Quân đội Mỹ đã bắn hạ máy bay MH370 của Malaysia?
Mỹ đã bắn hạ máy bay mất tích MH370 một cách vô tình hoặc cố ý, và bây giờ Mỹ muốn che đậy sự thật, theo một bài viết trên trang tin OpEdNews.com (Mỹ).
Một máy bay của hãng Malaysia Airlines
Theo bài viết trên trang tin OpEdNews.com (Mỹ) ngày 18/4 của học giả, nhà dịch thuật Mỹ John Chuckman, Mỹ có hàng loạt vệ tinh do thám tân tiến chụp ảnh bề mặt trái đất mỗi ngày, nhưng Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) không muốn bất kỳ ai biết được khả năng thật sự của những vệ tinh này.
Ngoài ra, quân đội Mỹ cũng có những radar hiện đại nhất thế giới được đặt tại một căn cứ bí mật ở rạn san hô vòng Diego Garcia trên Ấn Độ Dương.
Ông Chuckman đặt nghi vấn, với hệ thống radar như vậy thì MH370 không tài nào bị điều khiển chuyển hướng để né được radar của Mỹ.
Máy bay Boeing 777-200 (MH370) của Malaysia Airline, chở 239 người, đã mất tích một cách bí ẩn kể từ ngày 8/3 sau khi cất cánh từ sân bay quốc tế Kuala Lumpur để đến thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc.
Chính quyền Malaysia tuyên bố MH370 đã bị điều khiển chuyển hướng sau khi biến mất khỏi màn hình radar, rồi rơi xuống nam Ấn Độ Dương, không ai trên máy bay sống sót, và tất cả thiết bị thông tin liên lạc máy bay với mặt đất đều bị tắt.
Nhưng đến nay vẫn chưa phát hiện được mảnh vỡ nào hay hộp đen của máy bay MH370.
Video đang HOT
“Tôi không cần biết máy bay MH370 bị không tặc hay phi công lái máy bay tự sát, nhưng máy bay không thể lọt qua được tai mắt tình báo quân sự Mỹ”, ông Chuckman cho biết.
Theo ông Chuckman, có khả năng quân đội Mỹ đã bắn hạ MH370 và đang cố che đậy sự thật.
Và thậm chí khi các mảnh vỡ máy bay MH370 nếu được tìm thấy dưới đáy đại dương, quân đội Mỹ cũng có thể tự tin rằng khó ai có thể tìm ra chứng cứ cho thấy Mỹ bắn hạ MH370, ông Chuckman nhận định.
Trước đó, Tiến sĩ Kevin Barrett, một học giả Mỹ nổi tiếng về thuyết âm mưu, cho biết ông tin rằng CIA biết chính xác chuyện đã xảy ra với máy bay mất tích MH370, nhưng che giấu sự thật.
Quân đội Mỹ từng bắn nhầm máy bay dân sự
Ông Chuckman cho rằng có ít nhất 4 vụ quân đội Mỹ bắn máy bay dân sự, và chỉ thừa nhận một vụ một cách gián tiếp.
Vào ngày 3.7.1988, máy bay Airbus A300 B2-203 (chuyến bay 655) của hãng hàng không Iran Air đã bị bắn hạ ở Ấn Độ Dương bởi tên lửa từ tàu tuần dương Mỹ USS Vincennes, khiến 290 người chết trong đó có 66 trẻ em, theo tờ The New York Times (Mỹ).
Vụ bắn hạ máy bay này xảy ra ngay trong không phận của Iran giữa lúc xảy ra chiến tranh Iran – Iraq.
Thuyền trưởng và thủy thủ đoàn USS Vincennes nhận diện nhầm máy bay Airbus A300 B2-203 (khi nó chuyển hướng) là chiến đấu cơ F-14 Tomcat đã phóng tên lửa bắn hạ máy bay này.
Mãi đến 8 năm sau, Mỹ và Iran mới đạt được thỏa thuận bí mật dàn xếp vụ việc này.
Mỹ chịu chi 61,8 triệu USD bồi thường cho gia đình các nạn nhân, nhưng không hề công khai xin lỗi hay nhận trách nhiệm.
