Quân đội là mục tiêu “đả hổ” tiếp theo của Trung Quốc?
Sau khi Chu Vĩnh Khang bị điều tra, tướng lĩnh quân đội Trung Quốc đang vô cùng bất an, lo lắng.
Một ngày sau khi Trung Quốc tuyên bố chính thức điều tra và truy tố cựu ủy viên Bộ Chính trị Chu Vĩnh Khang, nhật báo Quân Giải phóng lập tức đăng bài tung hô và thể hiện sự “ủng hộ toàn diện” của lực lượng quân đội và cảnh sát vũ trang đối với cuộc điều tra này.
Tờ Quân Giải phóng cũng “hy vọng” rằng thượng tướng Từ Tài Hậu, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương bị điều tra từ đầu tháng Bảy với tội danh tham nhũng sẽ là quan chức quân đội “cuối cùng” bị vướng vào tấm lưới chống tham nhũng do Chủ tịch Tập Cận Bình giăng ra trên quy mô toàn quốc.
Trong bài báo này, cơ quan ngôn luận của quân đội Trung Quốc kêu gọi toàn thể sĩ quan, binh sĩ “ủng hộ cuộc điều tra” Chu Vĩnh Khang, Từ Tài Hậu, và rằng không ai sẽ được hưởng ngoại lệ trong chiến dịch này, dù người đó quyền cao chức trọng tới đâu đi chăng nữa.
Thượng tướng Từ Tài Hậu bị bắt giữ và điều tra từ đầu tháng Bảy
Hôm thứ Năm, Bộ Quốc phòng Trung Quốc cũng có một động thái bất thường khi cho phép các phóng viên quốc tế của AP, Reuters, Asahi Shimbun, ITAR-TASS… tham dự cuộc họp báo thường kỳ để thể hiện sự “minh bạch” hơn.
Trước các phóng viên trong nước và quốc tế, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Geng Yansheng nói: “Chúng tôi hy vọng việc tham dự buổi họp báo này sẽ giúp các bạn đưa tin về các vấn đề quân sự ở Trung Quốc, để giúp thế giới nhìn nhận Trung Quốc và quân đội chúng tôi theo cách khách quan và đúng thực tế hơn”. Ông này cũng không quên nhắc lại sự ủng hộ của cán binh quân đội đối với cuộc điều tra Từ Tài Hậu.
Trong thời gian này, quân đội Trung Quốc cũng cấp tập tung ra thông tin về những thành tựu mà họ vừa đạt được để khơi dậy sự ủng hộ của những người theo chủ nghĩa dân tộc ở Trung Quốc. Hôm qua, họ ngầm thừa nhận về sự tồn tại của tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Đông Phong 41 có khả năng bắn tới Mỹ. Họ cũng khoe rằng đã thiết lập một trung tâm chỉ huy hải-không quân để giám sát Khu vực Nhận diện Phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông.
Tờ Đại Công Báo ở Hong Kong cũng “hòa giọng” khi nói rằng trung tâm chỉ huy này sẽ giám sát mọi hoạt động của lực lượng phòng vệ Nhật Bản và có thể kiểm soát tới 300 máy bay chiến đấu.
Theo các chuyên gia phân tích, những động thái trên của quân đội Trung Quốc thể hiện một thực tế rằng các tướng lĩnh nước này đang đối mặt với nỗi sợ hãi trở thành mục tiêu tiếp theo trong chiến dịch chống tham nhũng của Chủ tịch Tập Cận Bình, đặc biệt là trong bối cảnh chiến dịch này đã lấy được đà và đang tăng tốc.
Video đang HOT
Phát biểu trong chuyến thăm một căn cứ quân sự ở Phúc Kiến hôm qua, ông Tập nói rằng sẽ tiếp tục tấn công vào nạn tham nhũng, hối lộ trong quân đội, để cho các binh sĩ “nhớ rõ ưu tiên của mình ở đâu”.
Ông Tập Cận Bình đến thăm một căn cứ quân sự ở Phúc Kiến
Nhân dịp này, ông Tập cũng kêu gọi sĩ quan, binh sĩ quân đội tránh “tứ nạn” là chủ nghĩa hình thức, quan liêu, hưởng lạc và lãng phí, đồng thời tái khẳng định sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng đối với quân đội.
