Quân đội Nga sắp có hành động khiến Ukraine, phương Tây ‘choáng váng’?
Sau khi củng cố vị trí vững chắc tại Crimea, có thể Tổng thống Putin sẽ đưa quân tới hai tỉnh Donetsk và Kharkiv miền đông Ukraine ngay tuần tới.
Những phân tích dự báo này của Josh Cohen, cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ và là một chuyên gia về Nga và Liên Xô cũ, được đăng trong một bài viết trên trangThemoscowtimes.com vào ngày 3.3.2014.
Theo bài viết, Hội đồng Liên bang Nga mới đây đã thông qua luật cho phép Tổng thống Putin có quyền sử dụng lực lượng vũ trang của nước này trên lãnh thổ Ukraine. Đồng thời các cuộc biểu tình ủng hộ Nga lan rộng trên khắp các thành phố lớn phía Đông Ukraine càng tạo đà thuận lợi cho Nga triển khai các hoạt động tại đây.
Tổng thống Nga Putin
Trong khi đó, nhiều nhà phân tích phương Tây, thậm chí cả cơ quan tình báo Mỹ, có thể do chưa hiểu về thế giới quan của ông Putin nên dự đoán quân đội Nga sẽ không vào Ukraine. Họ cho rằng, Nga xem Ukraine cũng giống như Trung Quốc nhìn nhận về Đài Loan mà ở đó đều có những giới hạn không vượt qua được. Nhưng nếu nhìn nhận như vậy, Josh Cohen cho rằng, Phương Tây đã bỏ qua 4 điểm quan trọng.
Thứ nhất, đối với Nga, Ukraine là nơi sinh ra nền văn minh của Nga và một người anh em gần Slavic. Ý tưởng đưa Ukraine như một quốc gia độc lập như phương Tây mong muốn là một sự “ghét cay ghét đắng” của ông Putin. Rất nhiều người Nga xem Ukraine như một “nước Nga nhỏ”.
Trong một lần trò chuyện vào năm 2008, ông Putin, lúc đó là Thủ tướng Nga đã nói với Tổng thống Mỹ George W. Bush rằng: “George, ngài không hiểu rằng Ukraine không phải chỉ là một nước. Ukraine là gì? Một phần lãnh thổ là thuộc về Đông Âu, nhưng phần lớn hơn lại là món quà từ chúng tôi”.
Theo quan điểm như thế thì việc phương Tây hỗ trợ cho các cuộc biểu tình chống Nga tại Kiev là một phần thuộc âm mưu của phương Tây để xé Ukraina ra khỏi chỗ đứng bên cạnh văn hóa, chính trị và kinh tế của Nga. Phương Tây nên đã hiểu rằng Putin đã bao giờ sẽ cho phép điều này.
Thứ hai, phương Tây đã đánh giá thấp thái độ của Nga đối với sự kiển mở rộng khối quân sự NATO về phía biên giới của Nga vào những năm 1990. Theo quan điểm của Nga, việc mở rộng về phía đông của NATO gợi nên nỗi lo sâu xa về khả năng bao vây từ hai phía và bị đóng cửa tách Nga khỏi châu Âu.
Thứ ba, người ta thường truyền tai nhau rằng, Nga là một đế chế miễn là Ukrainenằm trong đó, nhưng không có Ukraine, Nga chỉ là một đất nước bình thường. Có nhiều tranh luận về vấn đề này, song thực tế Nga chưa bao giờ xem mình là một nước bình thường và vì lý do đấy, Nga sẽ luôn đảm bảo rằng Ukraine nằm vững chắc trong quỹ đạo của mình.
Cuối cùng ông Putin đã quyết định tới Ukraine đơn giản chỉ vì ông Putin có thể làm điều đó bây giờ. Dĩ nhiên ông Putin biết rằng Mỹ hoặc NATO có rất ít khả năngngăn chặn được hành động của ông với Ukraine và ông Putin luôn cho mình là đúng. Ông Putin có thể đã chuẩn bị đầy đủ để đáp lại những mối đe dọa của phương Tây về cái giá phải trả khi tới Ukraine.
Theo nhà phân tích Josh Cohen, vì các lý do lịch sử, quân sự và địa chính trị như thế, thì lẽ đương nhiên có thể ông Putin sẽ không dừng lại ở biên giới của Crimeanhư hiện nay. Có thể ông Putin đã định chắc rằng không di chuyển vào phía tây Ukraine mà ở phía nam và phía đông của nước này, nơi phần lớn dân số nói tiếng Nga và có cảm tình mạnh với Nga. Cuối tuần tới có thể quân đội Nga sẽ hiện diện ở Kharkiv và Donetsk, và họ sẽ không dễ gì rời khỏi những nơi đó.
Theo VNN