Quân đội các nước ASEAN thúc đẩy hợp tác thực chất, ứng phó thách thức
Hôm nay (16-9), Hội nghị Cục trưởng Tác chiến quân đội các nước ASEAN lần thứ 10 (AMOM-10) diễn ra theo hình thức trực tuyến dưới sự chủ trì của Trung tướng Thái Đại Ngọc, Cục trưởng Cục Tác chiến, Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam.
Tham gia hội nghị tại các điểm cầu có Cục trưởng Tác chiến quân đội các nước ASEAN.
Hội nghị AMOM-10 được tổ chức trước thềm Hội nghị Tư lệnh lực lượng quốc phòng các nước ASEAN lần thứ 17 (ACDFM-17) do Việt Nam chủ trì đăng cai, dự kiến diễn ra vào ngày 24-9. Hội nghị AMOM đã được luân phiên tổ chức 9 lần giữa quân đội các nước ASEAN và đây là lần đầu tiên Việt Nam đảm nhận vai trò nước chủ nhà đăng cai hội nghị này.
10 năm trước đây, khi Việt Nam là chủ nhà của Hội nghị không chính thức Tư lệnh lực lượng quốc phòng các nước ASEAN lần thứ 7 (ACDFIM-7), các nước đã thống nhất tổ chức thêm Hội nghị Cục trưởng Tác chiến quân đội các nước ASEAN không chính thức (AMOIM) từ năm 2011. Bắt đầu từ năm 2019, AMOIM cũng như ACDFIM trở thành các hội nghị chính thức (AMOM, ACDFM), sau khi đạt được sự nhất trí tại ACDFIM-15 ở Singapore năm 2018. Sự ra đời của AMOM nhằm đáp ứng nhu cầu hợp tác thực chất giữa quân đội các nước ASEAN để ứng phó với các thách thức an ninh cả truyền thống và phi truyền thống đang tác động bất lợi, đe dọa tới hòa bình và ổn định ở khu vực.
Hội nghị ACDFIM-15 do Singapore tổ chức năm 2018 đã thống nhất chính thức hóa Hội nghị Cục trưởng Tác chiến Quân đội các nước ASEAN (AMOM). Ảnh: PHAN TÙNG SƠN.
Việc thành lập AMOM đã ghi dấu ấn của Việt Nam trong vai trò chủ nhà lần đầu tiên đăng cai Hội nghị ACDFIM, cho thấy một ASEAN đoàn kết và đồng thuận dưới vai trò chủ trì của Việt Nam. Sáng kiến hợp tác này có thể nói là một thành công của hội nghị với vai trò đóng góp tích cực của chủ nhà Việt Nam.
Có thể khẳng định, những đóng góp của Hội nghị AMOM sau này đã đánh dấu một cấp độ hợp tác mới của quân đội các nước ASEAN, thực chất, thiết thực và hiệu quả hơn. Hội nghị AMOM đảm trách nhiệm vụ then chốt trong việc định hình và xây dựng kế hoạch hợp tác tổng thể giữa quân đội các nước ASEAN. Sau khi ra đời, Hội nghị AMOM đã đề xuất, trình Hội nghị ACDFM phê duyệt và triển khai hàng loạt kế hoạch hợp tác phong phú, hiệu quả, có ý nghĩa thiết thực trong việc tăng cường hợp tác thực chất giữa quân đội các nước ASEAN. Mối quan hệ này góp phần củng cố năng lực của quân đội mỗi nước thành viên, thúc đẩy hợp tác nội khối, xây dựng lòng tin, bảo đảm hòa bình, ổn định và phát triển tại mỗi nước và khu vực.
Khi chưa có AMOM, chỉ với cơ chế Hội nghị những người đứng đầu tình báo quân đội các nước ASEAN (AMIM) thành lập trước đó vào năm 2001, cùng thời điểm ra đời cơ chế hợp tác ACDFIM, các hoạt động hợp tác quân sự giữa quân đội các nước ASEAN chưa được triển khai nhiều. Nhưng kể từ năm 2010, sau khi AMOM ra đời cho đến nay, đã có 7 nhóm chuyên gia ADMM được thành lập, góp phần thúc đẩy hợp tác thực chất giữa quân đội các nước ASEAN và các nước đối tác. Đây là bằng chứng cho thấy hiệu quả của cơ chế hợp tác quân sự này giữa quân đội các nước ASEAN.
