Quân đội Mali bắt Tổng thống và Thủ tướng
Binh sĩ Mali đưa Tổng thống và Thủ tướng lâm thời tới căn cứ quân sự bên ngoài thủ đô Bamako hôm 24/5, động thái bị cho là “bắt cóc”.
Một quan chức tại văn phòng thủ tướng cho biết Tổng thống Bah Ndaw và Thủ tướng Moctar Ouane đều đã bị đưa đến doanh trại quân đội Kati gần thủ đô. Một quan chức cấp cao giấu tên của quân đội xác nhận thông tin trên.
Thủ tướng lâm thời Mali Moctar Ouane trước đó cho biết binh sĩ đã đưa ông đến văn phòng tổng thống dưới sự cưỡng bức.
Động thái này diễn ra sau thông báo cải tổ chính phủ ở quốc gia Tây Phi, trong đó hai sĩ quan quân đội tham gia cuộc đảo chính chống tổng thống đắc cử Ibrahim Boubacar Keita hồi tháng 8 năm ngoái bị thay thế.
Tổng thống lâm thời Mali Bah Ndaw dự một sự kiện ở thủ đô Bamako tháng 9/2020. Ảnh: AFP .
Video đang HOT
Việc bắt giam hai lãnh đạo làm dấy lên lo ngại về cuộc đảo chính thứ hai. Tổng thống Bah Ndaw và Thủ tướng Moctar Ouane đang lãnh đạo chính phủ lâm thời được thành lập sau cuộc khủng hoảng hồi tháng 8, song các lãnh đạo đảo chính và sĩ quan quân đội vẫn nắm giữ ảnh hưởng đáng kể đối với chính phủ, gây nghi ngờ về cam kết tổ chức bầu cử đầu năm tới.
Quân đội giữ các danh mục chiến lược mà họ kiểm soát thời chính quyền trước trong quá trình cải tổ. Nhưng hai lãnh đạo đảo chính, gồm cựu bộ trưởng quốc phòng Sadio Camara và cựu bộ trưởng an ninh Modibo Kone, đã bị thay thế.
Cuộc cải tổ cũng diễn ra vào thời điểm ngày càng nhiều thách thức chính trị ở thủ đô Bamako và áp lực buộc phải tuân theo thời hạn cho những cải cách đã cam kết. Tin đồn đảo chính xuất hiện ở Bamako từ tối qua, nhưng thành phố vẫn tương đối bình lặng.
Các cơ quan quốc tế lớn như Liên Hợp Quốc, Liên minh châu Âu (EU) và Liên minh châu Phi (AU) lên án hành động của quân đội Mali. Một tuyên bố chung của LHQ, AU, Cộng đồng Kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS), EU, Mỹ và Anh yêu cầu trả “tự do ngay lập tức và vô điều kiện” cho các chính trị gia.
Các lãnh đạo EU hôm nay tiếp tục lên án cái mà họ gọi là “vụ bắt cóc” lãnh đạo dân sự của Mali.
“Những gì đã xảy ra rất nghiêm trọng và chúng tôi sẵn sàng xem xét các biện pháp cần thiết”, chủ tịch Hội đồng EU Charles Michel nói với các phóng viên sau hội nghị thượng đỉnh EU, thêm rằng các lãnh đạo EU ủng hộ kêu gọi của AU và ECOWAS về việc quay lại chính phủ chuyển tiếp do dân sự lãnh đạo.
Các sĩ quan quân đội trẻ đã lật đổ tổng thống đắc cử Keita ngày 18/8/2020 sau nhiều tuần biểu tình. Sau khi 15 quốc gia ECOWAS đe dọa áp lệnh trừng phạt, chính quyền quân sự đã trao quyền cho chính phủ lâm thời, cam kết cải cách hiến pháp và tổ chức các cuộc bầu cử theo giai đoạn trong vòng 18 tháng.
