Quân đội chế tạo 5 xe labo xét nghiệm Covid-19
Sau 25 ngày thiết kế, chế tạo, cải hoán thành công, 5 xe labo xét nghiệm Covid-19 đã được Bộ Quốc phòng nghiệm thu, chuẩn bị đưa vào sử dụng ở vùng dịch.
Trao đổi với VnExpress chiều 20/9, trung tướng Trần Duy Giang, Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần cho biết, cùng với xe xét nghiệm cơ động của các bệnh viện quân y, Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga, 5 xe labo sẽ tham gia phục vụ công tác xét nghiệm Covid-19 cơ động ở các địa phương có dịch. “Sáng 22/9, hai xe sẽ lên đường vào TP HCM”, tướng Giang cho hay.
Xe xét nghiệm phòng chống dịch do quân đội thiết kế, chế tạo, cải hoán. Ảnh: Hữu Lý
Viện Kỹ thuật cơ giới quân sự – Tổng cục Kỹ thuật (Bộ Quốc phòng) nhận nhiệm vụ thi công 5 labo xét nghiệm vào ngày 11/8, thời gian hoàn thành trong 30 ngày. Tuy nhiên, quá trình triển khai, do nhiệm vụ cấp bách, thời gian được rút ngắn thêm 5 ngày để kịp qua hội đồng nghiệm thu nhiều cấp, nhanh chóng đưa vào sử dụng.
Viện trưởng, đại tá Trần Hữu Lý cho biết, tất cả thiết bị nhập khẩu, cấu hình labo do Viện và Cục Quân y thống nhất. Các xét nghiệm đảm bảo an toàn sinh học cấp 2 và đủ điều kiện để xét nghiệm sinh học phân tử. Vì thời gian hạn chế, đơn vị được phép thực hiện hợp đồng theo hình thức vừa thiết kế vừa thi công (hợp đồng EPC: Engineering – Procurement – Construction).
Ba đầu mối cùng thực hiện nhiệm vụ là Phòng ôtô quân sự (phụ trách thiết kế); Trung tâm Ứng dụng khoa học công nghệ cơ giới (phối hợp cùng đối tác liên doanh để mua sắm thiết bị); và Xưởng chế thử (đảm nhiệm khâu gia công sản xuất). Với mỗi hạng mục thiết kế hoàn thành, Trung tâm ứng dụng khoa học công nghệ cơ giới và Xưởng chế thử sẽ phối hợp triển khai ngay.
“Trong điều kiện Covid-19 diễn biến phức tạp, chúng tôi phải làm việc ba tại chỗ. Lực lượng được chia thành các tổ và làm theo ca để xưởng hoạt động liên tục, không ngừng nghỉ, làm đến đâu nghiệm thu đến đấy”, đại tá Lý chia sẻ.
Mỗi lần xét nghiệm trên một xe labo lưu động được 96 mẫu đơn; nếu mẫu gộp 10 sẽ được 960 mẫu. Mỗi lô xét nghiệm mất khoảng 3 giờ. “Năng suất này lớn và hiện đại nhất so với các xe labo xét nghiệm Covid-19 cơ động ở Việt Nam hiện nay”.
Video đang HOT
Xe labo xét nghiệm có nhiều buồng khác nhau. Ảnh: Đức Tâm
Xe labo xét nghiệm có 4 khu vực, gồm: buồng để các thiết bị điện; buồng chiết tách và xử lý mẫu bệnh phẩm; buồng trung gian ở giữa; buồng xét nghiệm sinh học phân tử (Realtime RT – PCR) và đọc kết quả.
Các buồng chuyên dùng được lắp đặt thiết bị hiện đại như tủ an toàn sinh học cấp 2, tủ bảo quản, máy ly tâm, tủ lạnh âm, máy Realtime PCR… Buồng chiết tách là buồng áp lực âm đảm bảo virus từ mẫu không truyền ra môi trường. Giữa khoảng chiết tách và khoang đọc kết quả có khoá từ liên động, không cho phép mở hai cửa cùng lúc.
Mẫu sau chiết tách có thể đưa sang đọc kết quả qua cửa, khi làm nhiều thì nhân viên không ra ngoài mà đưa mẫu sang khoang đọc kết quả thông qua một đường máng được chiếu khử trùng liên tục. Xe được trang bị máy phát điện 10KW nên có thể hoạt động được ở cả những khu vực không có lưới điện.
“Theo đánh giá của Cục Quân y, xe còn hiện đại, rộng rãi, thuận tiện hơn xe nhập khẩu từ nước ngoài”, đại tá Lý cho hay.
Thượng tá Đặng Nhật Tân, Giám đốc Trung tâm Ứng dụng khoa học công nghệ cơ giới, cho hay labo xét nghiệm Covid-19 là một “ngôi nhà di động đặc biệt”. Labo dài 7 m, rộng 2,5 m và được đặt trên xe cơ sở Mitsubishi Fuso. Vách của labo xét nghiệm được thiết kế dày 5cm, gồm 5 lớp vật liệu.
