Quân đoàn 3 chú trọng công tác dân vận, giúp người dân xóa đói giảm nghèo
Cùng với thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 luôn xem công tác dân vận là nhiệm vụ trọng tâm.
Các cán bộ, chiến sỹ Quân đoàn đã tận tâm giúp đỡ người dân phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng các công trình phúc lợi, ổn định dân sinh… xứng đáng với lời dạy của Bác “Dân vận khéo tức là làm những việc mà nhân dân cần, gần gũi, gắn bó với nhân dân”.
Những ngôi nhà đồng đội được cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn 3 xây dựng. Ảnh: Quang Thái – Chu Hoài/TTXVN
Quân đoàn 3 đóng quân trên địa bàn 4 tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk và Bình Định. Với đặc thù địa bàn chủ yếu là người đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, nơi đây từng là điểm nóng của hoạt động chống phá nhà nước của các thế lực phản động, tiềm ẩn nguy cơ mất ổn định an ninh, chính trị. Trước những khó khăn, thách thức đó, ngay từ khi hình thành, công tác dân vận luôn được Thường vụ Đảng uỷ, Bộ Tư lệnh Quân đoàn xem là nhiệm vụ trọng tâm, then chốt.
Quân đoàn 3 đã có nhiều sáng kiến, chương trình, phong trào thiết thực gắn với tình hình phát triển chung của từng địa phương. Phong trào về công tác dân vận khéo đã ăn sâu, bám rễ từng buôn làng như: thi đua “Dân vận khéo”; xây dựng “Đơn vị Dân vận tốt”; “Quân – Dân một ý chí năm 2021″… Qua đó, nhiều buôn làng đã có sự đổi thay. Điển hình, xã Ia Lang (huyện Đức Cơ) vốn là căn cứ của Sư đoàn 320 trong chiến tranh chống đế quốc Mỹ. Cuộc sống của bà con người Jrai chủ yếu dựa vào du canh, du cư, thiếu sự ổn định. Để giúp người dân “an cư lạc nghiệp”, cán bộ, chiến sỹ Sư đoàn 320 đã hướng dẫn bà con thay đổi phương thức sản xuất như: làm lúa nước, thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với người địa phương. Nhờ đó, đời sống của đồng bào đã có nhiều thay đổi.
Thiếu úy Nguyễn Thị Thu Huyền, Điều dưỡng, Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Quân y 211 khám bệnh cho thương bệnh binh. Ảnh: Quang Thái – Chu Hoài/TTXVN
Bí thư Đảng ủy xã Ia Lang Siu Uih chia sẻ, địa phương có trên 57% là người dân tộc Jrai với điều kiện kinh tế khó khăn, nhận thức của người dân còn hạn chế. Nhờ có sự tuyên truyền, hướng dẫn, giúp đỡ của bộ đội, đồng bào đã biết làm kinh tế, xây dựng nếp sống văn hóa khoa học.
Bên cạnh hoạt động hỗ trợ các hộ dân phát triển kinh tế, hàng năm, Quân đoàn 3 đã triển khai nhiều chương trình chăm lo cho người nghèo trên địa bàn. Quân đoàn đã hỗ trợ kinh phí và ngày công lao động xây dựng 12 “nhà Chính sách” với số tiền gần 1 tỷ đồng từ nguồn quỹ của Quân đoàn; xây 8 “nhà Đồng đội” với số tiền hơn 600 triệu đồng từ nguồn Quỹ vì người nghèo Bộ Quốc Phòng và Quỹ vì người nghèo của Quân đoàn; xây 6 “nhà tình nghĩa”, 2 “Ngôi nhà 100 triệu đồng” với số tiền hơn 600 triệu đồng…
Video đang HOT
Trong hai năm dịch COVID -19, trên địa bàn đóng chân, lực lượng Quân đoàn đã làm tốt vai trò, trách nhiệm, xứng đáng là đơn vị chủ lực trong công tác phòng, chống dịch COVID-19. Không chỉ tham gia trực tiếp vào công tác phòng, chống dịch (như: có mặt tại các điểm nóng thực hiện phun khử khuẩn, hỗ trợ lực lượng chức năng phòng, chống dịch bệnh), lực lượng Quân đoàn 3 còn là nòng cốt tiếp nhận, bố trí chỗ ăn, ở cho người bị cách ly và hàng ngàn công dân về quê tránh dịch.