Hội nghị AMOM, cùng với Hội nghị AMIM, là hai hội nghị chuyên ngành, có nhiệm vụ chuẩn bị văn kiện, tài liệu phục vụ Hội nghị ACDFM. Cùng với các cơ chế hợp tác quân sự khác bao gồm: Hội nghị Tư lệnh Lục quân ASEAN, Hội nghị Tư lệnh Hải quân ASEAN, Hội nghị Tư lệnh Không quân ASEAN…, AMOM, AMIM đã góp phần đưa các lĩnh vực hợp tác quân sự của quân đội các nước ASEAN vào khuôn khổ, ngày càng được chú trọng phát triển về chất lượng.
AMOM còn là diễn đàn để các nước trong khu vực chia sẻ quan điểm về tình hình thế giới và khu vực cùng quan tâm, thảo luận các biện pháp ứng phó với những thách thức mà ASEAN phải đương đầu; đánh giá kết quả hợp tác thực chất giữa quân đội các nước ASEAN nói chung và giữa lực lượng tác chiến của quân đội các nước ASEAN nói riêng… Theo thông lệ, AMOM sẽ xây dựng kế hoạch hợp tác hai năm giữa quân đội các nước ASEAN, báo cáo lên Hội nghị ACDFM xem xét, phê duyệt để triển khai thực hiện. Vì vậy, AMOM còn có vai trò như một kênh tham mưu cho lãnh đạo trong việc lập các kế hoạch, chương trình hợp tác chung của quân đội các nước ASEAN.
Video đang HOT
Các kế hoạch hoạt động quân sự do AMOM lập ra cho quân đội các nước ASEAN sẽ dựa trên cơ sở đánh giá diễn biến tình hình an ninh cùng những thách thức đang nổi lên có tác động trực tiếp tới khu vực. Việt Nam đăng cai AMOM-10 trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, cùng với đó là sự gia tăng căng thẳng tại các điểm nóng ở khu vực, các thách thức an ninh phi truyền thống ngày càng đa dạng và phức tạp… càng đặt ra những đòi hỏi cấp thiết hơn tại diễn đàn lần này nhằm góp phần tạo ra sự chủ động, linh hoạt ứng phó với thách thức chung của quân đội các nước ASEAN. Đây là dịp để Việt Nam và các nước bàn thảo các cách thức nhằm tăng cường trao đổi kinh nghiệm, biện pháp ứng phó thách thức, cũng như phối hợp trong công tác lập kế hoạch, từ đó tăng cường hợp tác, phối hợp giữa các cơ quan tác chiến của quân đội các nước ASEAN.
Vai trò tích cực của Việt Nam cùng sự ủng hộ của các nước ASEAN góp phần mang lại kết quả thực chất cho Hội nghị AMOM-10, qua đó, đóng góp đáng kể vào thành công của Hội nghị ACDFM-17 sắp tới.
Điều tra, xử lí nghiêm đường dây móc nối, môi giới đưa tàu cá ra nước ngoài đánh bắt trái phép
"Đặc biệt là phải ngăn chặn, chấm dứt tình trạng tàu cá Việt Nam xâm phạm vùng biển nước ngoài.
Đây là vấn đề quan trọng số 1 trong khuyến nghị của Uỷ ban châu Âu (EC), sớm gỡ "thẻ vàng" cho thuỷ sản Việt Nam" - Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chỉ đạo tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia chống IUU mới đây.
Ngày 8/9, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) với các bộ ngành và các địa phương ven biển.