Theo chuyên gia phân tích Clint Richards của tờ The Diplomat, giới lãnh đạo quân sự Trung Quốc biết rõ rằng nguy cơ họ trở thành mục tiêu trong chiến dịch của ông Tập là rất cao, và nhiều khả năng chiến dịch này sẽ tiếp tục “thừa thắng xông lên” chứ không dừng lại như họ vẫn hy vọng.
Từng là một lực lượng chính trị đáng tin cậy của Đảng Cộng sản Trung Quốc, trong hai thập kỷ qua, quân đội nước này đã chứng kiến nhiều vụ bê bối tham nhũng làm giảm sút uy tín trầm trọng. Với sự ngã ngựa của những nhân vật đầy quyền lực như Từ Tài Hậu và Chu Vĩnh Khang, các tướng lĩnh quân đội đang ngày càng bất an về số phận của mình.
Các tướng lĩnh quân đội đang lo sợ sẽ trở thành mục tiêu tiếp theo của ông Tập
Có vẻ như hiện các tướng lĩnh cấp cao quân đội Trung Quốc đang cố bấu víu vào “chiếc phao” cuối cùng là khả năng kêu gọi sự hậu thuẫn của những người theo chủ nghĩa dân tộc bằng những chính sách đối chọi với Nhật Bản và Mỹ.
Theo chuyên gia Richards, một khi cảm thấy bị đe dọa bởi chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập, các tướng lĩnh Trung Quốc sẽ tận dụng thứ vũ khí tinh thần này một cách quyết liệt hơn.
Tuy nhiên, trong cuộc chơi chính trị này, Chủ tịch Tập Cận Bình cũng tỏ ra vô cùng khôn ngoan và sắc sảo, khi ông chưa vội vàng hành động nếu chưa chắc chắn cô lập được mục tiêu và có được những sự ủng hộ chính trị cần thiết. Đối với ông Tập, đối phó với nạn tham nhũng đang hoành hành trong quân đội là một thử thách rất lớn nữa mà ông cần phải có quyết sách phù hợp để vượt qua.
Theo NTDDiplomat
Chu Vĩnh Khang bị giam ở đâu?
Cựu Bộ trưởng Công an Chu Vĩnh Khang đang bị điều tra nội bộ, có thể bị giam giữ ở "nhà tù số 1 Trung Quốc", tức nhà tù Tần Thành ở Bắc Kinh, theo hãng tin Bloomberg. Và ông thuộc diện "song quy".
Lãnh đạo trại tạm giam số 1 chuẩn bị một ngày đón các nhà báo tham quan
"Song quy" (shuangui) là một hình thức tạm giam và lấy cung đối với cán bộ công chức bị cáo buộc tham nhũng, lạm dụng quyền lực cùng các tội vi phạm kỷ luật nghiêm trọng trước khi bắt đầu bất kỳ thủ tục pháp lý nào. Nghi phạm bị tạm giam suốt nhiều tháng và không được hưởng những quyền lợi pháp lý dành cho công dân TQ.
Trên lý thuyết, điều tra viên của Ủy ban kiểm tra kỷ luật trung ương (CCDI, thuộc đảng Cộng sản TQ) có thời hạn 6 tháng để hoàn tất cuộc lấy cung vốn có thể diễn ra ở khách sạn hoặc nhà trọ, theo một cuốn sách về hệ thống nhà tù TQ của chuyên viên pháp lý Flora Sapio.
Sách này in năm 2010, nêu nghi phạm bị canh gác kỹ ngay cả khi họ cần đi vệ sinh, và họ thường bị đánh đập, bị thiếu ngủ. Vì nghi can và cán bộ điều tra đều là đảng viên và cần giữ kỷ luật đảng, cuộc hỏi cung này thường tiến hành lặng lẽ, không công bố toàn bộ chi tiết.
Khi kết thúc điều tra, đôi khi điều tra viên giao nghi phạm cùng vài chứng cứ chọn lọc cho viện kiểm sát để lập thủ tục truy tố. Hàng năm, không hề có số liệu về số người bị điều tra bằng hình thức "song quy".
