Quân đội Mỹ tuyên chiến với… “cỏ Nga”
Quân đoàn Kỹ thuật trực thuộc Quân đội Mỹ đang coi cỏ dại Nga đang là vấn đề lớn tại Tây Bắc Thái Bình Dương và đang tìm kiếm nhà thấu có khả năng dọn dẹp “cỏ nga” ở gần thành phố Seattle, bang Washington.
Binh sĩ Mỹ ngồi trong bãi cỏ dại xung quanh Căn cứ Hỗn hợp Lewis-McChord. Ảnh: Flickr.
Theo RT, để loại bỏ cây kế, cây ô-liu Nga, liễu ngư đốm ( Dalmatian toadflax) và các loài cây “xâm lấn” khác, Quân đội đang tìm một doanh nghiệp có doanh thu trung bình năm là 7,5 triệu USD, được cơ quan nông nghiệp chính phủ cấp phép đầy đủ để thực hiện công việc phun thuốc diệt cỏ.
Được biết, doanh nghiệp nào thắng thầu sẽ có cơ hội “chiến đấu với các kẻ xâm lấn Nga” trên tổng diện tích 849 héc-ta đất xung quanh Căn cứ Hỗn hợp Lewis-McChord và Trung tâm Huấn luyện Yakima của Quân đội Mỹ. Hợp đồng vốn được công bố vào đầu tháng 2 sẽ có hiệu lực trong 1 năm và sẽ được gia hạn thêm 4 lần, mỗi lần không quá 1 năm.
Video đang HOT
Theo RT, cây kế Nga còn có tên khác là cây cỏ lăn, vốn có nguồn gốc từ châu Âu và được mang tới tân lục địa bởi dân di cư vào những năm 70 của thế kỷ 19. Trong khi đó, cây ô-liu Nga – hay còn được biết đến với cái tên cây ô-liu Ba Tư hay cây nhót bạc ( silverberry) – cũng được mang tới Mỹ vào thế kỷ 19.
Theo Danviet
F-35 có vũ khí hạ gục S-400 Nga
Quân đội Mỹ tuyên bố đã phát triển thành công loại bom liệng dễ dàng tấn công từ ngoài tầm với của hệ thống phòng không S-400 của Nga.
Để có thể vô hiệu những hệ thống phòng không tối tân của đối thủ, bao gồm cả S-400 Nga, Mỹ đang bắt tay vào phát triển loại bom liệng thế hệ mới JSOW-ER trang bị cho tiêm kích F-35.
Nếu mọi việc diễn ra thuận lợi, JSOW-ER sẽ chính thức được trang bị cho Không quân Mỹ vào năm 2021.
Tiêm kích tàng hình F-35 thử vũ khí.
Hiện phần lớn thông tin về loại vũ khí này vẫn được Mỹ bảo mật, tuy nhiên Không quân nước này khẳng định, với tính năng tàng hình, trọng lượng 450 và có thể bay lượng trên không với quãng đường tối đa lên tới 560km, JSOW-ER hoàn toàn có thể phát động tấn công từ ngoài tầm với và hạ gục những hệ thống phòng không như S-400.
Việc Mỹ đầu tư vào phát triển JSOW-ER được giới chuyên gia cho rằng có liên quan đến phiên bản trước đó là AGM-154 JSOW không dủ mạnh để có thể đối phó được những hệ thống S-300/400 do Nga phát triển.
Tờ Russia & India Report dẫn nhận định của ông Konstantin Makienko, Pho giam đôc Cuc Phân tich Chiên lươc va Công nghê Nga, chỉ cần "vệ sĩ" Pantsir-S1 đi kèm S-400, tên lửa AGM-154 JSOW dù được triển khai trên bất kỳ máy bay nào của Mỹ vẫn không thể tung ra đòn tấn công nếu không muốn nói chúng có thể bị bắn hạ từ khi chưa kịp phát hiện ra S-400.
"Trong phạm vi bán kính 20km và độ cao 16km, sẽ không có máy bay hay phương tiện khí động học nào có thể đến gần địa điểm S-400 đang trực chiến. Bởi trong phạm vi chiến đấu đó, tổ hợp Pantsir-S1 có khả năng đánh bại tất cả các phương tiện không kích hiện tại và tương lai.
Pantsir-S1 được thiết kế sử dụng để bảo vệ cho các cụm khu công nghiệp, trung tâm hành chính, căn cứ quân sự và các cơ sở xã hội, cũng như tạo ra một tấm "khiên chắn" cho các hệ thống tên lửa phòng không tầm xa như S-300 và S-400", ông Konstantin Makienko nhận định.
Được biết, mỗi trung đoàn S-400, Nga biên chế 2 hệ thống Pantsir-S1 làm nhiệm vụ bảo vệ. Và với cách bố trí này, S-400 có thể yên tâm tác chiến tầm xa, trong khi nhiệm vụ đối phó với mục tiêu như tên lửa JSOW, Pantsir-S1 hoàn toàn có thể đảm nhận.
Vị chuyên gia Nga còn nói thêm rằng, người Mỹ luôn có thói quen tuyên bố rất hoành tráng về vũ khí họ sản xuất nhưng thực tế lại khác xa. Và rất có thể JSOW-ER cũng là một trong nhiều trường hợp như vậy.
Đan Nguyên
Theo Datviet
So kè sức mạnh Nga và Trung Quốc, Mỹ chế tạo siêu pháo có tầm bắn 1000 dặm Với mục tiêu chiến lược đối trọng với sức mạnh của Nga và Trung Quốc, quân đội Mỹ tiết lộ dự án chế tạo siêu pháo có tầm xa lên tới 1000 dặm (khoảng 1.600 km) và xa hơn thế. Theo quan chức cấp cao của quân đội Mỹ, loại siêu pháo có thể dùng để đánh phá cấp chiến lược hay chiến...