Quân đội Mỹ lên kế hoạch “bao vây” Trung Quốc
Quân đội Mỹ có kế hoạch “ bao vây” Trung Quốc với 3 tầng căn cứ không quân và hải quân ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
Tướng Thường Vạn Toàn hy vọng rằng chiến lược mới của Mỹ “không nhằm vào một quốc gia cụ thể trong khu vực”.
Trong khi Mỹ khẳng định rằng chiến lược “xoay trục” sang Châu Á-Thái Bình Dương không phải nhắm vào Trung Quốc, “ba tầng” các căn cứ hải quân và không quân sẽ thực sự “kiềm chế” mọi sự bành trướng của Trung Quốc ra Thái Bình Dương trong tương lai, theo nhà phân tích Anthony Cordesman của Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu quốc tế. Điều này sẽ trấn an các đồng minh của Mỹ trong khu vực, đặc biệt là Philippines.
Vòng vây “ba tầng căn cứ” ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương bao gồm cả việc sử dụng các căn cứ ở Australia và Ấn Độ. Cụ thể, kế hoạch có việc đồn trú luân phiên tại căn cứ quân sự Darwin và Tindal của Australia, căn cứ không quân Đông Changi tại Singapore, căn cứ không quân Korat ở Thái Lan, Trivandrum ở Ấn Độ, và có thể sắp tới là Cubi Point và Puerto Princesa của Philippines cũng như các sân bay ở Indonesia và Malaysia.
Tầng thứ ba có lẽ sẽ là một chuỗi các căn cứ bí mật dự phòng cho các tình huống khẩn cấp, đặc biệt khi tầng thứ nhất và tầng thứ hai bị đối phương tấn công.
Nghe qua có vẻ như một chiến lược vô hình, nhưng thực ra một phần chiến lược “bao vây Trung Quốc” đang được Mỹ thực hiện ở Thái Bình Dương.
Không quân Mỹ có kế hoạch thuê 33 mẫu đất trên đảo Saipan – một hòn đảo nhỏ ở Tây Thái Bình Dương vốn là một căn cứ không quân cũ thời Chiến tranh Thế giới II – để xây dựng một sân bay trung chuyển.
Video đang HOT
Kế hoạch thuê và mở rộng sân bay cũ này là một phần của chiến lược mới của Lầu Năm Góc trong thế kỷ 21 được gọi là Air-Sea Battle (chiến tranh không-biển), một sự kết hợp giữa hải quân và không quân để chọc thủng hệ thống phòng thủ ngày càng kiên cố của các quốc gia như Trung Quốc hay Iran.
Một phần quan trọng không thể bỏ qua của chiến lược này là những căn cứ nhỏ, có vị trí chiến lược cực kỳ quan trọng tại Thái Bình Dương và có thể phân tán lực lượng, trong trường hợp các căn cứ chính bị tên lửa đạn đạo của đối phương tấn công.
Tướng Herbert “Hawk” Carlisle, Tư lệnh Không quân Mỹ khu vực Thái Bình Dương, nói rằng Mỹ đang có kế hoạch triển khai tàu chở dầu, máy bay chiến đấu, máy bay ném bom từ các căn cứ ở Nam Thái Bình Dương và Tây Nam Á đến các căn cứ như Tinian và Saipan.
Tuyên bố của Mỹ về việc nâng cấp sân bay Saipan thành căn cứ quân sự được đưa ra khi Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn đang hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel ở Washington.
Tuy nhiên, chủ đề về các căn cứ quân sự của Mỹ đã không được đưa ra trong cuộc họp báo chung giữa hai lãnh đạo cao cấp nhất của quân đội hai nước Mỹ – Trung Quốc ngày 20/8. Khi trả lời về việc Mỹ tăng cường tập trung binh lực trên Thái Bình Dương, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn hy vọng rằng “chiến lược của Mỹ không nhằm vào một quốc gia cụ thể trong khu vực”.
Theo Kiến thức
Nhân vật quyền lực thứ 3 của chính trường Nga tái xuất
Hôm 20/8, Nhật báo Izvestia của Nga đưa tin, Tổng thống Vladimir Putin đang có kế hoạch đưa người được mệnh danh "nhân vật quyền lực thứ 3", Vladislav Surkov, trở lại điện Kremlin, chưa đầy 4 tháng sau khi ông này từ chức.
Izvestia trích dẫn các nguồn tin chính phủ cho biết, Thủ tướng Putin sẽ bổ nhiệm Vladislav Surkov làm cố vấn điện Kremlin về các vấn đề đổi mới và phát triển doanh nghiệp.
