Quân đội Mỹ căng mình giữa những căng thẳng gia tăng ở Trung Đông, châu Âu và châu Á
Quân đội Mỹ đang gặp phải thách thức lớn do sự căng thẳng gia tăng ở nhiều khu vực trên thế giới, bao gồm Trung Đông, châu Âu và châu Á.
Điều này gây khó khăn trong việc duy trì hoạt động hải quân, áp lực tài chính và nguồn lực, cũng như vấn đề trong lĩnh vực phòng không.
Mỹ đã triển khai tàu sân bay tới Trung Đông trong bối cảnh căng thẳng leo thang. Ảnh: IRNA/TTXVN
Theo tờ The National (UAE) ngày 9/8, việc Mỹ phải đối mặt với những thách thức đa dạng và ngày càng gia tăng từ nhiều khu vực trên thế giới đã đặt lực lượng quân đội của nước này vào một trạng thái căng thẳng lớn. Từ cuộc xung đột ở Ukraine, căng thẳng gia tăng với Trung Quốc ở Thái Bình Dương, đến những giao tranh ở Trung Đông, khả năng duy trì và triển khai lực lượng của Mỹ đang bị thử thách nghiêm trọng.
Các chuyên gia quân sự đã cảnh báo rằng Mỹ có thể gặp khó khăn trong việc đồng thời xử lý các cuộc khủng hoảng đang gia tăng ở Trung Đông, châu Âu và châu Á. Đặc biệt là việc hỗ trợ Ukraine trong cuộc xung đột với Nga, đồng thời tăng cường hoạt động hải quân để đối phó với ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc, cũng như đối phó với nguy cơ xung đột mở rộng ở Trung Đông đang làm gia tăng áp lực lên quân đội Mỹ. Hiện tại, Mỹ có hàng nghìn quân đồn trú rải rác tại các căn cứ ở Iraq, Syria và Jordan, vốn là những tiền đồn xa xôi và thường xuyên bị tấn công.
Video đang HOT
Sự gia tăng căng thẳng ở Trung Đông, đặc biệt là sau vụ ám sát thủ lĩnh Hamas Ismail Haniyeh tại Tehran, cũng đã làm dấy lên những mối lo ngại về khả năng của Mỹ trong việc duy trì ổn định và bảo vệ lực lượng cũng như đồng minh. Vào đầu tháng này, khi tình hình leo thang, Mỹ đã triển khai thêm nhiều tài sản quân sự, trong đó có tàu sân bay và tàu chiến đến khu vực nhằm tăng cường sức mạnh hải quân cũng như sẵn sàng cho phản ứng quân sự.
Khó khăn
Mặc dù các tàu sân bay là trung tâm của sức mạnh hải quân Mỹ, khả năng triển khai và duy trì chúng trong các khu vực chiến lược đã gặp nhiều khó khăn. Nhóm tác chiến tàu sân bay USS Dwight D. Eisenhower đã mở rộng hoạt động triển khai tại Trung Đông và được tăng cường thêm bởi nhóm tác chiến tàu sân bay USS Gerald Ford. Dù vậy, việc duy trì hoạt động không dễ dàng trong bối cảnh một cuộc chiến khu vực đang nổi lên với sự tham gia của các lực lượng như Houthi ở Yemen, Hezbollah ở Liban và lực lượng dân quân ở Iraq.
Mặc dù hải quân Mỹ có khả năng thực hiện 200-500 phi vụ không kích mỗi ngày từ hai tàu sân bay, nỗ lực duy trì an ninh, an toàn ở Biển Đỏ đã thất bại. Việc phong tỏa của Houthi đã làm giảm hơn 60% lượng vận chuyển qua khu vực này, trong khi chiến dịch không quân của Mỹ và Anh nhằm tấn công thiết bị bay không người lái và tên lửa của Houthi đã không đạt được kết quả mong muốn.
Một trong những vấn đề lớn nhất mà quân đội Mỹ đang đối mặt là thách thức về tài chính và nguồn lực. Dù có ngân sách quốc phòng kỷ lục, hải quân Mỹ đang phải đối mặt với sự quá tải. Tàu sân bay USS Nimitz, một trong những tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân lâu đời nhất, đang ngừng hoạt động, trong khi USS John F. Kennedy, một tàu sân bay lớp Ford, hiện đang bị chậm tiến độ ba năm và dự kiến sẽ không đi vào hoạt động cho đến giữa năm 2025.
Với việc chỉ có ba hoặc bốn tàu sân bay đang hoạt động tại một thời điểm, việc duy trì khả năng răn đe và bảo vệ khu vực trở nên khó khăn hơn. Salvatore Mercogliano, nhà sử học hàng hải tại Đại học Campbell ở Bắc Carolina và là cựu lính thủy đánh bộ Mỹ, cho biết: “Tôi nghĩ cách triển khai hải quân Mỹ đang gửi đi một thông điệp lẫn lộn”.