Cán bộ, chiến sĩ cùng đoàn viên thanh niên trồng cây xanh tại Làng Đê Bơ Tưk, xã Đăk Jơ Ta, huyện Mang Yang. Ảnh: Quang Thái – Chu Hoài/TTXVN
Đại tá Nguyễn Thanh Phong, Phó Chính ủy Quân đoàn 3 cho biết, bện cạnh nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 luôn xác định việc bám làng, bám dân, gần dân, giúp nhân dân phát triển kinh tế xóa đói, giảm nghèo, ổn định cuộc sống là nhiệm vụ chính trị quan trọng; công tác xây dựng tổ chức Đảng và chính quyền cơ sở, các tổ chức, đoàn thể xã hội vững mạnh, xây dựng đời sống mới trong nhân dân là vấn đề cơ bản; lấy việc giúp bà con đổi mới tư duy lao động, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi làm khâu đột phá.
Nét mới trong công tác dân vận ở Quân đoàn 3 là tập trung vào những nhiệm vụ trung tâm, mang tính thời sự; chủ động phối hợp với địa phương, cử cán bộ, chiến sỹ bám sát địa bàn, nắm chắc tình hình, biết được nhu cầu và nguyện vọng của người dân. Từ đó, phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương thống nhất nội dung, chương trình, kế hoạch giúp đỡ người dân cụ thể, có hiệu quả.
Qua những phong trào thiết thực đó, những buôn làng, bản làng đã khoác lên mình sự đổi thay; kinh tế phát triển, đời sống người dân được nâng cao. Với phương châm “lấy sức dân lo cho dân”, các mô hình đã và đang có sức lan tỏa, được cấp ủy, chính quyền các địa phương đánh giá cao, nhận được sự quan tâm, phối hợp hiệu quả của các đơn vị kết nghĩa, tổ chức tôn giáo ở các địa phương…
Chuyện lạ Hậu Giang: Nông dân ra sông vớt lục bình, bán được cả rễ bèo
Từng là nỗi ám ảnh của người dân vùng sông nước Hậu Giang do tốc độ phát triển nhanh, dày đặc, cản trở lưu thông, nhưng giờ đây, cây lục bình đã "sang trang", từ cọng đến rễ đều được bà con tận dụng "hái" ra tiền, tăng thêm thu nhập lúc nông nhàn.
Lục bình được xem như cây xóa đói giảm nghèo của người dân xã Thuận Hưng, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang
Thân lục bình, rễ lục bình đều được mua
Ở miền Tây, lục bình hay bèo tây nhiều vô số kể. Là loài cây hoang dại lại phát triển nhanh nên có một thời nhắc đến lục bình, người ta lắc đầu ngao ngán cảnh vớt chúng lên bờ, phơi khô hoặc đốt để "giải phóng" cho dòng sông, kênh.
Cây lục bình hay còn gọi là bèo tây giờ đây là cây giúp nhiều nông dân xã Thuận Hưng, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang đổi đời.
Còn giờ đây, tại Hậu Giang, đời lục bình không còn lững lờ trôi mà đã "cập bến" mang lại thu nhập ổn định cho bà con.
Đi dọc những con đường ấp 8, ấp 9 và ấp 10, xã Thuận Hưng, huyện Long Mỹ, không khó để bắt gặp cảnh nhà nhà phơi lục bình.
Tùy theo điều kiện, có người phơi khoảng sân to bằng mấy đệm lúa, có hộ chỉ vỏn vẹn một góc sân nhà. Trên bờ là vậy, còn dưới sông, chị em í ới gọi nhau, luôn tay cắt lục bình bỏ vào xuồng, tiếng cười giòn tan trong nắng sớm xua tan bao mệt mỏi.
Nhanh tay ghi số ký từng bó lục bình vào quyển sổ tay sau khi cân, thoăn thắt tháo dây, phơi để kịp nắng lên, chị Dương Thúy Hằng, ở ấp 8, xã Thuận Hưng, phấn khởi cho biết: "Hồi trước, cọng lục bình có giá bán trên 20.000 đồng/kg, còn bây giờ lục bình chỉ còn 14.000-15.000 đồng/kg khô. Giá cọng lục bình khô giảm nhưng thu nhập cũng đỡ. Lục bình dưới sông mướn cắt là 500 đồng/kg mang về phơi khô, bó lại rồi cân. Thu nhập khoảng 4-5 triệu đồng/người/tháng".
