Quân đội Mỹ ‘hồi hộp’ khi F-22 bắn khinh khí cầu Trung Quốc
Vào thời điểm F-22 xuất kích, quân đội Mỹ vẫn chưa rõ liệu tên lửa có thể bắn trúng khinh khí cầu do thám của Trung Quốc hay không.
Cận cảnh một quả tên lửa AIM-9X giống loại bắn hạ khinh khí cầu Trung Quốc . KHÔNG QUÂN MỸ
Thậm chí ngay trước khi tiêm kích tàng hình F-22 khai hỏa tên lửa không đối không về phía khinh khí cầu do thám của Trung Quốc hôm 4.2, quân đội Mỹ vẫn chưa rõ liệu tên lửa có thể bắn hạ mục tiêu hay không.
Vào thời điểm xuất kích, chiếc F-22 di chuyển ở độ cao 17.670 m. Một quả tên lửa không đối không AIM-9X Sidewinder duy nhất được bắn về phía khinh khí cầu Trung Quốc đang ở độ cao từ 18.290 đến 19.810 m, báo điện tử Insider hôm 8.2 dẫn lời tướng Glen VanHerck, người đứng đầu Bộ Chỉ huy Phòng không Bắc Mỹ (NORAD) và Bộ Tư lệnh miền Bắc của Mỹ (USNORTHCOM).
Tướng Mỹ nói khinh khí cầu Trung Quốc từng bay đến Mỹ mà không bị phát hiện
Khi được hỏi tại sao Mỹ quyết định sử dụng tên lửa tầm ngắn AIM-9 thay vì loại AIM-120 tầm trung để bắn hạ tên lửa, tướng VanHerck thừa nhận vào thời điểm F-22 bắn tên lửa, bản thân ông cũng không thể chắc chắn liệu AIM-9 có thể bắn trúng đích.
Video đang HOT
“Tôi không biết về bất kỳ về vụ xử lý khinh khí cầu ở độ cao như thế này. Chúng tôi không nắm trong tay dữ liệu về vũ khí”, ông cho biết.
F-22 khai hỏa tên lửa . KHÔNG QUÂN MỸ
Dù hoạt động được trong mọi điều kiện thời tiết, AIM-120 có tầm bắn xa hơn và đầu đạn lớn hơn nên mức độ rủi ro cao hơn. “Chúng tôi đánh giá rằng (tên lửa AIM-9) sẽ có hiệu quả cao, và điều đó đã được chứng minh vào ngày 4.2″, ông VanHerck cho biết.
AIM-9 Sidewinder là dòng tên lửa tầm nhiệt siêu thanh, thuộc dòng đầu tiên được Hải quân Mỹ phát triển trong thập niên 1950 trước khi được Không quân Mỹ điều chỉnh và sử dụng. Tên lửa mang theo đầu đạn chất nổ có sức công phá cao, sử dụng dẫn đường hồng ngoại và trọng lượng lúc phóng 86 kg.
Trong khi đó, AIM-120 là thế hệ mới hơn, với chiều dài 3,65 m và trọng lượng lúc phóng 150,75 kg.
Mỹ chia sẻ thông tin về khinh khí cầu của Trung Quốc cho 40 quốc gia
Không quân Mỹ dùng phiên bản mới nhất của AIM-9 là AIM-9X để bắn hạ khinh khí cầu Trung Quốc. Đây không chỉ được xem là lần đầu tiên tên lửa AIM-9 diệt mục tiêu khí cầu ở độ cao lớn, mà còn là lần tiêu diệt mục tiêu trên không đầu tiên của tiêm kích thế hệ 5 tàng hình F-22 Raptor .
Vụ khinh khí cầu Trung Quốc: Nhật Bản bất ngờ thay đổi quan điểm
Nhật Bản ngày 9-2 cho biết đang phối hợp với Mỹ để thu thập và phân tích thông tin liên quan đến các vật thể bay không xác định được phát hiện trên không phận của họ.
"Chúng tôi đang liên lạc với Mỹ nhưng chúng tôi sẽ không bình luận về những trao đổi ngoại giao" - người phát ngôn chính phủ Nhật Bản Hirokazu Matsuno chia sẻ trong buổi họp báo ngày 9-2.
"Chúng tôi đang phân tích những vật thể được phát hiện trên bầu trời Nhật Bản hồi tháng 6-2020 và tháng 9-2021" - ông Hirokazu nói tiếp, đồng thời khẳng định Tokyo muốn tìm hiểu xem liệu có vụ việc nào tương tự vụ việc vừa xảy ra ở Mỹ hay không.
Thông tin trên được chia sẻ không lâu sau khi Mỹ bắn hạ khinh khí cầu Trung Quốc bị nghi hoạt động gián điệp ở bang Nam Carolina. Bắc Kinh khẳng định khí cầu của họ phục vụ mục đích dân sự và vô tình bay lạc vào không phận Mỹ.
Trước đó, vào tháng 6-2020, một vật thể bí ẩn có hình dạng giống khinh khí cầu được phát hiện ở miền Bắc của Nhật Bản. Người dân địa phương đã chụp ảnh và chia sẻ lên mạng xã hội.
Giới chức Nhật Bản thời điểm đó khẳng định họ ngạc nhiên trước sự xuất hiện của vật thể này, trong khi cơ quan khí tượng Nhật Bản nói rằng vật thể này trông giống thiết bị theo dõi thời tiết nhưng không thuộc về họ.
Khinh khí cầu Trung Quốc bị Mỹ bắn hạ vào ngày 4-2. Ảnh: Reuters
Chính phủ Nhật Bản khi đó bác thông tin cho rằng vật thể lạ nêu trên thuộc về một chính phủ nước ngoài. Tuy nhiên, hành động cứng rắn gần đây của Mỹ khiến họ thay đổi quan điểm và muốn đánh giá lại sự việc.
Phát ngôn viên Matsuno còn tiết lộ "chính phủ Nhật Bản phát hiện những khinh khí cầu tương tự", bao gồm quả được phát hiện vào tháng 1-2022 ở miền Tây Nam của quốc gia này.
"Chúng tôi tiếp tục nỗ lực thu thập và phân tích thông tin cùng đồng minh" - ông Matsuno khẳng định.
Bộ Quốc phòng Nhật Bản hồi đầu tuần này cho biết họ đã "giám sát không phận Nhật Bản 24 giờ, 365 ngày". Tuy nhiên, cơ quan này từ chối xác nhận liệu họ có phát hiện những vật thể bay giống như quả khinh khí cầu bị Mỹ bắn hạ hay không.
Hành động cứng rắn của Mỹ buộc chính phủ Nhật Bản đánh giá lại các vụ việc liên quan đến vật thể bay "lạ" được phát hiện trên không phận của họ. Ảnh: Reuters
Căng thẳng Mỹ - Trung sau vụ bắn khí cầu có thể tác động tới Đông Nam Á Mối ngờ vực ngày càng gia tăng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể gây tổn hại cho Đông Nam Á vào thời điểm khu vực này đang gặp khó khăn với lạm phát và suy thoái kinh tế. Các nước Đông Nam Á đang cảnh giác rằng sự đổ vỡ giữa Mỹ và Trung Quốc sau vụ bắn...