Trong lĩnh vực phòng không, Mỹ cũng gặp phải thách thức lớn. Hệ thống Patriot, được tối ưu hóa để bắn hạ tên lửa đạn đạo, đã chứng minh giá trị của mình trong các cuộc tấn công ở Ukraine và vùng Vịnh. Tuy nhiên, nhu cầu về phiên bản mới nhất của hệ thống này, như tên lửa đánh chặn PAC-3, đã tăng vọt, gây áp lực lên sản xuất và kho dự trữ. Hiện tại, tập đoàn Lockheed Martin đang nỗ lực sản xuất 650 tên lửa đánh chặn mỗi năm để đáp ứng nhu cầu này.
Bên cạnh đó, sự thiếu hụt đạn dược toàn cầu và các giải pháp phòng không hiệu quả là những vấn đề lớn. Elizabeth Dent, một nhà phân tích quân sự tại Viện Chính sách Cận Đông Washington cho rằng, việc sử dụng tên lửa đánh chặn có giá hàng triệu USD để đối phó với thiết bị bay không người lái giá rẻ của Houthi không phải là một mô hình bền vững. Các công ty quân sự đang nghiên cứu và triển khai các giải pháp mới, như vũ khí năng lượng laser, để giảm chi phí và tăng hiệu quả.
Tóm lại, với tình hình căng thẳng ngày càng gia tăng trên nhiều mặt trận, Mỹ đang đối mặt với những thách thức lớn trong việc duy trì và triển khai lực lượng.
Houthi tuyên bố nã tên lửa đạn đạo tấn công chiến hạm Mỹ
Lực lượng Houthi ở Yemen thông báo sử dụng máy bay không người lái (UAV) và tên lửa tập kích 3 tàu trên biển Đỏ và biển Arab, trong đó có một tàu khu trục của quân đội Mỹ.
Hãng tin PressTV của Iran ngày 16/6 dẫn lời phát ngôn viên Yahya Saree của lực lượng Houthi ở Yemen xác nhận lực lượng này đã sử dụng tên lửa đạn đạo tấn công một tàu khu trục của Mỹ và dùng tên lửa hải quân nhắm bắn một tàu khác có tên Captain Paris ở biển Đỏ.
Tàu khu trục USS Mason, một trong những chiến hạm được Mỹ triển khai tới Trung Đông để ứng phó Houthi. Ảnh: GettyImages
Sau đợt tấn công đầu tiên, Houthi tiếp tục triển khai UAV tập kích con tàu có tên Happy Condor trên biển Arab. Phát ngôn viên Saree khẳng định công ty sở hữu tàu Happy Condor "đang cố gắng vi phạm lệnh cấm nhập cảnh vào các cảng tại các vùng lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng".
Tuyên bố của ông Saree không nêu rõ liệu hỏa lực của Houthi có đánh trúng các con tàu và gây ra thiệt hại nào hay không. Đại diện lực lượng Houthi tuyên bố họ sẽ chỉ dừng tấn công tàu bè khi Israel ngưng chiến dịch tấn công ở Dải Gaza.
Trước đó cùng ngày, Cơ quan Thương mại Hàng hải Vương quốc Anh (UKMTO) cho hay, một con tàu di chuyển ở khu vực cách bờ biển Yemen khoảng 40 hải lí đã ghi nhận hai vụ nổ. Tuy nhiên, con tàu cùng các thuyền viên đều an toàn và tiếp tục hải trình định trước.
Houthi hiện kiểm soát miền Tây Yemen, bao gồm thủ đô Sanaa và khu vực bờ biển tiếp giáp biển Đỏ cũng như vịnh Aden. Nhóm vũ trang này từ cuối năm ngoài tuyên bố nhắm mục tiêu vào tàu bè mà họ cho là có liên quan đến Israel để phản đối chiến dịch của Tel Aviv ở Dải Gaza.
Để ngăn chặn các cuộc tấn công của Houthi, Mỹ đã triển khai một nhóm tàu đến khu vực và phối hợp cùng đồng minh tấn công các mục tiêu Houthi trên lãnh thổ Yemen. Tuy nhiên, theo Financial Times, Houthi đến nay vẫn duy trì năng lực tấn công tên lửa vào các mục tiêu ở biển Đỏ.
Diễn biến mới khó lường trong xung đột Trung Đông Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant ra tuyên bố rắn về Hamas, trong khi quân đội nước này tấn công nhắm vào một số khu vực khác ở Trung Đông. Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) sáng qua (3.6) tuyên bố trong 24 giờ trước đó, các máy bay chiến đấu của họ đã tấn công khoảng 50 mục tiêu ở Dải...