Theo Xahoi
Úc xem xét bổ sung tàu ngầm tìm kiếm MH370
Các tàu ngầm và thiết bị đặc biệt dưới nước khác có thể được triển khai để tìm kiếm chuyến bay MH370 của Malaysia Airlines, sau khi tàu ngầm mini không người lái phải hủy bỏ cuộc tìm kiếm đầu tiên do đáy biển Ấn Độ Dương sâu vượt tầm hoạt động của nó.
Tàu ngầm không người lái Bluefin-21.
Một cuộc tìm kiếm bằng tàu ngầm không người lái Bluefin-21 của Mỹ đã bắt đầu hồi đầu tuần này và dự kiến sẽ mất 9 ngày để rà soát khu vực, nơi được tin là có nhiều khả năng phát hiện xác chiếc Boeing 777 nhất.
Tuy nhiên, Bluefin-21 đã buộc phải cắt ngắn sứ mệnh dự định kéo dài 20 giờ ngay trong ngày tìm kiếm đầu tiên do độ sâu của biển sâu hơn 4,500 m, vượt tầm hoạt động của tàu. Cuộc phân tích dữ liệu từ cuộc tìm kiếm kéo dài 6 giờ của Bluefin-21đã cho thấy không có xác máy bay nào trong khu vực.
Giới chức cho biết các thiết bị lặn lớn hơn có thể là cần thiết vì mặc dù khu vực có độ sâu trung bình nằm trong tầm hoạt động của Bluefin-21 nhưng một số khu vực vẫn sâu hơn và nằm ngoài khả năng của nó.
Ông Angus Houston, người đứng đầu trung tâm điều phối tìm kiếm MH370 tại thành phố Perth (Úc), cho hay việc triển khai các tàu bổ sung "đang được xem xét".
Bluefin-21đã dự kiến được tái triển khai cho lần lặn thứ 2 kéo dài 20 giờ và được tái lập trình để đảm bảo rằng nó vẫn hoạt động được ở dưới nước và không lặn quá độ sâu tối đa. Tuy nhiên, thời tiết xấu đã khiến việc triển khai tàu lùi so với kế hoạch.
Đại tá Mark Matthews, từ hải quân Mỹ, cho hay cuộc tìm kiếm bằng tàu ngầm đang diễn biến chậm và sẽ bắt đầu bằng việc rà soát 4 khu vực ở Ấn Độ Dương, nơi các tín hiệu có thể là từ hộp đen được phát hiện hồi tuần trước.
"Chúng tôi đang nghiên cứu các khu vực ưu tiên cao", Đại tá Matthews nói. "Nếu các cuộc triển khai chiến thuật này không mang lại kết quả, chúng tôi sẽ cần mở rộng khu vực tìm kiếm".
Đại tá Matthews cũng cho biết, giới chức có thể cân nhắc triển khai thêm các tàu ngầm và thiết bị dưới nước, nhưng nói thêm rằng "chúng tôi chưa sẵn sàng chuyển sang giai đoạn đó".
Giới chức tin tưởng rằng các tiếng ping được phát hiện hồi tuần trước là từ hộp đen máy bay MH37 và rằng xác máy bay nhiều khả năng nằm trong khu vực tìm kiếm nằm cách bờ biển phía tây nước Úc khoảng 1.050 km.
Một cuộc tìm kiếm trên biển và trên không, với sự tham gia của 9 máy bay quân sự, 2 máy bay dân sự và 11 tàu, vẫn tiếp tục tìm các mảnh vỡ trôi nổi của máy bay. Tuy nhiên, cho tới nay chưa mảnh vỡ nào được tìm thấy.
Chuyến bay MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines, chở 239 người trên khoang, đã mất tích hôm 8/3 khi đang trên đường từ Kuala Lumpur đi Bắc Kinh.
Theo Dantri
Tìm MH370: Thế giới "cáu" với đòn hỏa mù của TQ Những tuyên bố hỏa mù của Trung Quốc đã nhiều lần khiến lực lượng tìm kiếm hao tổn thời gian quý báu mà không thu được kết quả gì. Hồi tuần trước, tàu Hải Tuần 01 của Trung Quốc khiến cả thế giới ngỡ ngàng khi tuyên bố dò được một số xung tín hiệu có thể phát ra từ hộp đen MH370....