Quan điểm trái chiều trong quy hoạch, khai thác titan
Tỉnh Bình Thuận liên tiếp có văn bản gửi Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đề nghị điều chỉnh giảm bớt diện tích titan đã được đưa vào quy hoạch để ưu tiên cho các dự án năng lượng, trồng rừng, du lịch.
Xuất thô, giá rẻ
Ông Đinh Trung, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận, phân tích lợi ích từ khai thác titan cho ngân sách không lớn nhưng để lại hậu quả tàn phá môi trường, nguồn nước rất nghiêm trọng. Nếu không đánh giá khách quan, nhìn xa hơn thì hậu quả của việc khai thác này là khôn lường. “Hiện nay công nghệ khai thác thô sơ, chưa có chế biến sâu. Chủ yếu xuất khoáng sản thô, đem lại lợi ích kinh tế rất thấp, gây chảy máu tài nguyên quý hiếm. Điều này đi ngược với chủ trương của Đảng và nhà nước ta là không có chế biến sâu thì không khai thác. Phải để dành cho con cháu chúng ta”, ông Đinh Trung nói.
Khai thác titan ở xã Hòa Thắng, H.Bắc Bình, Bình Thuận. Ảnh: H.Linh
Video đang HOT
Đồng quan điểm trên, ông Nguyễn Văn Tám, nguyên Trưởng phòng Tài nguyên nước (Sở TN-MT Bình Thuận), cho rằng muốn khai thác phải có chế biến sâu, đảm bảo lợi ích kinh tế và không gây ô nhiễm môi trường, nguồn nước, đặc biệt là thực hiện nghiêm về nghĩa vụ tài chính. “Các dự án khai thác titan đều phải cam kết thực hiện theo luật khoáng sản. Hiện tại họ đã làm theo luật chưa, có giấy phép sử dụng nguồn nước chưa, có chế biến sâu chưa? Vì sao vẫn để ô nhiễm môi trường? Theo luật, sau 90 ngày không khắc phục, không thực hiện đúng luật thì phải thu hồi dự án”, ông Tám đặt vấn đề.
Trong báo cáo (số 213 ký ngày 5.10.2017) gửi Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh Bình Thuận cho biết trong 26 khu vực quy hoạch titan đã được cấp phép thăm dò, chồng lấn lên 33 dự án khác đã được chấp thuận đầu tư (điện gió, điện mặt trời, trồng rừng, du lịch) với tổng diện tích chồng lấn là 4.576 ha. Số dự án này phải kiểm tra rà soát lại để đưa vào khu vực dự trữ. Trong 8 khu vực titan chưa cấp phép thăm dò, chồng lấn lên 18 dự án đã được chấp thuận đầu tư đã được cấp phép (trồng rừng, du lịch, điện gió và sân bay Phan Thiết) với diện tích 922 ha. Con số gần 600 triệu tấn trữ lượng sa khoáng titan trong lòng đất tại Bình Thuận (lớn nhất cả nước) theo điều tra quy hoạch của Bộ TN-MT là con số phỏng đoán, chưa có cơ sở khoa học. Vì vậy, UBND tỉnh đề nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công thương, Bộ TN-MT đưa hẳn những khu vực nghèo titan ra khỏi quy hoạch để ưu tiên phát triển các dự án kinh tế khác. Nếu các dự án thăm dò titan (đã được cấp phép) muốn chuyển đổi mục đích làm các dự án kinh tế khác sẽ được tỉnh ưu tiên.
Bộ Công thương: không đồng tình
Công văn mới nhất của Bộ Công thương (số 7203, do Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải ký ngày 6.9) cho rằng các kiến nghị của tỉnh Bình Thuận “chưa đủ cơ sở để thực hiện điều chỉnh quy hoạch titan”. Các khu vực mà tỉnh Bình Thuận đề nghị điều chỉnh đều đã cấp phép cho các doanh nghiệp bỏ kinh phí ra để điều tra thăm dò. “Nếu điều chỉnh theo kiến nghị của tỉnh dễ gây khiếu kiện phức tạp, gây mất an ninh trật tự ở địa phương”, công văn của Bộ Công thương nêu. Bộ này cũng cho rằng, đối với diện tích đã được cấp phép thăm dò, nếu muốn chuyển đổi sang làm điện gió, điện mặt trời hoặc du lịch thì UBND tỉnh Bình Thuận cần có chính sách ưu tiên hỗ trợ doanh nghiệp rồi báo cáo Thủ tướng để đưa diện tích này vào vùng dự trữ khoáng sản. Trong trường hợp các doanh nghiệp khác có dự án (điện, du lịch) chồng lấn lên vùng dự án titan thì UBND tỉnh chủ trì thỏa thuận trên nguyên tắc đảm bảo quyền lợi giữa các bên.