Theo chị Hằng, để có được những cọng lục bình khô đan lát, lục bình phải được phơi khô, xếp thành lọn nhỏ rồi buộc lại thành bó lớn để giao cho công ty.
Thông thường nếu lục bình đẹp thì cứ 12kg tươi sẽ được 1kg khô thành phẩm. Còn lục bình non, xấu thì khoảng 13-14kg tươi được 1kg khô.
Từ những cọng lục bình xanh, xốp, sau khi phơi đủ nắng và qua khâu xử lý sẽ cho ra những sợi mềm mại, dai và bền, dễ dàng đan lát, được người tiêu dùng ưa chuộng đa dạng mẫu mã và thân thiện với môi trường.
Lâu nay, chỉ phần cọng lục bình dùng để đan đát và một ít rễ được làm giá thể chiết cây trồng nhưng số lượng không nhiều thì giờ một số lượng nhất định rễ lục bình được bà con thu gom bán cho công ty, xử lý thành phân bón hữu cơ. Với 1 tấn rễ lục bình, bà con cũng có thêm khoảng nửa triệu đồng.
Bà Nguyễn Hồng Thắm, chủ vựa thu gom lục bình ở ấp 10, xã Thuận Hưng, cho biết: Trước đây, cắt lục bình toàn bỏ rễ, bây giờ có công ty thu mua nên bà con có thêm tiền phụ kinh tế gia đình mà con sông cũng bớt ô nhiễm.
Hiện nay, giá rễ lục bình được thu mua tại vựa từ 300-400 đồng/kg (loại tươi). Toàn ấp 10 có 7 chị em thu gom cọng và rễ lục bình, vô bao, vận chuyển về nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ tại ấp 11, thị trấn Vĩnh Viễn. Khoảng 2 tuần công ty lấy một lần, 1 tháng rưỡi khoảng 50 tấn".
Cây lục bình giúp xóa đói giảm nghèo
Việc thu mua rễ lục bình còn mới và nhỏ lẻ, chỉ vài hộ tham gia nhưng mở ra cho người dân một cơ hội gia tăng thu nhập và cũng giảm gánh nặng ô nhiễm môi trường. Nhờ nghề làm lục bình mà nhiều hộ vươn lên thoát nghèo, con cái học hành đến nơi đến chốn.
Ông Phùng Văn Phường, Phó Bí thư Đảng ủy xã Thuận Hưng, cho hay: Lục bình là cây xóa đói giảm nghèo của địa phương. Ngoài thu nhập từ ruộng lúa và cây ăn trái, nghề làm lục bình cũng tạo điều kiện cho bà con lúc nông nhàn với mức thu nhập từ 3-4 triệu đồng. Với mức này, bà con nông thôn sống khỏe.
Bây giờ, đi dọc các tuyến sông trên địa bàn xã, dễ dàng thấy cảnh người dân thuê đất giữ lục bình trên sông. Người ít thuê vuông tương đương vài công, nhiều thì hơn chục công. Cứ 1 tháng rưỡi đến 2 tháng là có thể cắt 1 lứa lục bình. Thu hoạch xong thì lùa cây mới vào nuôi tiếp, cứ như vậy, luân phiên nhau.
"Ngoài lấy thân để đan lát thủ công, nếu rễ lục bình được thu mua luôn thì càng tốt, bởi khi thu hoạch thân xong, phần rễ sẽ bị bỏ đi, phân hủy gây ô nhiễm. Bán được luôn rễ để công ty làm phân bón thì tuyệt vời, vừa tăng thêm thu nhập cho bà con nông dân vừa hạn chế ô nhiễm môi trường", ông Phùng Văn Phường bộc bạch.
Nuôi hươu giúp hàng ngàn hộ dân miền núi ở Hà Tĩnh thoát nghèo Nhờ thu nhập khá cao và ổn định, nghề nuôi hươu đã được huyện miền núi Hương Sơn chú trọng, nhiều hộ dân đã thoát nghèo vươn lên làm giàu. Nghề nuôi hươu đang mang lại nguồn thu nhập khá cao và ổn định cho người dân huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh). Hiệu quả kinh tế cao Từ lâu, hươu sao đã được...