev của Ukraine.
Tên lửa không đối không tầm trung R-27.
Sau sự sụp đổ của Liên Xô, Artem tiếp tục sản xuất một dòng tên lửa có từ thời Liên Xô và trở thành một trong nhà cung cấp tên lửa chính cho Quân đội Nga và xuất khẩu cho một số quốc gia đang sử dụng các loại máy bay chiến đấu do Nga chế tạo (trong đó có Việt Nam).
Tuy nhiên, sau khi tình hình bất ổn ở Ukraine nổ ra cùng với đó là lệnh cấm vận vũ khí từ cả Moscow và Kiev, kéo theo mối quan hệ hợp tác giữa Artem và Vympel hoàn toàn bị đóng băng. Chính vì lý do này mà Artem đang muốn phát triển một mẫu tên lửa đất đối không thế hệ mới dựa trên thiết kế của R-27.
Một mguồn tin thuộc ngành công nghiệp quốc phòng Ukraine tiết lộ với Jane's cho biết, biến thể đất đối không của R-27 do Artem phát triển sẽ có sự thay đổi lớn về thiết kế so với phiên bản không đối không. Theo đó nó sẽ được trang bị một động cơ đẩy mới phù hợp hơn cho việc triển khai từ các bệ phóng dưới mặt đất, biến thể đất đối không này của R-27 sẽ có tầm bắn hiệu quả ít nhất là 55km.
Bên cạnh đó, biến thể tên lửa R-27 mới sẽ được trang bị ba hệ thống dẫn đường mới gồm: một đầu dẫn bằng hồng ngoại, hệ thống radar dẫn đường chủ động và hệ thống radar dẫn đường thụ động. Việc phát triển hệ thống dẫn đường mới sẽ do Radionix tiến hành, đây cũng là một trong những công ty quốc phòng chuyên sản xuất các hệ thống radar dẫn đường và tác chiến điện tử của Ukraine.
Thiết kế đồ họa được cho là của biến thể tên lửa đất đối không AR(ZR)-260T được phát triển dựa trên R-27.
Các hệ thống dẫn đường mới sẽ giúp cho biến thể đất đối không của R-27 khó bị phát hiện hơn. Cùng với đó là việc vô hiệu hóa các biện pháp gây nhiễu của đối phương do sử dụng nhiều hệ thống dẫn đường khác nhau.
Trước đó đã có nhiều thông tin cho rằng Artem đã bắt đầu phát triển biến thể đất đối không mới từ R-27 và thông tin này cũng đã được Artem xác nhận tại triển lãm hàng không AviaSvit 2014 do Ukraine tổ chức. Biến thể này còn được biết với cái tên AR(ZR)-260T với thiết kế phần thân cùng một động cơ đẩy mới. Tuy nhiên Artem chưa công bố hệ thống radar mặt đất cùng tổ hợp đi kèm với mẫu tên lửa đất đối không này.
Tuấn Đặng
Theo_Kiến Thức
Nga tiếp nhận lô trực thăng "vô đối" mới Bộ Quốc phòng Nga sẽ tiếp nhận 5 trực thăng Mil Mi-8AMTSh trong giai đoạn năm 2016-2017 để triển khai ở Bắc Cực. Đó là thông tin vừa được Tập đoàn Trực thăng Nga đưa ra hôm qua (25/5). "Theo một hợp đồng quốc phòng với Tập đoàn Trực thăng Nga, 5 trực thăng Mi-8AMTSh sẽ được bàn giao cho Bộ Quốc phòng...