Số tàu cá vi phạm giảm, song vẫn phức tạp
Báo cáo của Bộ NNPTNT cho thấy, tính đến 31/8, số lượng tàu cá cả nước đã lắp thiết bị giám sát hành trình là 24.851/30.851 tàu từ 15m trở lên, đạt tỷ lệ 80,61%. Trong đó, số tàu cá có chiều dài từ 24m trở lên là 2.204/2.600 tàu, đạt tỷ lệ 84,77%.
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến trình bày báo cáo tại cuộc họp. Ảnh: M.H
Tuy nhiên, rất nhiều tàu khi ra khơi đã gỡ thiết bị giám sát bỏ xuống biển, còn tàu thì di chuyển ra chỗ khác để đánh bắt, hoặc tàu cá thường xuyên mất tín hiệu, sơn màu khác, gắn biển số tàu của nước khác...
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến cho biết, qua kết quả theo dõi xử lý hình ảnh tàu cá ra ngoài vùng biển Việt Nam từ đầu năm đến nay, số tàu cá từ 24m trở lên vi phạm vượt ranh giới là 188 tàu, các tỉnh có số tàu vi phạm nhiều là Kiên Giang 103 tàu, Tiền Giang 26 tàu, Quảng Ngãi 24 tàu, Bến Tre 18 tàu...
Trung bình mỗi ngày phát hiện 90 tàu cá thường xuyên mất tín hiệu giám sát hành trình (VMS).
Đáng lo là từ đầu năm đến nay, vẫn xảy ra 57 vụ/92 tàu bị nước ngoài bắt giữ, xử lý, so với cùng kỳ năm 2019 giảm 53 vụ/89 tàu. Các địa phương có tàu cá bị nước ngoài bắt giữ, xử lý tập trung chủ yếu tại các tỉnh Kiên Giang (34 vụ/58 tàu), Cà Mau (5 vụ/8 tàu), Bến Tre (6 vụ/7 tàu)...
Về nguyên nhân, theo Thứ trưởng Tiến là do công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị chức năng để xử lý vi phạm khai thác IUU qua dữ liệu VMS chưa đạt hiệu quả; tỉ lệ các vụ việc được xử lý vẫn còn rất thấp so với thực tế. Hầu hết các tỉnh chưa hoàn thành việc lắp đặt VMS, đánh dấu tàu cá theo quy định; hiện mới chỉ có tỉnh Bình Định, Ninh Bình, Phú Yên hoàn thành 100%.
Tàu cá của ngư dân Bình Định hoạt động trên biển Đông (ảnh minh họa). Ảnh: Vũ Đình Thung
Về lâu dài, theo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Bộ NNPTNT cần chỉ đạo thực hiện Chiến lược phát triển thủy sản bền vững, trong đó tập trung đẩy mạnh tái cơ cấu ngành, tăng cường nuôi trồng, nhất là nuôi biển.
Nếu không phát triển được nuôi biển thì không xử lý được tận gốc vấn đề, làm sao để đời sống ngư dân bớt phụ thuộc vào khai thác, đánh bắt.
Hạ quyết tâm gỡ thẻ vàng
Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết: Sau gần 3 năm bị EC phạt thẻ vàng, với sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của hệ thống chính trị, các cơ quan, địa phương, người dân và doanh nghiệp, Việt Nam đã hoàn thành được khối lượng công việc lớn theo 4 nhóm mà EC khuyến nghị.
Cụ thể là đã thành lập Ban chỉ đạo quốc gia, ban hành các nghị định thông tư, các văn bản pháp lý, rất nhiều hoạt động được triển khai tích cực, nghiêm túc từ đăng kí tàu thuyền, lắp thiết bị định vị, quản lý bến cảng, tổ chức khai báo truy xuất nguồn gốc hải sản...
"Từ sau lần kiểm tra thứ 2 đến nay, EC đánh giá tích cực những nỗ lực của Việt Nam, song vẫn chưa đồng tình cao, vì 6 tháng vừa qua vẫn còn ngư dân vi phạm vùng đánh bắt hải sản. EC nói, nếu còn vi phạm thì sẽ kiên quyết không rút thẻ vàng" - Bộ trưởng Cường lo ngại.