Trả lời Thanh Niên ngày 18.9, Giám đốc Sở TN-MT Bình Thuận Hồ Lâm cho biết Chủ tịch UBND tỉnh vừa có Công văn số 3894 ngày 14.9 giao Sở TN-MT và Sở Công thương thống nhất về tọa độ khu vực titan dự trữ lâu dài và khu vực dự trữ có thời hạn để tham mưu cho tỉnh cập nhật quy hoạch đất đai phù hợp với quy hoạch ngành. Rà soát lại các dự án đã được cấp phép đầu tư và cả các dự án đã chấp thuận chủ trương nhưng vướng quy hoạch titan để trình Chính phủ phê duyệt. Nghiêm cấm lợi dụng các dự án khác trong khu vực dự trữ để khai thác titan. “Mặt khác, chúng tôi sẽ làm việc với từng chủ dự án thăm dò khai thác để bàn việc chuyển đổi, điều chỉnh quy hoạch. UBND tỉnh giao phải hoàn thành việc này ngay trong tháng 9″, ông Hồ Lâm nói.
Theo Quế Hà – H.Linh/ Thanh niên
Bloomberg: Công ty tài chính quốc tế IFC muốn thoái vốn khỏi VietinBank
Nguồn tin của Bloomberg cho biết Công ty Tài chính quốc tế (IFC) - thành viên của nhóm Ngân hàng Thế giới - đang tìm kiếm người mua 8% cổ phần tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank), nhà băng lớn thứ ba tại Việt Nam theo giá trị thị trường.
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam (VietinBank) gần chợ Bình Tây ở khu phố Tàu tại TP.HCM. Ảnh: Bloomberg
IFC, vốn đã đầu tư vào VietinBank từ năm 2011, đang làm việc với một nhà tư vấn về khả năng bán 8% cổ phần tại nhà băng này, nguồn tin riêng của Bloomberg cho hay.
Cổ phiếu của VietinBank đã tăng 11% trong năm nay tính đến ngày thứ Tư (19/9), đưa giá trị thị trường của ngân hàng này chạm ngưỡng 99,8 nghìn tỷ đồng (tương đương 4,3 tỷ USD).
Số liệu thống kê của Bloomberg cho thấy các nhà đầu tư đã công bố ít nhất 2,2 tỷ USD vốn đầu tư vào các nhà băng Việt Nam kể từ đầu năm 2010. Khoản đầu tư lớn nhất là vào năm 2013, khi Mitsubishi UFJ Financial Group Inc. của Nhật bản mua 19,7% cổ phần tại VietinBank với giá 742 triệu USD.
Vào tháng 3 năm nay, quỹ đầu tư Warburg Pincus của Mỹ đã mua cổ phần tại ngân hàng Techcombank với giá hơn 370 triệu USD. Techcombank đã huy động được tổng cộng 922 triệu USD trong đợt IPO (chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng) hồi tháng 4. Quỹ đầu tư giàu có của Singapore là GIC Pte cũng thể hiện sự quan tâm đến lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam khi đã theo đuổi việc mua cổ phần của Vietcombank trong năm 2016.
Một phát ngôn viên của IFC và Tổng giám đốc VietinBank Lê Đức Thọ đã từ chối bình luận với Bloomberg về thông tin này.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hiện đang sở hữu 64,5%vốn điều lệ VietinBank, trong khi MUFG là cổ đông lớn thứ hai với 19,7% vốn.
PV
Theo NĐT
Những dự án tiền tỷ "phơi sương" ở Hà Tĩnh: Ngành chức năng nói gì? Trước thực trạng lãng phí của những dự án có số vốn đầu tư lớn nhưng không hiệu quả, dư luận đặt câu hỏi, phải chăng cơ quan chức năng ở Hà Tĩnh còn "dễ dãi" trong việc cấp giấy phép đầu tư? Dự án xây dựng Làng thanh niên xung phong nuôi trồng thủy sản Thạch Kênh, Thạch Hà được đầu tư...