Quân đội Mỹ kích hoạt kênh liên lạc với Nga về diễn biến tại Syria
Người phát ngôn Lầu Năm Góc Patrick Ryder cho biết Quân đội Mỹ đã kích hoạt một kênh liên lạc với Nga về những diễn biến gần đây ở Syria.
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ Patrick Ryder. Ảnh tư liệu: Anadolu Agency/TTXVN
“Chỉ huy Lực lượng đặc nhiệm hỗn hợp Mỹ – Chiến dịch Inherent Resolve (CJTFOIR) đã sử dụng đường dây nóng mà chúng tôi có với Nga để đảm bảo rằng chúng tôi có các đường dây liên lạc mở, vì thực tế là chúng tôi có các lực lượng hoạt động khá gần nhau về mặt địa lý liên quan đến Syria”, ông Ryder cho biết trong cuộc họp báo ngày 3/12.
Người phát ngôn Lầu Năm Góc nói thêm rằng ông sẽ không đi sâu vào chi tiết những cuộc trao đổi đó, ngoài việc hai bên có cơ chế liên lạc để ngăn ngừa khả năng tính toán sai lầm.
“Và một lần nữa, chúng tôi sẽ tiếp tục liên lạc với các quốc gia trên khắp khu vực để tiếp tục theo dõi diễn biến tình hình”, ông nói tiếp.
Tháng 6/2023, khi đề cập đến đường dây nóng liên lạc quân sự Nga – Mỹ liên quan đến vấn đề Syria, ông Ryder cho biết những đường dây liên lạc này vẫn mở.
Video đang HOT
Sáng ngày 27/11, nhóm cực đoan Jabhat al-Nusra đã phát động cuộc tấ.n côn.g quy mô lớn vào mặt trận rộng lớn ở miền Bắc Syria. Theo tuyên bố của Bộ Tư lệnh Lực lượng vũ trang Syria, những kẻ khủn.g b.ố đã cố gắng tấ.n côn.g các ngôi làng và thị trấn dưới sự bảo vệ của quân đội Syria và các cơ sở quân sự, tiếp tục nhắm vào các vị trí của lực lượng chính phủ. Quân đội Syria đã phát động một chiến dịch để đẩy lùi cuộc đột kích này.
Đến ngày 30/11, Bộ Tư lệnh Lực lượng vũ trang Syria tuyên bố quân đội nước này đang tiến hành các cuộc tấ.n côn.g vào các vị trí của những kẻ khủn.g b.ố đã xâm nhập vào nhiều khu phố trong thành phố Aleppo và đang chờ quân tiếp viện. Theo tuyên bố của Bộ Quốc phòng Syria, quân đội buộc phải tổ chức lại lực lượng để bảo vệ tính mạng của dân thường, binh sĩ và chuẩn bị cho một cuộc phản công.
Lý do khiến các nhóm đối lập Syria nổi dậy ở thời điểm này
Trong vòng 4 ngày, quân nổi dậy đã thay đổi mạnh mẽ tình hình tại Syria, vốn không có nhiều biến động trong hơn bốn năm.
Tấ.n côn.g bất ngờ
Phương tiện bị phá hủy trong một vụ tấ.n côn.g ở thành phố Idlib, Syria ngày 1/12. Ảnh: REUTERS/TTXVN
Lực lượng nổi dậy, do nhóm phiến quân Hồi giáo Hayat Tahrir al-Sham (HTS) cầm đầu, đã đột ngột tấ.n côn.g vào các thị trấn do chính phủ nắm giữ trong tuần này và vào tối 29/11 tiến đến Aleppo, lần đầu tiên kể từ năm 2016.
Quân đội Syria cho biết họ đang chống trả cuộc tấ.n côn.g và đã gây ra tổn thất nặng nề cho quân nổi dậy ở vùng nông thôn Aleppo và Idlib. Ngày 30/11, quân đội Syria thông báo "rút quân tạm thời" ở thành phố Aleppo để chuẩn bị phản công. Quân đội Syria khẳng định, việc rút quân nằm trong nỗ lực tái bố trí lực lượng ở thời điểm chờ viện binh. Quân đội Syria cũng thừa nhận, lực lượng nổi dậy đã chiếm được khu vực rộng lớn của Aleppo.
Trong giai đoạn 2012-2016, khi nội chiến tại Syria lên mức đỉnh điểm, Aleppo là nơi xảy ra nhiều cuộc giao tranh dữ dội, dẫn đến tàn phá nghiêm trọng. Sau đó, quân đội Syria đã giành lại quyền kiểm soát thành phố lớn thứ hai này.
Tiến trình hòa bình Astana - sáng kiến do Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và Nga đề xuất từ năm 2017 - chỉ định các khu vực như Aleppo và Idlib là vùng giảm leo thang.
