Quân đội Mỹ có khả năng can thiệp sâu vào châu Phi
Bộ Tư lệnh tác chiến của Mỹ tại châu Phi đang có khả năng sẽ thâm nhập sâu vào châu lục đen.
Trước tình trạng bất ổn tại Bắc Phi từ Libya, Mali đến Algeria và nhất là sau vụ phái bộ ngoại giao Mỹ bị tấn công ở Benghazi, Bộ Tư lệnh tác chiến của Mỹ (AFRICOM) xuất hiện với tần suất cao.
Bộ Tư lệnh “ hổ không nanh”
Được thành lập vào năm 2007, bộ tư lệnh vùng mới nhất của Mỹ là AFRICOM đảm trách huấn luyện cho quân đội các nước châu Phi để tăng cường khả năng ứng phó khi xảy ra khủng hoảng. Tuy nhiên, bộ tư lệnh này ngay từ đầu vấp phải sự nghi ngại từ các chính quyền châu Phi. Vào năm 2008, Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ George W.Bush thăm Ghana, người đồng cấp chủ nhà John Kufuor nói thẳng thừng sẽ không cho phép Lầu Năm Góc đặt căn cứ ở nước này, theo mạng lưới phát thanh NPR. Sau đó, dù rất nỗ lực nhưng Washington tiếp tục bị những “cú tát nước” tương tự từ các chính quyền khác ở châu Phi. Cuối cùng, tổng hành dinh của AFRICOM đành phải đóng ở Stuttgart (Đức). Vì thế, ông Richard Downie, Phó giám đốc phụ trách chương trình châu Phi tại Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược (CSIS), nhận định bộ tư lệnh này ra đời rất nhọc nhằn.
Lực lượng AFRICOM ở Sicily – Ảnh: AFRICOM
Cho đến trước khi vụ Đại sứ Mỹ Chris Stevens cùng 3 giới chức ngoại giao nước này thiệt mạng tại Benghazi, AFRICOM vẫn chưa có lực lượng biệt kích phản ứng nhanh (gọi tắt là CIF). Theo tờ The Washington Times, mỗi bộ tư lệnh tác chiến của Mỹ đều được trang bị CIF, trừ AFRICOM. Do đó, khi phái bộ ngoại giao trên bị tấn công, tư lệnh AFRICOM là tướng Carter Ham phải gọi điện mượn đội biệt kích của Bộ Tư lệnh Mỹ tại châu Âu (EUCOM). Thế nhưng, lực lượng này khi đó đang diễn tập tại Trung Âu nên chẳng thể hỗ trợ. Vì vậy, suốt 8 giờ sau khi vụ tấn công xảy ra, AFRICOM chỉ làm được điều duy nhất là triển khai 2 máy bay do thám không người lái đến hiện trường để truyền hình ảnh về Lầu Năm Góc và Cơ quan Tình báo trung ương Mỹ (CIA).
Video đang HOT
Sau sự kiện “muối mặt” này, AFRICOM mới thành lập được CIF nhưng lại đóng quân ở căn cứ Carson bang Colorado, Mỹ, cách châu Phi khoảng 10.000 km. Tờ The Washington Times dẫn lời một quan chức quốc phòng Mỹ cho biết: “Họ (AFRICOM – NV) không ở châu Âu. Họ không ở châu Phi. Họ được đặt ở căn cứ Carson”. Ngoài ra, AFRICOM có sử dụng một căn cứ ở Djibouti, thuộc phía đông châu Phi, nhưng vẫn cách xa các điểm nóng hiện tại ở lục địa đen. Vì vậy, giới báo chí Mỹ từng giễu cợt rằng AFRICOM là “hổ không nanh”.
Vai trò mới
Tại phiên điều trần trước thượng viện về vụ tấn công ở Benghazi, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã kêu gọi Lầu Năm Góctăng cường can thiệp quân sự lẫn chính trị tại Bắc Phi. Đây là khu vực đang có nhiều điểm nóng như xung đột tại Mali, Nigeria và Algeria – nơi vừa xảy ra vụ khủng hoảng con tin, theo tờ The Guardian. Trước đó, nhiệm vụ của AFRICOM là triển khai chiến dịch “Giai đoạn 0″, tức huấn luyện và trang bị cho các lực lượng châu Phi để ứng phó khi khủng hoảng phát sinh. Tuy nhiên, thực tế đã chứng tỏ rằng cách tiếp cận đó không phải lúc nào cũng thành công, theo NPR dẫn lời Giáo sư Michael Brenner của Đại học Texas.
