Quân đội Mỹ từng bị đĩa bay tấn công trong chiến tranh Việt Nam
Trong giai đoạn chiến tranh Việt Nam, quân đội Mỹ từng đụng độ với đĩa bay và thậm chí một tàu tuần tra Mỹ đã bị đĩa bay đánh chìm.
Huffington Post ngày 19/4 dẫn nguồn tin từ chương trình “Hangar 1: The UFO Files” của A&E Networks tiết lộ, các binh sĩ Mỹ từng nhiều lần nhìn thấy đĩa bay. Trong đó có cả cuộc đụng độ vào năm 1960 trong giai đoạn chiến tranh Việt Nam.
Vào năm 1968, thuỷ thủ trên một tàu tuần tra của Mỹ khi đang ở trong vùng nước tại khu phi quân sự giữa miền Bắc và miền Nam Việt Nam đã báo qua liên lạc vô tuyến rằng họ phát hiện có “hai vật thể phát sáng hình tròn” đang bám theo.
Sau đó một tàu tuần tra thứ hai báo cáo rằng họ trông thấy một ánh chớp và kèm theo tiếng nổ, phá hủy chiếc tàu tuần tra đã báo cáo bị đĩa bay bám theo. Đáng lưu ý là các báo cáo này mô tả cận cảnh đĩa bay và có vật thể lạ trực tiếp điều khiển.
Một nhân chứng từng đối diện các báo cáo về đĩa bay trong chiến tranh Việt Nam, cựu đại uý Tình báo không quân Mỹ, George Filer hé lộ trên Huffington Post: “Quân đội Mỹ rất quan tâm đến đĩa bay bởi vì chúng có khả năng vượt xa bất cứ thứ gì chúng ta có, và quân đội muốn tìm hiểu những công nghệ vượt trội đó và cả người ngoài hành tinh”.
Ông Filer thỉnh thoảng đã báo cáo các vụ đĩa bay xuất hiện ở khu vực phi quân sự giữa 2 miền Bắc và Nam Việt Nam.
Ông kể lại một báo cáo điển hình mình nhận được về đĩa bay áp sát máy bay Mỹ gần khu phi giới tuyến và sau đó tóm tắt gửi tướng Brown: “Có một đĩa bay bám theo, thực hiện cú nhào lộn xung quanh và sau đó lao đi với tốc độ gấp 3 lần tốc độ của máy bay phản lực nhanh nhất mà Không lực Mỹ có. Rõ ràng đó là một công nghệ vượt trội hơn những gì chúng ta có”.
Video đang HOT
Cựu đại uý Tình báo không quân Mỹ, George Filer.
Tuy nhiên 5 năm sau sự kiện tàu tuần tra Mỹ bị đĩa bay đánh chìm, trong một cuộc họp báo vào năm 1973, tướng Brown lúc đó là Tham mưu trưởng Không lực Mỹ đã trả lời về vụ đĩa bay tấn công: “Tôi không biết liệu câu chuyện này từng được kể lại hay chưa. Chúng không nên được gọi là đĩa bay, mà thực sự đó chỉ là trực thăng của đối phương. Các máy bay này được nhìn thấy vào ban đêm. Chúng được nhìn thấy xung quanh khu vực phi quân sự trong mùa hè năm 1968″.
Không chỉ ở Việt Nam, ông George Filer khi còn là phi công dẫn đường trên máy bay tiếp nhiên liệu đã từng đối mặt với đĩa bay ở Anh năm 1962.
Khi Filer và phi hành đoàn của ông tiếp cận vật thể bay đó, ông mô tả nó phát ra ánh sáng xung quanh, có hình dáng một hình trụ khổng lồ, giống như một con tàu du lịch. Đĩa bay này sau đó nhanh chóng lao lên và biến mất vào không gian.
Với việc bà Hillary Clinton nếu trở thành tổng thống Mỹ trong tương lai, có thể việc giải mật toàn bộ thông tin đĩa bay sẽ được công khai một cách rõ ràng hơn, theo trang tin inquisitr.com.
Đăng Nguyễn
Theo_Người Đưa Tin
Cựu binh Mỹ vẫn ám ảnh với chiến tranh Việt Nam sau 40 năm
Sonny Sowell, một cựu chiến binh Mỹ từng tham chiến tại Việt Nam, chia sẻ rằng cho đến nay ông luôn bị ám ảnh với những ký ức khốc liệt của cuộc chiến.
Cựu binh Mỹ Sonny Sowell, 66 tuổi, bên cạnh bức ảnh năm 21 tuổi trong quân phục. (Ảnh: Rrstar)
Sonny Sowell, hiện nay 66 tuổi, từng phục vụ quân đội Mỹ trong 2 năm. Ngày 22/4/1968, ông đăng ký đi nghĩa vụ và được điều tới Fort Polk, Louisiana, trong 8 tuần để huấn luyện cơ bản trước khi được chuyển tới miền Nam Việt Nam. Ông ra quân ngày 22/4/1970. Và từ đó trở đi, ông Sowell chưa bao giờ có một giấc ngủ ngon.
