Quân đội Myanmar cáo buộc Suu Kyi tham nhũng 600.000 USD
Phát ngôn viên quân đội Myanmar cáo buộc bà Suu Kyi nhận vàng và các khoản tiền trái luật trị giá 600.000 USD khi đương nhiệm.
“Chúng tôi điều tra được Aung San Suu Kyi đã nhận 600.000 USD và số vàng nặng 11,2 kg. Ủy ban chống tham nhũng đang điều tra”, Zaw Min Tun, phát ngôn viên quân đội Myanmar, thông báo trong cuộc họp báo hôm nay ở thủ đô Naypyitaw.
Ông nói thêm nhiều người liên quan đang bị thẩm vấn. Tổng thống Win Myint và một số bộ trưởng trong nội các cũng liên quan tới tham nhũng. Zaw Min Tun cáo buộc Win Myint đã gây sức ép lên ủy ban bầu cử để ủy ban không mở điều tra cáo buộc gian lận mà quân đội đưa ra.
Video đang HOT
Cố vấn Nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi tại một sự kiện ở Tokyo, Nhật Bản, hồi tháng 10/2018. Ảnh: Reuters.
Zaw Min Tun nhắc lại quân đội chỉ điều hành chính quyền trong thời gian nhất định trước khi tổ chức bầu cử. Chính quyền quân sự từng cam kết tổ chức một cuộc bầu cử mới trong năm nay nhưng không nói ngày tháng cụ thể.
Myanmar rơi vào bất ổn sau khi quân đội tiến hành đảo chính, bắt Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi cùng các quan chức cấp cao trong chính quyền dân sự hôm 1/2. Họ cáo buộc đã xảy ra gian lận trong cuộc bầu cử mà đảng NLD của bà Suu Kyi giành chiến thắng hồi tháng 11. Hơn một tháng qua, hàng trăm nghìn người đã biểu tình yêu cầu quân đội trả tự do cho bà Suu Kyi và tôn trọng kết quả cuộc bầu cử.
Theo số liệu từ Liên Hợp Quốc, cảnh sát và quân đội Myanmar đã khiến hơn 60 người thiệt mạng kể từ khi phong trào biểu tình phản đối đảo chính nổ ra. Hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc (HĐBA) hôm 10/3 họp và thông qua Tuyên bố Chủ tịch HĐBA về tình hình ở Myanmar theo đề nghị của Anh.
Quân đội Myanmar cam kết tổ chức cuộc bầu cử mới
Quân đội Myanmar cho biết sẽ chuyển giao quyền lực cho bên chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử được tổ chức sau khi kết thúc tình trạng khẩn cấp.
"Chúng tôi sẽ thực hiện nền dân chủ thật sự... với sự cân bằng và công bằng đầy đủ", quân đội Myanmar cho biết trong thông cáo đăng trên Facebook hôm nay. "Quyền lực sẽ được chuyển giao sau khi tổ chức một cuộc tổng tuyển cử tự do, công bằng và kết thúc giai đoạn áp dụng tình trạng khẩn cấp".
Quân đội Myanmar sáng 1/2 đột kích bắt Cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi, Tổng thống Win Myint và các quan chức cấp cao trong đảng cầm quyền Liên minh Quốc gia vì Dân chủ Myanmar (NLD) nhằm đối phó với cáo buộc "gian lận bầu cử" trong cuộc tổng tuyển cử hồi tháng 11/2020.
Binh sĩ Myanmar đứng gác tại một chốt kiểm soát ở thủ đô Naypyitaw, ngày 1/2. Ảnh: AFP .
Truyền hình quân đội Myanmar sau đó thông báo quyền lực tại nước này được chuyển cho thống tướng Min Aung Hlaing, Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang. Quân đội Myanmar cho biết họ buộc phải kích hoạt tình trạng khẩn cấp trong một năm, sau khi các vấn đề "gian lận bầu cử" không được giải quyết và cản trở con đường dẫn đến dân chủ.
Một số nguồn tin cho biết các chỉ huy quân đội và quan chức chính phủ Myanmar đàm phán ngày 31/1 song không đạt được kết quả, do chính phủ khước từ yêu cầu của quân đội về việc hoãn phiên họp đầu tiên của quốc hội tới khi giải quyết xong cáo buộc gian lận bầu cử. Đây được xem là nguyên nhân khiến quân đội Myanmar đột kích bắt các quan chức chính phủ.
Mỹ, Australia và Liên Hợp Quốc phát thông điệp cảnh báo mạnh mẽ, đề nghị quân đội Myanmar thả bà Suu Kyi và các quan chức chính phủ cũng như tôn trọng ý chí của người dân, giải quyết khác biệt thông qua đối thoại hòa bình.
Singapore bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình tại Myanmar, trong khi các nước Đông Nam Á khác bao gồm Thái Lan, Campuchia và Philippines khẳng định việc Suu Kyi bị bắt là "vấn đề nội bộ của Myanmar".
Đảng NLD của bà Aung San Suu Kyi sau đó ra tuyên bố cho biết bà kêu gọi người dân không chấp nhận "đảo chính" và xuống đường phản đối, đồng thời cáo buộc quân đội đưa đất nước trở về thời kỳ "cai trị quân sự".
Ngoại trưởng Singapore hy vọng Myanmar thả người bị bắt, không ủng hộ cấm vận diện rộng Ngoại trưởng Singapore Vivian Balakrishnan hôm nay 16.2 cảnh báo về "những diễn biến đáng báo động" ở Myanmar và kêu gọi giới chức nước này kiềm chế tối đa. Binh sĩ và xe bọc thép trên phố ở thủ đô Naypyitaw, Myanmar ngày 15.2 . Ảnh REUTERS Phát biểu tại quốc hội Singapore, Ngoại trưởng Balakrishnan cho hay ông hy vọng những...