Quân đội Myanmar cam kết tổ chức cuộc bầu cử mới
Quân đội Myanmar cho biết sẽ chuyển giao quyền lực cho bên chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử được tổ chức sau khi kết thúc tình trạng khẩn cấp.
“Chúng tôi sẽ thực hiện nền dân chủ thật sự… với sự cân bằng và công bằng đầy đủ”, quân đội Myanmar cho biết trong thông cáo đăng trên Facebook hôm nay. “Quyền lực sẽ được chuyển giao sau khi tổ chức một cuộc tổng tuyển cử tự do, công bằng và kết thúc giai đoạn áp dụng tình trạng khẩn cấp”.
Quân đội Myanmar sáng 1/2 đột kích bắt Cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi, Tổng thống Win Myint và các quan chức cấp cao trong đảng cầm quyền Liên minh Quốc gia vì Dân chủ Myanmar (NLD) nhằm đối phó với cáo buộc “gian lận bầu cử” trong cuộc tổng tuyển cử hồi tháng 11/2020.
Binh sĩ Myanmar đứng gác tại một chốt kiểm soát ở thủ đô Naypyitaw, ngày 1/2. Ảnh: AFP .
Video đang HOT
Truyền hình quân đội Myanmar sau đó thông báo quyền lực tại nước này được chuyển cho thống tướng Min Aung Hlaing, Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang. Quân đội Myanmar cho biết họ buộc phải kích hoạt tình trạng khẩn cấp trong một năm, sau khi các vấn đề “gian lận bầu cử” không được giải quyết và cản trở con đường dẫn đến dân chủ.
Một số nguồn tin cho biết các chỉ huy quân đội và quan chức chính phủ Myanmar đàm phán ngày 31/1 song không đạt được kết quả, do chính phủ khước từ yêu cầu của quân đội về việc hoãn phiên họp đầu tiên của quốc hội tới khi giải quyết xong cáo buộc gian lận bầu cử. Đây được xem là nguyên nhân khiến quân đội Myanmar đột kích bắt các quan chức chính phủ.
Mỹ, Australia và Liên Hợp Quốc phát thông điệp cảnh báo mạnh mẽ, đề nghị quân đội Myanmar thả bà Suu Kyi và các quan chức chính phủ cũng như tôn trọng ý chí của người dân, giải quyết khác biệt thông qua đối thoại hòa bình.
Singapore bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình tại Myanmar, trong khi các nước Đông Nam Á khác bao gồm Thái Lan, Campuchia và Philippines khẳng định việc Suu Kyi bị bắt là “vấn đề nội bộ của Myanmar”.
Đảng NLD của bà Aung San Suu Kyi sau đó ra tuyên bố cho biết bà kêu gọi người dân không chấp nhận “đảo chính” và xuống đường phản đối, đồng thời cáo buộc quân đội đưa đất nước trở về thời kỳ “cai trị quân sự”.
Người dân Myanmar xếp hàng rút tiền sau 'đảo chính'
Đường phố Yangon vắng lặng sau khi quân đội bắt bà Aung San Suu Kyi, trong khi nhiều người dân đổ xô đi rút tiền trước khi các ngân hàng ngừng hoạt động.
"Đường phố thủ đô Yangon buổi sáng thứ hai đầu tuần thường đông đúc, nhưng giờ rất vắng lặng vì nhiều người sợ ra ngoài. Tuy nhiên, vẫn nhiều người đến cây ATM rút tiền", phóng viên May Wong của CNA cho biết sáng 1/2.
Động thái diễn ra sau khi quân đội Myanmar thông báo đã bắt Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi, Tổng thống Win Myint và một số lãnh đạo cấp cao trong đảng cầm quyền, đồng thời tuyên bố tình trạng khẩn cấp để điều hành đất nước trong một năm.
Nhiều nước phương Tây gọi đây là nỗ lực "đảo chính" của quân đội Myanmar, kêu gọi các chỉ huy lực lượng vũ trang nước này đảo ngược các động thái "đi ngược lại ý nguyện của người dân".
Hiệp hội Ngân hàng Myanmar sau đó ra thông báo mọi ngân hàng sẽ tạm ngừng hoạt động, không cho biết thời hạn mở cửa trở lại.
Người dân xếp hàng chờ tại một cây ATM ở Yangon sáng 1/2. Ảnh: MayWongCNA .
Sự việc diễn ra sau nhiều ngày leo thang căng thẳng giữa chính phủ dân sự và lực lượng quân đội Myanmar sau một cuộc bầu cử bị quân đội nước này cáo buộc "gian lận".
Đảng NLD của bà Suu Kyi giành chiến thắng với 346 trên tổng số 412 ghế quốc hội. Tuy nhiên, quân đội Myanmar tuần trước từ chối loại trừ khả năng lên nắm quyền của bà để giải quyết những cáo buộc bất thường trong cuộc bỏ phiếu, tuyên bố đã phát hiện hơn 10 triệu trường hợp gian lận cử tri. Quân đội đã yêu cầu uỷ ban bầu cử của chính quyền công bố danh sách cử tri để kiểm tra chéo nhưng uỷ ban không đồng ý.
Myanmar từng chứng kiến hai cuộc đảo chính vào năm 1962 và 1988, kể từ khi giành độc lập từ Anh năm 1948. Bà Suu Kyi, chủ nhân giải Nobel Hòa bình năm 1991, được người dân Myanmar và thế giới ca ngợi như biểu tượng đấu tranh vì tự do khi đứng lên chống lại chính quyền quân sự dù bị quản thúc suốt 15 năm.
Việc đảng NLD của bà thắng cử vào năm 2015 đã mang tới hy vọng thay đổi đất nước. Bà Suu Kyi sau đó trở thành "lãnh đạo thực quyền" của Myanmar, dù giữ chức Cố vấn Nhà nước. Đây được coi như chức danh nhằm né tránh hiến pháp Myanmar, trong đó quy định người có con hoặc vợ/chồng là công dân nước ngoài không được lên làm tổng thống. Chồng quá cố và con trai bà Suu Kyi đều mang quốc tịch Anh.
Tư lệnh quân đội Min Aung Hlaing, người được xem là quyền lực nhất Myanmar, tuần trước cảnh báo có thể "thu hồi" hiến pháp năm 2008 trong những trường hợp nhất định.
Nguồn cơn khiến quân đội Myanmar bắt Aung San Suu Kyi Quân đội Myanmar đã phát đi những tín hiệu về đảo chính từ tuần trước, sau khi cáo buộc có gian lận trong cuộc bầu cử tháng 11/2020. Lãnh đạo Myanmar Aung San Suu Kyi và các quan chức cấp cao khác của đảng cầm quyền đã bị quân đội bắt trong một cuộc đột kích vào sáng sớm 1/2. Động thái diễn...