Độ dày của vỏ labo bảo đảm sự chắc chắn khi xe cơ động dài ngày, đồng thời có thể tích hợp các loại đường ống dẫn nước, dây điện, thiết bị lọc khí… mà không bị không khí môi trường xâm nhập.
Đặc biệt, labo này có máy tạo áp lực âm. Thân xe được thiết kế tích hợp thùng đựng nước sạch và nước thải bằng inox, máy phát điện, hệ thống nạp bình ác quy dự phòng và có chỗ lấy điện lưới cấp cho labo hoạt động.
Xe còn có 4 “chân voi” để đỡ toàn bộ labo, giảm tải cho lốp và giữ cân bằng. Nước thải trong quá trình sử dụng sẽ được lọc bằng các thiết bị hiện đại và có thể đưa ra ngoài qua hệ thống ống và van xả.
Anh Tân cho biết, đến kiểm tra sản phẩm, sau khi đo kiểm bằng các thiết bị chuyên dùng, các chuyên gia Bộ Y tế đã khẳng định, thông số của năm chiếc labo này đều đạt và vượt tiêu chuẩn khắt khe do WTO ban hành.
TPHCM: "Vùng đỏ", "vùng cam" test nhanh Covid-19 hai ngày một lần
Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 TPHCM yêu cầu tiếp tục xét nghiệm Covid-19 tại địa bàn dân cư. Đối với từng vùng, TP sẽ có phương án xét nghiệm khác nhau.
Hiện TP còn 500.000 hộ còn thuộc "vùng đỏ".
Tại buổi họp báo cung cấp thông tin về tình hình dịch Covid-19 chiều 20/9, ông Nguyễn Hữu Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM cho biết, Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 thành phố đã ban hành quy định về việc triển khai công tác xét nghiệm Covid-19 tại địa bàn dân cư từ nay đến hết 30/9.
Trong đó, UBND các quận, huyện, thành phố Thủ Đức tiếp tục triển khai xét nghiệm liên tục, xác định công tác xét nghiệm đóng vai trò then chốt. Các địa phương triển khai lấy mẫu thần tốc để bóc tách nhanh nguồn lây nhiễm và điều trị kịp thời.
Ông Nguyễn Hữu Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM.
Tại các "vùng đỏ", "vùng cam", lực lượng y tế thực hiện xét nghiệm nhanh kháng nguyên đơn cho toàn bộ người dân, trừ các trường hợp F0 đã được xác định trong 14 ngày gần đây và các F0 đã xuất viện, khỏi bệnh. Việc lấy mẫu cần lặp lại sau mỗi 2 ngày, làm liên tục 3 lần trong 7 ngày.
Tại các "vùng vàng", "vùng cận xanh" và "vùng xanh", việc xét nghiệm nhanh kháng nguyên được lấy theo mẫu đơn cho người đại diện hộ gia đình. Mẫu đại diện đợt sau phải khác mẫu đại diện đợt trước, ưu tiên người chưa tiêm vắc xin Covid-19, người tiếp xúc nhiều và không chọn mẫu đại diện là người từng là F0.
Việc lấy mẫu tại các khu vực ngoài "vùng đỏ", "vùng cam" cần lặp lại sau mỗi 4 ngày, làm liên tục 2 lần.
TPHCM áp dụng những phương án xét nghiệm khác nhau đối với từng khu vực nguy cơ.
Để đảm bảo nguồn lực tham gia lấy mẫu, các địa phương tiếp tục chia nhỏ địa bàn và tổ chức nhiều đội lấy mẫu phù hợp. Ngành y tế có thể triển khai, hướng dẫn người dân tự lấy mẫu xét nghiệm.
"Theo thống kê, chỉ khoảng 25% người dân trong mỗi hộ gia đình có thể tự lấy mẫu cho nhau trong những ngày đầu. Con số này được nâng lên đến khoảng 75% đến 85% hộ gia đình có thể tự lấy mẫu trong những ngày gần đây", Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM thông tin.
Tại buổi họp báo, ông Nguyễn Hồng Tâm, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM, cung cấp số liệu, hiện nay toàn địa bàn đã trải qua 4 vòng xét nghiệm tầm soát. Sau vòng xét nghiệm gần nhất, thành phố có 1,2 triệu hộ thuộc "vùng xanh" (chiếm 50% tổng số hộ).
Thành phố còn khoảng 300.000 hộ thuộc "vùng vàng", 200.000 hộ thuộc "vùng cam" và 500.000 hộ còn thuộc "vùng đỏ".
Nên xét nghiệm COVID-19 theo thực tế từng vùng, từng địa phương thay vì 'đồng loạt'? Tỉnh Cà Mau có 283 ca mắc COVID-19 cho đến nay, là tỉnh mới nhất thông báo sẽ xét nghiệm COVID-19 toàn dân. TP.HCM, Hà Nội và nhiều tỉnh thành đã liên tục xét nghiệm thời gian qua. Nhưng nên xét nghiệm thế nào? Người dân phường 2, quận Phú Nhuận được lấy mẫu xét nghiệm kháng thể - Ảnh: DUYÊN PHAN Nhiều...