Quân đội Israel tuyên bố chọc thủng phòng tuyến của Hamas ở Dải Gaza
Quân đội Israel cho biết đã chọc thủng tuyến phòng thủ của Hamas, tiếp cận thành phố Gaza, trong khi gần 20 bình sĩ Israel đã thiệt mạng trong trận chiến.
Binh sĩ Israel hoạt động sâu bên trong Dải Gaza. Ảnh: timesofisrael.com
Thời báo Israel ngày 2/11 dẫn lời người phát ngôn Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) Daniel Hagari cho biết quân đội nước này đã chọc thủng phòng tuyến của Hamas ở phía bắc Dải Gaza.
“Với kế hoạch đã định, thông tin tình báo chính xác và các cuộc tấn công phối hợp [từ trên bộ, trên không và trên biển], lực lượng của chúng tôi đã chọc thủng tuyến phòng thủ của Hamas ở phía bắc Dải Gaza”, ông Hagari nói.
Về phần mình, Tướng Itzik Cohen, chỉ huy Sư đoàn 162 của IDF, cho biết lực lượng Israel đã tiến sâu vào Gaza và đang “ở cửa ngõ Thành phố Gaza”.
Ông nói với các phóng viên rằng trong 5 ngày qua, “chúng tôi đã phá hủy phần lớn năng lực của Hamas, tấn công các cơ sở chiến lược của tổ chức này”. Tuy nhiên, ông cảnh báo rằng đó là một “nhiệm vụ lâu dài” và còn nhiều việc phải làm.
Trong khi đó, Tham mưu trưởng IDF, Trung tướng Herzi Halevi nêu rõ “cái giá phải trả trong cuộc chiến chống lại Hamas là nặng nề và đau đớn, nhưng cần thiết”. “Chúng ta đang ở giữa một cuộc chiến. Đây sẽ là một cuộc chiến lâu dài và chúng ta sẽ chiến đấu đến cùng”, ông Halevi tuyên bố.
Video đang HOT
Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant cho biết: “Các trận chiến khốc liệt đang diễn ra ở Gaza. IDF đang tiến trên con đường đánh bại Hamas. Cuộc chiến đang tiến triển theo đúng mục tiêu. Hamas đang phải hứng chịu những đòn nặng nề. Hơn 10.000 quả đạn pháo đã được thả xuống thành phố Gaza, hàng nghìn mục tiêu bị tấn công, hàng nghìn địa điểm bị phá hủy, hàng nghìn tay súng bị tiêu diệt”.
Ông Gallant thông báo các binh sĩ IDF đang chạm trán với nhiều tay súng Hamas từ những đường hầm, bệnh viện và trường học, đồng thời cam kết rằng Israel “sẽ không dừng lại cho đến khi tiêu diệt được tất cả những kẻ khủng bố”.
Chuyên gia nhận định về diễn biến cuộc tấn công trên bộ ở Dải Gaza
Tối 27/10, Israel đã phát động cuộc tấn công trên bộ vào phía bắc Dải Gaza, mở màn chiến dịch tác chiến đô thị có thể sẽ kéo dài.
Theo trang The Guardian (Anh), chiến dịch này được phát động hơn 3 tuần sau cuộc tấn công bất ngờ của lực lượng Hamas vào lãnh thổ Israel hôm 7/10. Nhóm giám sát Airwars cho biết cuộc oanh tạc trên không này đã trút xuống Gaza số bom nhiều hơn cả lượng bom mà Mỹ đã thả xuống trong "những tháng chết chóc nhất" để tiêu diệt khủng bố Nhà nước Hồi giáo.
Quân đội Israel đã bắn trên 8.000 quả đạn vào phía Bắc và phía Nam Gaza để nỗ lực đẩy lùi sự kháng cự của phong trào Hồi giáo Hamas. Tuy nhiên, cuộc tấn công đã khiến hàng nghìn người thương vong. Mới đây nhất, ngày 31/10, khi tiêu diệt một nhân vật chủ chốt của Hamas, Israel đã không kích trại tị nạn Jabalia ở phía Bắc Gaza, khiến hàng chục người chết.
Video và hình ảnh do Lực lượng Phòng vệ Israel công bố ngày 31/10 cho thấy các binh lính và xe tăng tiến vào khu vực đô thị tan hoang. Mặc dù quân đội Israel và Hamas đều mô tả đây là trận chiến khốc liệt, nhưng giới chuyên gia nhận định đây có thể chỉ là cuộc giao tranh mở màn giành vị trí chiến lược.
Rất khó để có được thông tin xác minh. Tuy nhiên, bằng chứng xuất hiện từ khu vực chiến sự cho thấy việc quân đội Israel tìm cách bao vây thành phố Gaza có thể là bước đầu để nỗ lực kiểm soát thủ phủ của dải đất này.
Ngày 30/10, các xe tăng của Israel đã tiến tới vùng ngoại ô thành phố Gaza, cắt đứt con đường huyết mạch từ phía Bắc tới phía Nam Salah al-Din. Các thông tin sau đó cho thấy con đường này đã thông trở lại, song có khả năng đã tạo thành một vòng vây. Về mặt lý thuyết, động thái bao vây này sẽ khiến hoạt động tấn công diễn ra dễ dàng hơn.
