Quân đội Mỹ muốn kích não người để tạo ra siêu chiến binh
DARPA cho rằng việc sử dụng xung điện tác động vào não bộ binh sĩ có thể giúp họ tăng cường khả năng nhận thức và tốc độ huấn luyện.
Chương trình TNT có thể giúp binh sĩ Mỹ học hỏi nhanh hơn. Ảnh: DARPA.
Cơ quan Nghiên cứu Các dự án phòng thủ Tiên tiến (DARPA) của Mỹ đang đầu tư vốn cho chương trình Huấn luyện Hệ thần kinh có mục đích (TNT). Mục tiêu là nghiên cứu sử dụng điện kích thích não bộ, cải thiện khả năng học tập và tăng tốc độ huấn luyện cho binh sĩ Mỹ, Gizmodo hôm nay đưa tin.
Nếu thành công, TNT sẽ giúp người lính nhanh chóng hoàn thiện các kỹ năng phức tạp, vốn đòi hỏi hàng nghìn giờ huấn luyện, điển hình là việc học ngoại ngữ. DARPA đã cấp vốn cho 8 dự án khác nhau để phục vụ chương trình TNT.
Video đang HOT
Các nhà khoa học đang tìm hiểu cơ cấu sinh hóa giúp bộ não dễ thích nghi với việc học khi được kích thích. Hiệu ứng này được Đại học Texas nghiên cứu, sau khi nhận khoản đầu tư 8,5 triệu USD từ DARPA. Một nhóm sẽ làm việc với chuyên gia phân tích tình báo và ngoại ngữ để tối ưu hóa quy trình học.
DARPA đang so sánh giữa kỹ thuật cấy ghép thiết bị trực tiếp vào não bộ với kích thích bên ngoài, nhằm tránh nguy hiểm cho tính mạng binh sĩ, cũng như các tác dụng không mong muốn trong khi thử nghiệm.
TNT được cho là sẽ kéo dài trong 4 năm. DARPA muốn biện pháp kích thích này tăng ít nhất 30% kết quả học tập, huấn luyện cho binh sĩ.
Tử Quỳnh
Theo VNE
DARPA dùng siêu máy tính tạo ra các tin tặc tinh nhuệ nhất
Trang CnBeta ngày 16/07 đưa tin, Cơ quan Nghiên cứu Các dự án Quốc phòng Tiên tiến (DARPA) của Mỹ vừa cho biết sẽ ra mắt phần mềm thông minh có thể nhanh chóng tìm kiếm và sửa chữa lỗi bảo mật tại Hội nghị tin tặc DefCon tổ chức tại Las Vegas vào tháng 8 tới.
Tham gia hội nghị DefCon sẽ có 7 nhóm đến từ các học viện và công ty, họ sẽ sử dụng các siêu máy tính đã được cài sẵn phần mềm của DARPA, tiến hành tấn công và phòng thủ lẫn nhau. Những đội tham gia sẽ giành được điểm thông qua việc tìm kiếm và kích hoạt các lỗi trong phần mềm được chạy trong máy của đối thủ đồng thời phải bảo vệ phần mềm của chính mình.
DARPA dùng siêu máy tính tạo ra các tin tặc tinh nhuệ nhất
Dự án này mang tên là Cyber Grand Challenge do Giám đốc chương trình DARPA - Mike Walker chịu trách nhiệm phát triển, ông cho biết việc phòng thủ bảo vệ an ninh mạng và sửa lỗi đến nay vẫn hoàn toàn là bằng tay. DARPA muốn lập ra hệ thống có thể tự động hóa hoàn toàn, tự phát hiện các sai sót và thậm chí tự quyết định khi nào nên phát hành một phiên bản mới.
Ông cho biết, thông thường khi tin tặc phát hiện một lỗ hổng sẽ phải mất hơn một năm để vá lỗ hổng đó, chúng tôi khi vọng sẽ rút ngắn thời gian đó chỉ còn là vài phút thậm chí là giây và siêu máy tính của chúng tôi sẽ phải làm được điều này.
Bảy đội này đã được lựa chọn sau một cuộc thi vào năm 2015. Mỗi đội được tài trợ 750.000 USD cùng với một máy tính hiệu suất cao với 1.000 lõi và dung lượng 16 Tb.
Trong cuộc thi chung kết vào tháng tới, các nhóm sẽ phải chạy phần mềm do mỗi nhóm tự phát triển để đấu với các máy tính của đối thủ, toàn bộ quá trình sẽ không có sự can thiệp của con người. Đội thắng cuộc sẽ nhận được 2 triệu USD tiền thưởng và chấp nhận thách thức từ các tin tặc khác.
Walker cũng lưu ý rằng, mã nguồn của các đội sẽ được công khai trên mạng và tất cả mọi người đều có thể sử dụng.
Phương Anh (dịch từ CnBeta)
Theo NTD
Đạn thông minh của Mỹ tự biết tránh người tốt Được trang bị công nghệ đỉnh cao, những vũ khí sát thương thế hệ mới của Mỹ hoàn toàn không gây sát thương với dân thường. Theo Sky News ngày 24/2, các nhà nghiên cứu Quân đội Mỹ đã phát triển thành công một loại đạn giới hạn tầm bắn có công nghệ hiện đại. Khi được bắn, đạn phát nổ sau một...