Quân đội Mỹ gửi nhầm vi khuẩn gây bệnh than sang Hàn Quốc
Quân đội Mỹ thừa nhận đã gửi nhầm vi khuẩn gây bệnh than tới một căn cứ quân sự tại Hàn Quốc cùng các phòng thí nghiệm ở 9 bang của nước này.
Hình ảnh minh họa. (Ảnh: AFP)
Thông báo của Lầu Năm Góc ngày 27/5 khẳng định không có mối nguy nào tới cộng đồng và không người bị nhiễm bệnh than sau sự cố đáng tiếc này. Thông báo cũng cho hay các mẫu vi khuẩn gây bệnh than được gửi tới căn cứ quân sự Mỹ tại Hàn Quốc đã được tiêu hủy theo đúng quy trình.
Tuy nhiên, theo AFP, 4 thường dân ở Mỹ đã được điều trị sau khi tiếp xúc với vi khuẩn bệnh than. Ông Jason McDonald, người phát ngôn của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), khẳng định bốn người trên chỉ đối diện với nguy cơ “nhỏ” về việc nhiễm bệnh than.
Một quan chức Mỹ giấu tên cho biết các vi khuẩn gây bệnh than đã được gửi tới các phòng thí nghiệm ở các bang Maryland, Texas, Wisconsin, Delaware, New Jersey, Tennessee, New York, California và Virginia. Bốn người hiện đang phải điều trị sau khi tiếp xúc với vi khuẩn đang sinh sống ở bang Delaware, Texas và Wisconsin.
Những mẫu vi khuẩn gây bệnh than nêu trên từng được tiêu hủy tại một phòng thí nghiệm của quân đội Mỹ tại bang Utah và được cho là “đã chết”.
Video đang HOT
Tuy nhiên, một công ty tư nhân ở bang Maryland mới đây đã thông báo với nhà chức trách rằng những mẫu vi khuẩn này vẫn “sống”, đồng thời đưa ra đề nghị cảnh báo tới toàn bộ các phòng thí nghiệm đã nhận loại vi khuẩn này trong những tháng qua.
Thông tin chính xác về nguyên nhân vụ gửi nhầm và có bao nhiêu phòng thí nghiệm tại 9 bang bị ảnh hưởng bởi vi khuẩn gây bệnh than nêu trên hiện vẫn chưa rõ.
Vi khuẩn gây bệnh than từng được sử dụng để phát triển các loại vũ khí sinh học. Giới chức Mỹ rất lo ngại loại vi khuẩn này rơi vào tay các nhóm khủng bố.
Năm 2001, năm người đã thiệt mạng sau khi vi khuẩn gây bệnh than được gửi qua đường thư tín tới địa chỉ các quan chức Mỹ và những nhân vật nổi tiếng làm trong giới truyền thông.
Ngọc Anh
Tổng hợp
Theo Dantri
Mỹ sắp phải đóng cửa toàn bộ căn cứ quân sự ở Mỹ Latinh?
Giới lãnh đạo Mỹ Latinh sẽ thảo luận về việc di chuyển toàn bộ các căn cứ quân sự của Mỹ ra khỏi khu vực này trong Hội nghị thượng đỉnh châu Mỹ được tổ chức tại Panama vào tháng Tư.
Hãng tin RT cho hay hội nghị thượng đỉnh châu Mỹ sẽ diễn ra từ ngày 10 - 11/4 với sự góp mặt của các thành viên đại diện cho 31 quốc gia.
Chia sẻ với hãng tin EFE, Tổng thư ký Liên hiệp các quốc gia Nam Mỹ (UNASUR), ông Ernesto Samper cho biết cuộc họp sắp tới sẽ là nơi để "đánh giá lại mối quan hệ giữa Mỹ và Nam Mỹ. Và điểm nhấn trong chương trình nghị sự về những mối quan hệ tại Mỹ Latinh sẽ là việc đóng cửa các căn cứ quân sự Mỹ trong khu vực".
Binh sĩ Mỹ tại Căn cứ Không quân Muniz ở San Juan, Puerto Rico.
Cũng theo ông Samper, các căn cứ quân sự của Mỹ trong khu vực đã trở thành "đống phế liệu sau khi Chiến tranh Lạnh và nhiều cuộc xung đột khác kết thúc".
Tổng thư ký UNASUR còn lên án thói quen hành động đơn phương của Mỹ nhằm đạt được những mục tiêu mà nước này đề ra tại khu vực Mỹ Latinh. Theo ông Samper, điển hình, Mỹ đã ra tuyên bố Venezuela là mối đe dọa tới an ninh của Washington.
"Trong một thế giới toàn cầu hóa như hiện nay, không một quốc gia nào có quyền phán xét về cách điều hành của một nước khác và càng không có quyền áp đặt lệnh trừng phạt cũng như cấm vận", ông Samper nhấn mạnh.
Cuộc họp tại Panama lần này được xem là một sự kiện mang tính lịch sử khi lần đầu tiên có sự tham dự của phái đoàn Cuba kể từ năm 1962 khi mà Cuba bị trục xuất khỏi Tổ chức Các nước châu Mỹ (OAS).
Hồi năm 2014, Mỹ và Canada đã phủ nhận bản đề xuất tái kết nạp Cuba làm thành viên. Hành động này đã vấp phải làn sóng phản đối từ UNASUR. Thậm chí, Ecuador và Nicaragua còn tẩy chay cuộc họp thượng đỉnh vào năm ngoái.
Trong năm nay, Chủ tịch Cuba Raul Castro sẽ có cơ hội gặp mặt Tổng thống Mỹ Barack Obama. Đây còn là cơ hội giúp khôi phục mối quan hệ Mỹ - Cuba sau nhiều năm đối đầu.
Tuy nhiên, Tổng thư ký Samper khẳng định việc bình thường hóa quan hệ Cuba - Mỹ sẽ không làm lu mờ những vấn đề liên quan tới cuộc đối đầu giữa Washington và Caracas (thủ đô của Venezuela) cũng như những tranh cãi xung quanh hoạt động của nhà tù vịnh Guantanamo, chương trình quân sự hóa của Mỹ tại khu vực Mỹ Latinh và nhiều vấn đề khác.
Liên hiệp các quốc gia Nam Mỹ (UNASUR) có 12 thành viên và 2 quốc gia giữ tư cách quan sát viên. Tổ chức này được thành lập vào năm 2004 và hoạt động với đầy đủ chức năng vào năm 2011.
Theo Infonet
Hai kẻ định gia nhập IS âm mưu tấn công căn cứ quân sự ở Mỹ Ngày 26/3, nhà chức trách Mỹ đã bắt một quân nhân Lực lượng Vệ binh quốc gia và một người họ hàng của y với cáo buộc ủng hộ tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng và âm mưu tấn công một căn cứ quân sự Mỹ ở tiểu bang Illinois. Hasan Edmonds (trái) và Jonas Edmonds (phải) (Nguồn: chicago.cbslocal.com) Thông...