Các nhà phân tích quân sự đã xác định được ít nhất 3 khu vực tiến quân vào Gaza của Israel. Đồ hoạ: The Guardian
Tác chiến đô thị là hình thức tác chiến nguy hiểm nhất. Như trong cuộc giao tranh ở Bakhmut kéo dài gần một năm ở Ukraine, khung cảnh hoang tàn đã mang lại lợi thế đáng kể cho nỗ lực phòng thủ. Nhưng Hamas đã tiến xa hơn, xây dựng một mạng lưới đường hầm được gia cố bằng xi măng dưới lòng đất.
Ông Ben Barry, nhà phân tích tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, cho rằng Thủ tướng Benjamin Netanyahu đã đặt ra những mục tiêu chính trị khác nhau cho quân đội Israel.
Ông Netanyahu cho hay mục tiêu của cuộc tấn công trên bộ là nhằm triệt tiêu khả năng quản lý và quân sự của Hamas cũng như giải cứu con tin. Tuyên bố này cho thấy một cuộc tấn công ác liệt có thể xảy ra, trong đó các đường hầm của Hamas sẽ bị các robot trang bị vũ khí của Israel tấn công hoặc phong tỏa.
Về việc giải cứu con tin, ông Barry cho rằng Israel cần đưa ra cách tiếp cận kỹ càng hơn. Ông nói thêm: "Cần có thông tin tình báo tốt và tiến hành một cách cẩn trọng".
Một câu hỏi khác là Hamas sẽ phản ứng như thế nào? Sức mạnh và năng lực quân sự của lực lượng này chưa rõ ràng, nhưng các thủ lĩnh Hamas có nhiều lựa chọn.
Israel ước tính quy mô lực lượng chiến đấu của Hamas vào khoảng 30.000, trong đó 1.200 người đã thiệt mạng sau cuộc tấn công vào Israel đầu tháng 10.
Chuyên gia nhận định các tay súng Hamas sẽ chiến đấu vì thành phố Gaza và cố gắng gây thương vong cho quân đội Israel. Ngoài ra, Hamas có thể rút lui về phía Nam vùng lãnh thổ này và bắt giữ con tin nếu có thể.
Về phần mình, Israel vẫn giữ được những lợi thế quân sự đáng gờm: ưu thế trên không và lực lượng chiến đấu hiện đại, được huấn luyện bài bản với 400 xe tăng luôn sẵn sàng chiến đấu. Quân đội thường trực của nước này ước tính có tới 126.000 binh sĩ, có thể được tăng cường bằng 360.000 quân dự bị. Song quân đội Israel cũng có nhiệm vụ khác là bảo vệ miền Bắc khỏi lực lượng Hezbollah ở Liban và đối mặt với tình hình an ninh đang xấu đi ở Bờ Tây. Trái lại, Hamas chỉ có trang thiết bị hạn chế.
Các nhà quan sát cho hay nếu kế hoạch ban đầu là kiểm soát thành phố Gaza ở phía Bắc, nơi IDF coi là trung tâm hoạt động của Hamas, thì cuộc giao tranh có thể sẽ khó khăn cho cả hai bên. Cuộc chiến này sẽ rất phức tạp bởi có nhiều thường dân vẫn ở lại nơi đô thị đông đúc, trong khi các kho vũ khí của Hamas được đặt gần nhau hoặc xen lẫn trong dân cư.
Việc phá hủy các khu đô thị gần như là điều không thể tránh khỏi. Như trong trận chiến Raqqa ở Syria năm 2017, 80% tòa nhà đã bị phá hủy sau 90 ngày giao tranh. Ít nhất 1.600 thường dân đã thiệt mạng.
Điều phức tạp hơn chính là mối nguy hiểm và tính chất khó đoán trong cuộc chiến trên bộ. Hai tuần trước, Trung Đông đã đứng trên bờ vực bất ổn lan rộng khi Hamas cáo buộc lực lượng không quân Israel ném bom bệnh viện Ahli Arab khiến hàng trăm người chết. Theo chính quyền ở Gaza do Hamas kiểm soát, vụ nổ đã khiến 471 người dân thiệt mạng. Còn theo phân tích của tình báo Mỹ, vụ nổ này không phải do phía Israel gây ra.
Có nguy cơ sẽ xảy ra các sự cố tương tự. Israel cho biết trung tâm chỉ huy chính của Hamas hoạt động bên dưới bệnh viện Dar al-Shifa đông đúc ở thành phố Gaza. Tại đây, vẫn còn 19.000 người bị thương và 14.000 người đang trú ẩn. Các quan chức Hamas phủ nhận đặt trung tam chỉ huy dưới bệnh viện này.
Không rõ thực hư ra sao nhưng giới chuyên gia nhận định các địa điểm như bệnh viện Dar al-Shifa vẫn có nguy cơ bị không kích và tác động bởi giao tranh trong những tuần tới.
Israel giải thích lý do không kích trại tị nạn ở Dải Gaza Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF, quân đội Israel) đã đưa ra lý do để giải thích cho quyết định tấn công trại tị nạn Jabalya ở phía Bắc Dải Gaza khiến trên 50 người chết. Tìm kiếm các nạn nhân trong đống đổ nát sau vụ oanh tạc của Israel xuống trại tị nạn Nuseirat ở Dải Gaza ngày 31/10/2023. Ảnh: AFP/TTXVN...