Quân đội Nga phát cảnh báo trên Biển Đen; Mỹ đưa ra phản ứng
Sau khi chấm dứt thỏa thuận ngũ cốc, Bộ Quốc phòng Nga cho biết tất cả tàu thuyền hướng đến các bến cảng của Ukraine đều sẽ bị coi là có khả năng mang vũ khí.
Tàu chở ngũ cốc của Ukraine di chuyển dọc Eo biển Bosphorus ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 2/11/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngày 19/7, quân đội Nga đã ban hành một cảnh báo đi lại mới trên Biển Đen, tuyên bố rằng một số khu vực trong vùng biển quốc tế tại đây là “tạm thời không an toàn” đối với các tàu thuyền. Ngoài ra, quân đội Nga khuyến cáo những người đi biển không nên đến các bến cảng của Ukraine vì sẽ bị coi là mục tiêu quân sự, bắt đầu từ ngày 20/7.
Do đó, nếu một con tàu cố ý cập cảng Biển Đen của Ukraine treo cờ của quốc gia nào thì quốc gia đó sẽ được xem như là một bên tham gia vào cuộc xung đột ở Ukraine theo phe Kiev.
Các khu vực “tạm thời không an toàn” cho hoạt động hàng hải trên Biển Đen nằm ở phía tây bắc và đông nam của tuyến đường thủy này.
Video đang HOT
“Với việc chấm dứt Sáng kiến Biển Đen và bãi bỏ hành lang nhân đạo trên biển, từ 00h00 ngày 20/7 theo giờ Moskva, tất cả các tàu trên đường đến các cảng của Ukraine ở Biển Đen sẽ được coi là tàu chở hàng quân sự”, phía Nga nhấn mạnh.
Các hạn chế mới trên thực tế đã tái áp đặt lệnh phong tỏa trên biển của Nga đối với Ukraine, vốn được dỡ bỏ trên tinh thần thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen vào tháng 7/2022. Thỏa thuận trên, được ký kết với sự trung gian của Liên hợp quốc và Thổ Nhĩ Kỳ, cho phép vận chuyển ngũ cốc Ukraine an toàn qua Hành lang Biển Đen trong bối cảnh xung đột nổ ra giữa Moskva và Kiev.
Moskva đã rút khỏi thỏa thuận này vào ngày 17/7, với lý do phương Tây không giữ bất kỳ lời hứa nào với Nga theo thỏa thuận, bao gồm: dỡ bỏ một số hạn chế được áp đặt sau chiến dịch quân sự của họ ở Ukraine, tái kết nối các ngân hàng của Nga với hệ thống thanh toán SWIFT, mở một đường ống dẫn khí amoniac đến Italy, cho phép nhập khẩu máy móc nông nghiệp, đồng thời bỏ cấm vận bảo hiểm vận tải và hậu cần khác.
Trong hai ngày qua, Nga cũng tăng cường tấn công bằng tên lửa hành trình và máy bay không người lái cảm tử nhằm vào Ukraine, tấn công diện rộng các mục tiêu trong và xung quanh Odessa, thành phố cảng trọng điểm của nước này. Loạt không kích này là đòn trả đũa cho vụ tấn công cầu Crimea mới đây của máy bay không người lái Ukraine.
Phản ứng về lời cảnh báo của quân đội Nga, Thư ký báo chí Nhà Trắng Karine Jean-Pierre xác nhận Mỹ không có kế hoạch hỗ trợ an ninh cho các tàu cập cảng Ukraine.
Bà Jean-Pierre cho biết Washington sẽ tiếp tục ủng hộ các nỗ lực của Ukraine để đưa ngũ cốc trong nước ra thị trường thế giới thông qua gói viện trợ trị giá 250 triệu USD, cùng với hỗ trợ hạt giống, phân bón cũng như vấn đề bảo quản và chế biến nông sản.
Tuy nhiên, khi được hỏi về việc Mỹ dự định tăng cường năng lực hải quân cho Ukraine như thế nào, bà Jean-Pierre chỉ lưu ý rằng Washington đã “đảm bảo rằng Kiev có những gì cần thiết để tự vệ”.