"Chúng tôi luôn phải ngủ trong tình trạng một mắt nhắm, một mắt mở. Chúng tôi có người canh gác, nhưng bạn chẳng bao giờ thực sự muốn ngủ được. Bạn sẽ nghĩ nếu ngủ, có thể sẽ thức dậy với một con dao găm trên bụng. Suy nghĩ đó ám ảnh bạn. Đến giờ tôi vẫn thường phải đến gặp bác sĩ tâm lý. Đã 40 năm và thứ cảm giác đó vẫn hiện hữu", Sowell nói về những ký ức thời chiến.
Ông Sowell đã được chẩn đoán mắc các bệnh bạch cầu, tiểu đường và rối loạn thần kinh, những căn bệnh mà các bác sĩ của ông cho là có liên quan đến chất độc màu da cam mà quân đội Mỹ rải xuống Việt Nam để phá rừng. "Chúng tôi ở ngay đó khi họ phun thứ chất độc hóa học ấy. Nhưng chúng tôi không biết đó là gì", ông nói.
Sowell được điều động đến vùng châu thổ sông Mekong, cách Sài Gòn 80 km về phía nam. Từ giây phút bước xuống xe, ông đã biết rằng khoảng thời gian này sẽ cực kỳ khó khăn. "Ấn tượng đầu tiên của tôi khi đến Sài Gòn là "Ôi trời, mình sẽ phải sống trong cảnh này 2 năm tới sao?", ông chia sẻ.
Sowell cho biết điều kiện sống của ông rất bi đát. Trong khi ở căn cứ, trung đội của ông ở trong những lán trại nhỏ có ngói rơm. Khi đi làm nhiệm vụ, ông và đồng đội phải ngủ trong những đường hào và hầm vốn được dùng để ngăn lũ lụt.
Ông Sowell cho biết họ đã sử dụng những chiếc ấm làm bồn vệ sinh và mỗi tuần phải đốt rác thải một lần. Đôi khi, những mảnh súng cối bay ngay cạnh doanh trại, và họ phải nháo nhác tìm chỗ trốn trong khi chưa mặc xong quân phục. Nhưng nỗi sợ hãi lớn nhất chính là lũ muỗi. "Chúng như thể muốn ăn tươi nuốt sống bạn", ông nhớ lại.
Sowell từng suýt chết 2 lần khi tham chiến tại Việt Nam, một con số mà ông nghĩ là quá ít.
Một lần, Sowell được lệnh giải cứu một đồng đội bị thương. Ông phải vừa cõng người bạn trên lưng vừa bò sát đất, băng qua những ruộng lúa khi ngay trên đầu là làn đạn dày đặc.
"Tôi có thể nhìn thấy những vệt đạn bay về phía mình, nhưng thật may tôi không bị bắn trúng. Bạn chỉ còn biết cố gắng giúp đỡ nhau vì ý nghĩ "biết đâu lần sau người cần giúp đỡ có thể là mình".
"Trải nghiệm của tôi chẳng là gì so với việc chứng kiến rất nhiều người khác bị thổi bay. Họ đạp trúng bẫy mìn. Tôi đã chứng kiến rất nhiều cảnh tượng như vậy. Và nhiều cảnh tưởng khác bạn không thể tưởng tưởng nổi".
Mặc dù đau buồn trước cái chết của những người đồng đội thân quen, Sowell nói rằng ông đã cố gắng cầm cự để sống sót.
Kể cả bây giờ, Sowell không thể xem được những bộ phim chiến tranh, đặc biệt là những thước phim mô tả chiến tranh Việt Nam. Ông và đồng đội chưa bao giờ hoàn toàn hiểu vì sao họ lại phải ở đó.
Nhưng dù mơ hồ về mục đích của cuộc chiến, và dù luôn bị ám ảnh với những ký ức kinh hoàng, Sowell luôn có suy nghĩ tích cực về trải nghiệm của bản thân. Ông nâng niu những kỷ niệm được ăn cơm rang tôm tại Sài Gòn cùng với bạn bè, chơi bài trong doanh trại. "Đó gần như một phương pháp rèn luyện. Đó là một trải nghiệm xương máu. Nó khiến bạn trưởng thành", ông chia sẻ.
Thoa Phạm
Theo Dantri/ Rrstar
Nhật Bản đóng 10 tàu tuần tra cho Cảnh sát biển Philippines Tập đoàn Thống nhất Hàng hải Nhật Bản (JMU) sẽ đóng, chuyển 10 tàu tuần tra phản ứng nhanh (MRRVs) dài 40 mét cho Cảnh sát biển Philippines (PCG). Tập đoàn Thống nhất Hàng hải Nhật Bản (JMU) sẽ đóng, chuyển 10 tàu tuần tra phản ứng nhanh (MRRVs) dài 40 mét cho Cảnh sát biển Philippines (PCG). Bộ Giao thông Vận tải...