Thời điểm hành động
Các tay sún.g phiến quân Syria chiếm giữ thành phố Alleppo, ngày 30/11. Ảnh: REUTERS/TTXVN
Các thủ lĩnh của HTS đã theo dõi chặt chẽ thay đổi địa chính trị, đặc biệt là tình hình của các lực lượng thân Iran hay xung đột Nga-Ukraine, để quyết định. Cây bút người Canada Eva Bartlett nhận định trên kênh RT rằng cuộc tấ.n côn.g mới nhất của lực lượng nổi dậy là nhằm gây bất ổn Syria và gây suy yếu các lực lượng thân Iran.
Nội chiến Syria bùng phát 13 năm trước, khi các cuộc biểu tình chống chính phủ leo thang thành giao tranh giữa quân đội Syria và lực lượng nổi dậy. Sau đó, Iran, Hezbollah và Nga đều cử nhân sự đến hỗ trợ quân đội Syria. Hezbollah chiến đấu sát cánh cùng quân đội Syria, Nga và Iran cử cố vấn quân sự đến Syria. Bên cạnh đó, quân đội Nga thực hiện các cuộc không kích vào lãnh thổ do quân nổi dậy chiếm giữ ở Syria.
Tuy nhiên, ở thời điểm Nga và Iran đang sao lãng bởi những cuộc xung đột riêng, lực lượng nổi dậy Syria liền chớp lấy thời cơ để hành động. Nga hiện tập trung quân đội và nguồn lực vào chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine và giảm dần hiện diện tại Syria. Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) ngày 30/11 cho biết, Nga đã rút nhiều hệ thống phòng không S-300 từ Syria về để điều động đến xung đột tại Ukraine.
Trong khi đó, Iran đang gặp khó khăn bởi các cuộc không kích của Israel gây ảnh hưởng đến các lực lượng thân Iran là các nhóm vũ trang ở Gaza, Liban, Iraq và Yemen vốn có quan điểm phản đối Israel, Mỹ. Sau 13 tháng giao tranh với Israel, Hezbollah đã mất thủ lĩnh Hassan Nasrallah và suy yếu nhiều.
Ông Joshua Landis tại Đại học Oklahoma (Mỹ) nhận định: "Israel đã thay đổi cán cân quyền lực trong khu vực khi đối đầu với các lực lượng thân Iran".
Ông Haid Haid tại Viện nghiên cứu Chatham House ở Anh cho biết lực lượng của Hezbollah và Iran đã buộc phải rút từ Syria để tham chiến ở những nơi khác.
Xe tăng của nhóm phiến quân Hayat Tahrir al-Sham di chuyển ở al-Rashideen, tỉnh Aleppo, Syria ngày 29/11. Ảnh: REUTERS/TTXVN
Một động cơ khác cho cuộc tấ.n côn.g có thể là để cắt đứt các tuyến tiếp tế của Hezbollah trong thời gian ngừng bắ.n với Israel. Vào ngày 26/11, Hezbollah đã đồng ý về thỏa thuận ngừng bắ.n với Israel. Nhà báo người Anh Vanessa Beeley nhận định cuộc tấ.n côn.g của các nhóm nổi dậy Syria đã được lên kế hoạch từ khi Israel bắt đầu đưa quân vào Liban. Theo bà Beeley, ở thời điểm này, Syria trở thành mục tiêu bị tấ.n côn.g để ngăn các tuyến tiếp tế vũ khí và cơ sở sản xuất của Hezbollah.
Nhóm nổi dậy HTS có thể đã quyết định rằng thời điểm là yếu tố cốt lõi. Tuy nhiên, tình trạng trên thực địa ở Syria cũng góp phần khiến quân nổi dậy được đà tiến lên. Tổng thống Bashar al-Assad dường như đã tự tin rằng khu vực tiề.n tuyến không còn nhiều rủi ro, bởi vậy, chính phủ Syria đã rút bớt một phần lực lượng tại đây. Ngoài ra, nhiều binh sĩ trong quân đội Syria có tuổ.i đời khá trẻ, do đó, khi đối mặt với cuộc tấ.n côn.g thần tốc và có tổ chức của lực lượng nổi dậy, họ lựa chọn rút lui thay vì chiến đấu.
Thế khó của Tổng thống Biden ở Syria trong những ngày cuối cùng tại Nhà Trắng Trong những ngày cuối nhiệm kỳ, Tổng thống Joe Biden đối mặt với thách thức ngoại giao tại Syria, nơi Mỹ duy trì lực lượng để ngăn chặn IS. Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại Nhà Trắng, Washington, D.C. Ảnh: THX/TTXVN Theo Ibrahim Al-Assil, thành viên cấp cao tại Viện Trung Đông ngày 1/12, trong những ngày cuối nhiệm kỳ, Tổng...