Bất ổn dồn nén khiến binh lính bắt Tổng thống, Thủ tướng Mali Mỹ, Pháp nín thở dõi theo đảo chính ở Mali
Liên Hợp Quốc cân nhắc kêu gọi cấm vận vũ khí Myanmar
Đại hội đồng Liên Hợp Quốc sẽ xem xét dự thảo nghị quyết không ràng buộc kêu gọi "lập tức đình chỉ" chuyển giao vũ khí cho quân đội Myanmar.
Một quan chức Liên Hợp Quốc (LHQ) hôm 17/5 cho hay dự thảo nghị quyết của Đại hội đồng kêu gọi "đình chỉ ngay lập tức việc cung cấp, mua bán hoặc chuyển giao trực tiếp hay gián tiếp mọi loại vũ khí, đạn dược và thiết bị quân sự cho Myanmar".
Liechtenstein là nước đưa ra đề xuất này, được Liên minh châu Âu, Anh và Mỹ ủng hộ. Dự thảo nghị quyết đã được thảo luận trong nhiều tuần, thu hút sự đồng thuận của 48 quốc gia, trong đó Hàn Quốc là quốc gia châu Á duy nhất.
Nếu Đại hội đồng LHQ không thể đạt đồng thuận về dự thảo nghị quyết, nó sẽ được đưa ra biểu quyết tại phiên họp toàn thể diễn ra vàongày 18/5.
Người dân Myanmar biểu tình phản đối đảo chính hôm 15/5 ở Dawei. Ảnh: AFP
Nghị quyết cũng kêu gọi quân đội Myanmar "chấm dứt tình trạng khẩn cấp" và lập tức ngăn chặn "mọi hành vi bạo lực chống lại người biểu tình ôn hòa", cũng như "trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho Tổng thống Win Myint, Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi" và tất cả những ai "bị giam giữ, buộc tội hoặc bắt giữ tùy tiện" sau cuộc đảo chính hôm 1/2.
Dự thảo cũng kêu gọi Myanmar nhanh chóng thực hiện đồng thuận 5 điểm đã đạt được với các lãnh đạo ASEAN hôm 24/4, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho đặc phái viên LHQ tới Myanmar và cung cấp quyền tiếp cận an toàn và không bị cản trở cho các nỗ lực nhân đạo.
Khác với các nghị quyết do Hội đồng Bảo an thông qua, nghị quyết của Đại hội đồng không mang tính ràng buộc. Tuy nhiên, văn kiện này có giá trị chính trị mạnh mẽ.
Một số tổ chức phi chính phủ từ lâu đã kêu gọi cấm vận vũ khí với Myanmar. Từ ngày 1/2, Hội đồng Bảo an đã đưa ra 4 tuyên bố về Myanmar, nhưng lần nào các cụm từ đề cập tới khả năng áp lệnh trừng phạt quốc tế cũng đều bị Trung Quốc hoặc Nga phản đối.
Quân đội Myanmar nắm quyền sau khi tiến hành cuộc đảo chính chóng vánh ngày 1/2 và tuyên bố sẽ ổn định đất nước, song căng thẳng tại quốc gia này chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi các cuộc biểu tình nổ ra chống chính quyền quân sự. Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị (AAPP) cho biết lực lượng an ninh Myanmar đã bắn chết ít nhất 780 người biểu tình, trong đó có hơn 50 trẻ nhỏ, và bắt giam hơn 3.800 người. Chính quyền quân sự Myanmar phủ nhận con số này.
Mỹ sẵn sàng đàm phán nối lại thỏa thuận hạt nhân Iran Hôm 18/2, chính quyền Mỹ thông báo sẵn sàng tham gia đàm phán với Iran và các cường quốc khác về việc tái tham gia thỏa thuận hạt nhân năm 2015. Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết nước này sẽ chấp nhận lời mời từ Liên minh châu Âu để tham dự cuộc họp của các nước tham gia thỏa thuận hạt nhân...