Theo tờ The New York Times, một số tay súng tham gia bắt cóc con tin khiến 37 nạn nhân thiệt mạng tại Nhà máy khí đốt In Amenas ở Algeria bị cho từng liên quan vụ sát hại Đại sứ Stevens hồi tháng 9.2012. Hiện tại, Mỹ hỗ trợ Pháp trong chiến dịch can thiệp quân sự vào Mali, nơi một số binh sĩ được Washington huấn luyện đã gia nhập lực lượng Hồi giáo cực đoan mà Paris đang đối mặt. Vì thế, bà Clinton nhận định đã đến lúc Lầu Năm Góc cân nhắc lại vai trò của AFRICOM tại châu Phi. Đây được xem như một cơ hội để bộ tư lệnh này có cớ triển khai quân trên toàn châu lục đen. Theo trang tin World Tribune, Mỹ sẽ điều quân đến 35 quốc gia châu Phi vào năm 2013 để đối phó với nguy cơ khủng bố từ các nhóm có liên hệ với al-Qaeda.
Theo TNO
5 con tin nước ngoài 'đang ở sa mạc Sahara'
Quan chức Algeria hôm qua cho biết các con tin nước ngoài mất tích sau vụ bắt cóc ở Algeria có thể còn sống và đang trốn trong sa mạc.
Sa mạc Sahara ở Algeria có địa hình nhiều đá, nhiệt độ xuống dưới 3 độ C vào ban đêm. Ảnh: Saharamet
Các phần tử khủng bố Al-Qaeda được cho là đã giết hại 37 người nước ngoài và 8 người Algeria tại khu liên hợp nhà máy khí đốt ở In Amenas trong cuộc giam giữ kéo dài 4 ngày, trong khi 5 người nước ngoài khác vẫn chưa được tìm thấy.
Một cuộc tìm kiếm tại sa mạc Sahara đã được tiến hành sau khi các quan chức Algeria cho rằng có thể những người này đã trốn được những kẻ bắt cóc và thoát vào sa mạc.
"Họ còn sống không? Họ có cố gắng chạy trốn khỏi hiện trường vụ tấn công như một số người khác không? Họ có bị lạc trong sa mạc không? Tất cả những câu hỏi đó chúng tôi đều đang tự hỏi bản thân mình", Telegraph dẫn lời một quan chức của Văn phòng Thủ tướng Algeria, nói.
Nhà máy khí đốt ở In Amenas liên doanh giữa tập đoàn BP của Anh, Statoil của Na Uy và Sonatrach của Algeria, nằm ở sâu trong sa mạc Sahara, gần biên giới với Libya, cách bờ biển hơn 1.287 km.
Sa mạc ở đây có địa hình bằng phẳng nhưng nhiều đá, rất nóng vào mùa hè nhưng xuống 3 độ C vào ban đêm trong mùa đông.
Một số công nhân nước ngoài chạy thoát khỏi những kẻ bắt cóc cho biết họ trốn khỏi hiện trường bằng cách cắt qua hàng rào dây thép gai, làm tăng lên tia hy vọng những người mất tích cũng trong trường hợp đó.
Trong lúc đó, thủ lĩnh al-Qaeda ở vùng Maghreb Hồi giáo (AQIM), được cho là đứng đằng sau vụ bắt cóc, hôm qua tiếp tục đe dọa sẽ có thêm những cuộc tấn công nhằm vào phương tây. Người phát ngôn của tổ chức "Ký tên bằng máu" nói rằng Pháp hãy chờ đón "hàng chục Mohamed Merah" nữa. Merah là tay súng sát hại 7 người trong trường tiểu học ở tây nam nước Pháp hồi tháng 3 năm ngoái.
Tổ chức này cũng tuyên bố vụ tấn công, bắt cóc vừa qua "thành công đến 90% khi tấn công được vào khu vực chiến lược được 800 lính bảo vệ chỉ với 40 người". Nhà chức trách Pháp cho biết họ đã ngăn chặn 5 nỗ lực của al-Qaeda để thâm nhập vào Pháp và phá vỡ 3 âm mưu khủng bố của nhóm trong 3 năm qua.
Theo VNE
Algeria công bố số con tin thiệt mạng Ít nhất 37 người nước ngoài cùng 11 người địa phương thiệt mạng trong cuộc khủng hoảng con tin tại một nhà máy khí đốt miền đông Algeria. Thủ tướng Algeria Abdelmalik Sellal. Ảnh: AFP Theo Al Jazeera, Thủ tướng Algeria Abdelmalik Sellal hôm qua xác nhận có ít nhất 37 con tin nước ngoài, thuộc 8 quốc gia, cùng 11 người Algeria...