Quân đội Mỹ lo thiếu ngân sách đối phó Nga, Trung
Lầu Năm Góc cảnh báo nguy cơ giảm ngân sách, mất nhiều chương trình vũ khí khi Mỹ chi hàng nghìn tỷ USD giải cứu kinh tế do Covid-19.
“Tôi lo ngại các khoản cứu trợ khổng lồ với trị giá gần 3.000 tỷ USD được quốc hội và chính phủ thông qua có thể khiến ngân sách quốc phòng thấp hơn trong tương lai, vào thời điểm then chốt khi chúng ta cần đối phó với các đối thủ chiến lược dài hạn như Nga và Trung Quốc”, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper hôm qua phát biểu tại hội thảo của Viện Brookings có trụ sở tại thủ đô Washington.
Bộ trưởng Esper trong cuộc họp báo tại Lầu Năm Góc hôm 5/5. Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ.
Khi được hỏi về ưu tiên cắt giảm ngân sách, Bộ trưởng Esper cho biết ông không muốn gây ảnh hưởng tới các dự án hiện đại hóa lực lượng mà sẽ tập trung giảm chi cho những chương trình và khí tài cũ kỹ. Đây là những vũ khí tốn nhiều tiền để bảo dưỡng, nhưng vẫn được sử dụng vì quá trình thay mới quá đắt đỏ và không bảo đảm bù đắp được chỗ trống.
“Chúng ta cần đầu tư vào tương lai. Tôi có thể chọn ra hàng chục chương trình lạc hậu từ các quân chủng hiện nay, đó sẽ là điểm khởi đầu”, Esper nói thêm.
Video đang HOT
Lầu Năm Góc hồi tháng 6/2017 khẳng định Washington cần duy trì mức tăng ngân sách hàng năm trong vòng 5 năm tiếp theo để đáp ứng các yêu cầu về lực lượng, chuẩn bị cho kịch bản xung đột với Nga và Trung Quốc.
Quân đội Mỹ đang tiến hành nhiều chương trình hiện đại hóa quy mô lớn trong những năm gần đây, bao gồm nâng cấp hệ thống tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM), lá chắn tên lửa đạn đạo GMD, trực thăng và oanh tạc cơ tàng hình đời mới, đóng mới tàu sân bay hạt nhân và tái cấu trúc lực lượng thủy quân lục chiến.
Quốc hội Mỹ trong hai tháng qua đã phê duyệt 4 gói cứu trợ với tổng trị giá gần 3.000 tỷ USD để giúp đỡ nhiều nhóm đối tượng trong xã hội gặp khó khăn vì Covid-19. Mỹ vẫn là vùng dịch Covid-19 lớn nhất thế giới với hơn 1,2 triệu người nhiễm và hơn 72.000 người chết. Quân đội Mỹ báo cáo tổng cộng gần 5.000 ca nhiễm, trong đó 100 binh sĩ phải nhập viện và hai người đã chết.
Thổ Nhĩ Kỳ đang chơi trò nước đôi với cả NATO và Nga?
Giới chuyên gia nhận định Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đang chơi nước đôi với cả NATO và Nga.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper muốn nhận được lời giải thích từ Ankara sau khi Tổng thống Recep Tayyip Erdogan đe dọa đóng cửa 2 căn cứ chiến lược của NATO tại quốc gia này.
" Tôi cần nói chuyện với người đồng cấp của tôi từ Bộ Quốc phòng (Thổ Nhĩ Kỳ), để hiểu được xem họ thực sự có ý gì và mức độ nghiêm trọng đến đâu" - người đứng đầu Lầu Năm Góc, cho biết.
Theo ông Mark Esper, " nếu họ (Thổ Nhĩ Kỳ) thực sự nói rằng điều đó là nghiêm túc, họ là một quốc gia có chủ quyền, do đó họ có quyền không thể tước đoạt cho triển khai hoặc không cho triển khai các căn cứ của NATO và quân đội nước ngoài trên lãnh thổ mình", nhưng trong trường hợp này, " điều đó lại trở thành một vấn đề ảnh hưởng đến toàn bộ liên minh, cũng như nghĩa vụ của họ đối với liên minh".
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper. (Ảnh: Reuters)
Ngoài ra, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ một lần nữa bày tỏ sự thất vọng về chính sách mà Ankara lựa chọn ngày càng xa cách với NATO và xích lại gần hơn với Nga.
Tuần trước, Ủy ban Quốc tế Thượng viện Mỹ phê chuẩn dự luật áp đặt các biện pháp trừng phạt chống Thổ Nhĩ Kỳ liên quan đến việc mua hệ thống S-400 của Nga. Các biện pháp này sẽ đưa ra các hạn chế đối với việc bán vũ khí cho Thổ Nhĩ Kỳ, và cũng ảnh hưởng đến một số quan chức chịu trách nhiệm cho chiến dịch quân sự tại Syria. Dự luật được thông qua sẽ được gửi tới xem xét tại Quốc hội, và sau đó sẽ trình lên Tổng thống Donald Trump.
" Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đang chơi trò nước đôi với cả NATO và Nga. Ông Erdogan đang làm mọi cách có thể để có thể ngồi trên hai chiếc ghế, để có được tất cả mọi thứ mình cần, cả từ Nga cũng như từ Liên minh Bắc Đại Tây Dương" - giáo sư Sergey Sudakov từ Học viện Khoa học Quân sự cho biết.
Ngày 15/12, khi trả lời câu hỏi của một kênh truyền hình thân chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ về các biện pháp trừng phạt có thể có của Mỹ đáp trả việc mua hệ thống phòng không S-400 của Nga, ông Erdogan nói rằng, nếu cần thiết Thổ Nhĩ Kỳ có thể đóng cửa các căn cứ Incirlik và Kureggik.
Tại căn cứ Incirlik ở phía nam Thổ Nhĩ Kỳ, nơi được Không quân Mỹ sử dụng cho các hoạt động quân sự trong khu vực suốt nhiều thập kỷ, hiện đang lưu giữ khoảng 50 đầu đạn hạt nhân của Mỹ, trong khi tại Kureggik đang triển khai một trạm radar quan trọng của NATO.
Căn cứ không quân Incirlik có khả năng tiếp nhận tất cả các loại máy bay, bao gồm cả máy bay ném bom chiến lược, với chiều dài đường băng hơn 3 nghìn mét. Số lượng binh sĩ thuộc Không quân Mỹ tại căn cứ này, theo các ước tính khác nhau, dao động từ 3 đến 5 nghìn người.
Mối quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ trở nên tồi tệ kể từ khi Thổ Nhĩ Kỳ quyết định mua S-400 bất chấp sự phản đối từ Mỹ cho rằng, các hệ thống của Nga này không tương thích với vũ khí của NATO. Căng thẳng giữa 2 nước gia tăng khi Thổ Nhĩ Kỳ phớt lờ Washington phát động chiến dịch quân sự ở đông bắc Syria, chiến đấu chống lại người Kurd - đồng minh của Mỹ trong cuộc chiến với "Nhà nước Hồi giáo" (IS).
(Tổng hợp)
VĂN ĐỨC
Theo vtc.vn
Nga Mỹ 'đá xoáy' Trung Quốc về vi phạm chủ quyền, sao chép vũ khí Trong khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ chỉ trích Trung Quốc làm xói mòn luật pháp quốc tế và xâm phạm chủ quyền của các nước nhỏ hơn thì Nga cũng cáo buộc Trung Quốc sao chép nhiều loại vũ khí của Moscow. Theo ông, Trung Quốc đang hiện đại hóa nhanh chóng các lực lượng vũ trang, nâng cao năng lực của...