Với vị trí mới này, ông Surkov, 48 tuổi, sẽ đảm nhiệm lĩnh vực mà ông đã từng giám sát khi còn là phó thủ tướng của Nga.
Người phát ngôn của chính phủ và thư kí báo chí của ông Putin chưa đưa ra bình luận gì về thông tin này.
Hiện nay, vấn đề ông Surkov từ chức vẫn còn là một điều gây nhiều hoài nghi trong chính giới Nga. Ông từ chức Phó Thủ tướng Nga đúng vào thời điểm đang có một cuộc thanh tra gắt gao về những sai phạm của một quỹ công nghệ cao mà ông Surkov nằm trong ủy ban giám sát.
Ngoài ra, trước khi ông Surkov từ chức ba ngày, tại cuộc họp với Nội các hồi tháng 5, ông Putin đã chỉ trích kịch liệt các bộ trưởng về vấn đề suy thoái kinh tế, và các nghị định, chính sách đã ban hành nhưng không hiệu quả trong khâu thực hiện.
Ông Vladislav Surkov và Tổng thống Putin (Ảnh Ria Novosti)
Ông Surkov không bình luận gì về việc vì sao mình từ chức. Tuy nhiên, người phát ngôn Kremlin Dmitry Peskov cho biết, "quyết định chấp nhận ông Surkov từ chức của Tổng thống" liên quan đến việc thực thi các sắc lệnh do ông Putin đưa ra từ tháng 5/2012.
Việc ông Surkov vừa từ chức chưa được 4 tháng đã nhanh chóng trở lại điện Kremlin với sự đề đạt của Tổng thống Putin cho thấy với chính quyền Putin, tầm ảnh hưởng và năng lực của cựu Phó Thủ tướng này là không thể thiếu vắng.
Ông Surkov được cựu Tổng thống Medvedev bổ nhiệm làm phó thủ tướng vào năm 2011 để hỗ trợ ông Putin. Surkov cũng nhận nhiệm vụ giám sát các đảng chính trị trong quốc hội, các chiến dịch bầu cử và báo chí Nga.
Trước khi trở thành phó thủ tướng, Surkov đã làm việc tại văn phòng Kremlin được 11 năm, và có vai trò lớn trong việc tạo dựng hệ thống chính trị, vì vậy ông nổi tiếng là "hồng y xám" chính trường Nga.
Trong hơn một thập kỷ, ông đã đặt ra khái niệm "dân chủ có chủ quyền" và được coi là kiến trúc sư của hệ thống chính trị "kiểm soát chặt chẽ" mà ông Putin xây dựng nhiều năm qua ở Nga.
Vladislav Surkov là một người khổng lồ trong lĩnh vực kinh tế, chính trị của đất nước này. Ông nổi tiếng với các thao tác khéo léo trước đối thủ chính trị của mình và với truyền thông, cũng như là một người ngoan cường và một thiên tài chiến thuật và tầm nhìn.
Đặc biệt, ông Surkov được chính giới Nga và đặc biệt là Tổng thống Putin nhận định "là người đàn ông làm chính trị vì đam mê".
Ngoài việc được biết đến là một nhân vật kiệt xuất trên chính trường, Vladislav Surkov ở đời thường còn được biết đến như một con người có suy nghĩ và lối sống khá khác biệt với các chính trị gia khác.
Ông sáng tác nhạc rock, viết tiểu thuyết bằng một bút danh khác và cũng thường xuyên gửi bài cho những chuyên trang của nhiều tạp chí của Nga. Ngoài ra, người đàn ông này còn là một nhà phê bình nghệ thuật, đặc biệt, ông rất thích thú với những bộ phim của Bollywood (Kinh đô điện ảnh của Ấn Độ).
Ông Surkov còn giữ chân dung của Tupac Shakur và Che Guevara, cùng một số nhà cách mạng và lãnh đạo khác trong văn phòng của mình tại điện Kremlin.
Theo Báo Đất Việt
Thế trận bao vây Trung Quốc của không quân Mỹ Không quân Mỹ đang bắt đầu triển khai luân phiên các lực lượng chủ lực của mình đến khu vực châu Á - Thái Bình Dương nhằm tạo thế gọng kìm bao vây Trung Quốc. Hôm 29.7, Tư lệnh không quân Mỹ tại Thái Bình Dương, tướng Herbert Carlisle, cho biết trong năm nay, không quân Mỹ sẽ gia tăng đáng kể sự...