Giới truyền thông nhà nước TQ trong nhiều tháng gần đây đã đề cập nhiều cán bộ bị chết khi bị tạm giam, gồm một số cán bộ được cho là đã nhảy ra khỏi cửa sổ để tự tìm đến cái chết. Trong vụ xét xử Bạc Hy Lai (cựu Bí thư thành ủy Trùng Khánh) phạm tội nhận hối lộ và lạm dụng quyền lực, Bạc đã nói trước tòa rằng lời khai của ông ta là "không phải tự nguyện", mà là bị các điều tra viên ép cung.
Bạc không nói ông ta bị tra tấn trong biên bản tường thuật vụ án được đưa lên mạng internet, nhưng biên bản này đã được kiểm duyệt. Cựu Bộ trưởng Đường sắt Lưu Chí Quân bị tội nhận hối lộ và lạm quyền cũng từng chịu hình thức tạm giam để điều tra này.
Song quy đã bị nhiều người chỉ trích là "ngoài vòng pháp luật" vì nhiều trường hợp người bị bắt giam đã bị tra tấn dã man và bị ép phải nhận tội.
Tuy nhiên, người bảo vệ song quy nói cán bộ điều tra cần có quyền không hạn chế để phòng chống việc cán bộ bị nghi sai phạm sử dụng tầm ảnh hưởng để ngăn chặn cuộc điều tra. Người bảo vệ nói cần phải biệt giam các nghi phạm để họ không thể tiếp xúc với người có thể liên quan, hoặc với công an, chánh án mà các nghi phạm này có thể gây ảnh hưởng.
Nhà tù Tần Thành nằm dưới núi Yên Sơn (phía bắc thủ đô Bắc Kinh), có lối vào như một ngôi chùa, theo Bloomberg. Đây là nơi cải tạo của nhiều cán bộ đảng viên tham nhũng, biến chất. "Chiến hữu" Bạc của Chu cũng bị giam ở nhà tù này, nhưng không thể rõ họ có "tái ngộ" ?
Chu Vĩnh Khang từng đi thị sát nhà tù Tần Thành
Nhà tù Tần Thành xây năm 1958, ban đầu để giam các tù nhân Quốc dân đảng. Trại tạm giam số 1 này cũng là nơi từng giam bà Giang Thanh - vợ góa cố lãnh đạo Mao Trạch Đông - suốt 3 năm, đến năm 1981 mới đưa bà ra tòa xét xử, trong nhóm "bè lũ 4 tên" gây ra các tội ác trong cuộc Cách mạng văn hóa. Đây cũng là nơi giam giữ cựu chủ tịch TQ Lưu Thiếu Kỳ.
Nhà tù Tần Thành được tiếng đối xử tử tế với tù nhân hơn so với các nhà tù khác. Chuyện kể rằng tại nhà tù này, bà Giang Thanh được nhận khẩu phần ăn trị giá 1,5 Nhân dân tệ/ngày, gồm cá, thịt và sữa. Khẩu phần này có giá trị gấp 2, 3 lần so với mức sống của dân thường TQ.
Trong cuốn sách biên khảo về Giang Thanh của nhà sử gọc Úc Ross Terrill, thuật lời kể của bà Giang Thanh khi bị giam: "Tôi ăn được, ngủ được".
Trong nhà tù này, mỗi phòng giam có diện tích 20 mét vuông, có bàn ghế, nhà vệ sinh riêng và có cả máy giặt.
Với lịch sử giam giữ các tù nhân chính trị, nhà tù này do Bộ Công an TQ quản lý, thay vì Bộ Tư pháp. Trước Chu và Bạc, các "quan tham" bị nhốt ở đây là Trần Hy Đồng (cựu chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố Bắc Kinh) lãnh án 16 năm tù dưới thời chủ tịch Giang Trạch Dân, và Trần Lương Vũ (cựu bí thư Thượng Hải) bị kết án 18 năm tù thời chủ tịch Hồ Cẩm Đào.
Một phòng hỏi cung
Theo Một Thế Giới
Báo Đài Loan: Chu Vĩnh Khang từng cố ám sát Tập Cận Bình Cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quôc Chu Vĩnh Khang bị cho là đã cố ám sát Chủ tịch Tập Cận Bình ít nhất 2 lần, tờ China Times (Đài Loan) cho biết trong bài tổng hợp các tin đồn xoay quanh nhân vật đình đám này hôm 30.7. Cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị...