Quân đội Mỹ tăng cường hiện diện tại Philippines
Đó là thỏa thuận mà hai bên vừa đạt được trong cuộc đối thoại chiến lược song phương vào ngày 12.12 tại Manila.
Cuộc đối thoại bao gồm nhiều quan chức quân sự và ngoại giao cấp cao từ cả hai nước. Reuters dẫn lời một quan chức ngoại giao Philippines tên Carlos Sorreta cho biết: “Chúng tôi hiện đang thảo luận về việc tăng cường các lực lượng Mỹ hiện diện luân phiên tại Philippines”. Ông Sorreta nói thêm rằng một chương trình về các cuộc tập trận chung giữa 2 nước trong 5 năm cũng sẽ sớm được thông qua trong tuần này. Theo đó, Manila hoan nghênh Washington đẩy mạnh việc điều động thêm nhiều tàu, máy bay và binh sĩ đến Philippines để thực hiện các cuộc huấn luyện, hoạt động giảm nhẹ khắc phục hậu quả thiên tai. Ngược lại, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Kurt Campbell tuyên bố quan hệ đồng minh giữa Washington với Manila đang thực sự “phục hưng”.
Binh sĩ Mỹ và Philippines trong một đợt huấn luyện chung – Ảnh: Marines.mil
Ngoài ra, Reuters cũng dẫn lời Thứ trưởng Quốc phòng Philippines Pio Lorenzo Batino tiết lộ thêm rằng hai bên đã có những cuộc thảo luận sâu sắc để đặt ra khuôn khổ mới cho phép Mỹ đặt các thiết bị tại nước này. Thời gian qua, truyền thông quốc tế nhiều lần nhận định Philippines có thể là quốc gia châu Á tiếp theo, sau Nhật Bản và Hàn Quốc, mà Mỹ sẽ triển khai các hệ thống radar tối tân nhằm tạo vành đai giám sát chặt chẽ hơn đối với Trung Quốc.
Video đang HOT
Cũng vào ngày 12.12, tờ China Daily đăng bài viết có tựa Tính toán sai lầm của Manila. Bài viết bình luận về việc Ngoại trưởng Philippines Albert de Rosario, được tờ Financial Times dẫn lời, tuyên bố Manila ủng hộ Nhật Bản từ bỏ hiến pháp hòa bình để trở thành đối trọng với Trung Quốc. Tờ China Daily khẳng định “thật đáng kinh” khi ông Rosario khiêu khích Trung Quốc bằng cách này. Bài viết trên còn khơi gợi lại những ký ức đau thương cũ của châu Á khi đế quốc Nhật trỗi dậy hồi đầu thế kỷ 20. Từ đó, tờ báo nhận định Philippines sai lầm khi có thể dựa vào Mỹ và Nhật để giải quyết tranh chấp biển Đông. Đây không phải là lần đầu tiên tờ China Daily đưa ra những bài viết đe dọa như thế nhằm vào các nước lân cận có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc.
Tàu Ngư chính lớn nhất lần đầu tuần tra
Tân Hoa xã ngày 12.12 đưa tin tàu Ngư chính 206 của Trung Quốc vừa chính thức thực hiện chuyến tuần tra đầu tiên đến vùng biển gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp với Nhật Bản. Có trọng tải 5.800 tấn và dài khoảng 130 m, đây là chiếc tàu lớn nhất thuộc biên chế lực lượng ngư chính của Trung Quốc. Mặc dù không tiết lộ thêm thông tin chi tiết nhưng qua các hình ảnh công bố thì tàu Ngư chính 206 có cả bãi đáp trực thăng. Lâu nay, nhiều tàu ngư chính Trung Quốc không chỉ có bãi đáp trực thăng mà thậm chí còn được trang bị vũ khí với hỏa lực mạnh và thường xuyên hoạt động trên biển Đông.
Theo TNO
Nhật thu hồi trà Ô Long Trung Quốc nhiễm thuốc trừ sâu
Ngày 11/12, một công ty nhập khẩu thực phẩm Nhật đã thu hồi một lượng lớn trà Trung Quốc xuất xứ từ Phúc Kiến, do trà chứa hóa chất trừ sâu trên mức cho phép.
Công ty Nhật Bản Ito En thông báo đã thu hồi được 400.000 gói trà tàu Ô Long sau khi kết quả khảo sát an toàn thực phẩm tại Nhật phát hiện có hóa chất trừ sâu ở tỷ lệ cao.
Theo phát ngôn viên của Ito En thì vào tháng trước, một công ty đồng nghiệp báo động có tìm thấy trên trà nhập khẩu từ Trung Quốc có hàm lượng thuốc trừ sâu. Tuy nhiên cho đến nay chưa thấy khách hàng than phiền.
Ito En cho biết thêm là từ khi xảy ra tai tiếng thực phẩm, sữa Trung Quốc thiếu an toàn, các mẫu trà nhập khẩu từ Trung Quốc cũng phải qua xét nghiệm tại Trung Quốc.
Sự kiện Nhật Bản gửi trả hàng nhập về Trung Quốc xảy ra trong bối cảnh quan hệ thương mại hai nước sụt giảm từ khi vấn đề tranh giành chủ quyền đảo Senkaku/ Điếu Ngư trở nên căng thẳng hơn.
Từ ba tháng nay, Trung Quốc bố trí tàu hải giám, tàu ngư chính ngoài khơi quần đảo nhỏ này và thường xuyên xâm nhập để phô trương sức mạnh. Theo lực lượng tuần duyên Nhật Bản thì vào trưa qua, giờ địa phương, hai tàu hải giám của Trung Quốc đã vượt biên giới lãnh hải 12 hải lý của đảo Kubashima trong quần đảo Sankaku/Điếu Ngư.
Theo Dantri
Trung Quốc đưa tàu Ngư chính lớn nhất vào hoạt động Trung Quốc đã chính thức đưa tàu Ngư chính 206 tải trọng 5.800 tấn vào hoạt động, đánh dấu sự tăng cường đáng kể năng lực ngư chính của nước này, hãng Xinhua đưa tin ngày hôm qua. Lễ đưa tàu Ngư chính 206" vào hoạt động được tổ chức tại Thượng Hải. Tàu Ngư chính 206 biên chế vào Tổng đội Ngư...