Liên quan vấn đề này, đại diện Bộ Công an cho biết, thời gian qua lực lượng công an đã điều tra xử lý việc môi giới, móc nối đưa tàu cá Việt Nam đi khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài và phát hiện 8 nhóm đối tượng nghi vấn đưa tàu và người dân đi khai thác trái phép.
Tuy nhiên việc thu thập tài liệu, chứng cứ rất khó khăn vì những đối tượng này có thủ đoạn rất tinh vi, ra ngoài khơi thường tắt thiết bị định vị hoặc lấy thiết bị định vị đặt lên tàu khác.
Trong khi đó, ông Nguyễn Trọng Bình - Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam cho hay, qua kinh nghiệm của các nước, chỉ có gắn thiết bị điện tử, định vị, giám sát thì mới có thể kiểm soát được tình trạng đánh bắt trái phép. Tuy nhiên, phải nâng cao độ tin cậy, chất lượng của thiết bị định vị.
Lực lượng kiểm ngư tiếp cận tàu cá kiểm tra giấy tờ, thủ tục đánh bắt thủy sản. Ảnh minh hoạ
Phát biểu tại cuộc họp, ông Dương Thành Trung - Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu cho biết: "Cương quyết xử lý vẫn là giải pháp số 1. Thời gian qua Bạc Liêu xử lý rất tốt việc tàu cá không có bảo hiểm, không có chứng chỉ thuyền trưởng, không có nhật ký ghi chép... Chúng tôi còn cài đặt luôn phần mềm theo dõi trong điện thoại, có gì nắm bắt được ngay để phối hợp với cơ quan chức năng chỉ đạo kịp thời. Nhờ đó 6 tháng đầu năm, tỉnh Bạc Liêu chỉ có 1 trường hợp phải xử lý".
Chủ trì cuộc họp, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh, yêu cầu đặt ra lúc này đã rất cấp bách, cần tiếp tục có các giải pháp phù hợp, quyết liệt, mạnh mẽ hơn nữa để sớm đạt được những biện pháp mà EC đặt ra, gỡ "thẻ vàng" cho thuỷ sản Việt Nam.
Phó Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, địa phương từ nay đến cuối năm cần tập trung quán triệt, tổ chức triển khai nghiêm túc các chỉ thị, ý kiến chỉ đạo của Thường trực Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; các văn bản chỉ đạo của Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia về IUU và các chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ NNPTNT. Các địa phương ven biển cần chủ động đề ra các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện, kịp thời báo cáo những vấn đề mới phát sinh, vượt thẩm quyền, nhất là việc xử lý hành vi vi phạm khai thác IUU.
Phó Thủ tướng giao Bộ Quốc phòng tiếp tục tăng cường tuần tra, kiểm soát tại các khu vực vùng biển chồng lấn, chưa được phân định giữa Việt Nam và các nước. Phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành có liên quan và 28 tỉnh, thành phố ven biển kiểm soát chặt chẽ tàu cá trước khi xuất, cập bến, kiên quyết không để các tàu cá không có giấy tờ, trang thiết bị theo quy định được xuất bến.
Bộ Công an tiến hành điều tra, xử lý dứt điểm các vụ việc có dấu hiệu môi giới, móc nối đưa tàu cá Việt Nam đi khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài.
"Đặc biệt là phải ngăn chặn, chấm dứt tình trạng tàu cá Việt Nam xâm phạm vùng biển nước ngoài. Đây là vấn đề quan trọng số 1 trong khuyến nghị của EC và cũng chính là nguy cơ dẫn tới thẻ đỏ" - Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Lý do đội tăng Việt Nam bị phạt ở trận ra quân Tank Biathlon Trưởng ban giám khảo Army Games cho biết kíp tăng VN1 bị phạt cộng 4 phút vì không bắn trúng một mục tiêu, khiến đội xếp sau Nam Ossetia. Đội VN1 của Quân đội Nhân dân Việt Nam hôm 24/8 về đích đầu tiên trong trận ra quân ở Bảng 2 vòng loại giải đua xe tăng Tank Biathlon diễn ra tại thao...