Những bình luận của Thư ký báo chí Nhà Trắng đã xác nhận lại lập trường của phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia John Kirby về việc loại trừ khả năng sử dụng trang thiết bị quân sự của Mỹ để bảo vệ các chuyến hàng ngũ cốc vào và ra khỏi các cảng của Ukraine. Thay vào đó, Mỹ sẽ làm việc với các quốc gia khác để đảm bảo ngũ cốc đến được nơi cần đến.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 18/7 đã kêu gọi Liên hợp quốc và Thổ Nhĩ Kỳ khôi phục thỏa thuận ngũ cốc mà không có Nga. Ông nhấn mạnh: “Mọi thứ phải được thực hiện để chúng tôi có thể sử dụng hành lang Biển Đen này”.
Kiev đang hướng tới việc thiết lập một tuyến vận tải biển tạm thời để duy trì hoạt động vận chuyển ngũ cốc sau khi Thỏa thuận Ngũ cốc Biển Đen hết hiệu lực ngày 17/7 vừa qua mà không được gia hạn. Theo Kiev, tuyến vận tải được đề xuất đi qua vùng lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế của Romania, một trong những nước láng giềng của Ukraine ven Biển Đen.
Thổ Nhĩ Kỳ hy vọng thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen sẽ được gia hạn
Ngày 8/7, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho biết ông hy vọng thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen với tên gọi là Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen sẽ được gia hạn sau ngày 17/7 tới.
Tàu chở ngũ cốc di chuyển dọc Eo biển Bosphorus ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh (tư liệu): AFP/TTXVN
Phát biểu tại cuộc họp báo sau cuộc hội đàm với Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky diễn ra một ngày trước đó tại thành phố Istanbul, Tổng thống Erdogan cho biết: "Chúng tôi đã tổ chức một cuộc họp quan trọng ở Istanbul hồi năm ngoái. Cùng với Liên hợp quốc (LHQ), các bên đã nhất trí với Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen. Là một phần của sáng kiến, 33 triệu tấn lương thực đã được vận chuyển đến các quốc gia có nhu cầu. Chúng tôi muốn sáng kiến ngũ cốc được gia hạn". Ông hy vọng Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen sẽ được gia hạn ít nhất 3 tháng nhưng cho rằng tốt hơn là kéo dài thêm 2 năm.
Tổng thống Erdogan cũng nhấn mạnh Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine trong nhiều lĩnh vực như chính trị, kinh tế và an ninh. Ông khẳng định Ankara đã nỗ lực hết sức để chấm dứt xung đột thông qua đàm phán trên cơ sở luật pháp quốc tế. Nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ nêu rõ định nước này sẽ tiếp tục nỗ lực để đạt được một giải pháp.
Về việc Ukraine xin gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), Tổng thống Erdogan bày tỏ ủng hộ Kiev là thành viên của liên minh quân sự này.
Tổng thống Erdogan cho biết thêm người đồng cấp Nga Vladimir Putin có thể thăm Thổ Nhĩ Kỳ trong tháng 8 tới. Ông nhấn mạnh: "Chúng tôi tiếp tục đàm phán với cả Nga và Ukraine về trao đổi tù nhân. Ông Putin sẽ thăm Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng tới. Chúng tôi sẽ lại có cơ hội thảo luận trực tiếp về vấn đề này. Tôi cũng sẽ tiếp tục các cuộc điện đàm với ông ấy trong thời gian tới".
Tuy nhiên, người phát ngôn của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov cho biết cuộc gặp trực tiếp giữa Tổng thống Putin và người đồng cấp Erdogan có thể diễn ra nhưng thời gian cụ thể vẫn chưa được xác định. Hai nhà lãnh đạo Nga và Thổ Nhĩ Kỳ thường xuyên tiến hành điện đàm, lần gần đây nhất là vào ngày 24/6 vừa qua.
'Số phận' bấp bênh của Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen Ngày 30/6, Nga cho biết nước này thấy không có lý do gì để gia hạn thỏa thuận ngũ cốc ở Biển Đen sau ngày 17/7 vì phương Tây đã hành động một cách "thái quá" đối với thỏa thuận này, nhưng đảm bảo xuất khẩu ngũ cốc của Nga sang các nước nghèo sẽ tiếp tục. Tàu chở ngũ cốc di chuyển...