Quan điểm gây bão của nữ Thạc sĩ có con đạt giải Trạng nguyên Tiếng Anh: Đòi con học giỏi, phụ huynh phải xác định được loạt gạch đầu dòng này
Đừng vội tăng xông khi nhìn thấy điểm của con thấp, đừng vội kết luận cô giáo vớ vẩn/trường học dở hơi. Cũng cô giáo đó, cũng ngôi trường đó, biết bao người đã thành công cơ mà!
* Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả, không thuộc về tòa soạn.
Chị Vũ Huệ Chi (Hà Nội) từng tốt nghiệp khoa Kinh tế Đối ngoại trường Đại học Tổng hợp và Khoa tiếng Anh Doanh nghiệp – trường Đại học Thăng Long. Ngoài ra chị còn có bằng Cử nhân Luật – Đại học Luật Hà Nội và từng tốt nghiệp Cao học Bỉ – Master Quản Trị kinh doanh (MBA).
Hiện tại chị Chi đang làm việc tại Ban Kế hoạch – Quản lý đầu tư – Tổng công ty Quản lý Bay Việt Nam. Chị Huệ Chi có một con gái nhỏ tên Vũ Ngọc Châu Anh (10 tuổi). Được biết Châu Anh đang học lớp 5 hệ Cambridge trường Vinschool Metropolis. Năm 2020, cô bé đoạt giải Tân Trạng nguyên Tiếng Anh Toàn quốc, cùng với đó là Học bổng Nisal Global School của Anh Quốc học tại Việt Nam (70%).
Là một người quan tâm đến giáo dục, chị Huệ Chi thường tìm hiểu và có những bài viết chia sẻ về cách nuôi dạy con thật hiệu quả, dựa trên chính kinh nghiệm của bản thân.
Với các bậc cha mẹ, có một vấn đề luôn gây đau đầu: Đó là tại sao con người ta học tốt, còn con tôi thì không? Phải làm thế nào để con học giỏi?,… Dựa trên những quan sát của mình, chị Huệ Chi đã có bài viết được nhiều người đồng tình, ủng hộ vì tính thiết thực và đúng đắn trong xã hội hiện đại.
Chúng tôi xin phép được chia sẻ lại quan điểm của chị Huệ Chi như sau:
Có những câu hỏi/ ý kiến tôi nhận thấy rất nhiều phụ huynh ngày nay đang trăn trở. Đó là:
1. Con tôi mãi vẫn không thể học tốt môn này môn kia. Sao con nhà người ta học tốt quá mà con nhà tôi không thể. Con tôi lười quá!
2. Làm thế nào con tôi học mà có hiệu quả. Tôi đã cho học thêm như con họ sao không thể tốt hơn? Hoặc làm thế nào để tốt hơn nữa.
3. Làm thế nào để vào được trường này trường kia. Trường này, trường kia có tốt không? Trường này, trường kia học có nặng/nhẹ không?
4. Tôi không muốn con học nhiều quá, mất hết tuổi thơ/ Tôi muốn con tôi có tuổi thơ/ được vận động nhiều, học kỹ năng mềm nhiều, giao tiếp và trải nghiệm thực tế nhiều. Tôi không muốn con chỉ hàng ngày biết học và học như cái máy mà không biết chia sẻ/ không biết hỗ trợ người thân trong gia đình/ không biết gì ngoài việc học,… Vậy làm thế nào để con có cả hai thứ đó: Học thức tốt và kỹ năng tốt trong cùng quỹ thời gian như các bạn cùng lứa?
5. Và vô vàn các câu hỏi/ khúc mắc liên quan đến việc học và tương lai của các con.
Để trả lời được những thắc mắc này thì trước hết, phụ huynh cần phải xác đinh được, mình và con thuộc kiểu phụ huynh, học sinh nào? Là ai và đang ở đâu trên chặng đường học tập của con?
Thứ nhất, đối với phụ huynh
Phụ huynh có bao nhiêu % trong số những gạch đầu dòng dưới đây?
- Phụ huynh có luôn đồng hành cùng con?
Video đang HOT
Phụ huynh có kiểm tra bài vở/tình hình học tập trên lớp của con hàng ngày? Có giao nhiệm vụ, giám sát, hỗ trợ và động viên, giải quyết và giải thích cho con hiểu khi con gặp phải các vướng mắc trong quá trình học tập?
Phụ huynh có sát sao với giáo viên dạy trên trường, dạy thêm? Giáo trình con đang học trên trường/học thêm là gì? Ở ngôi trường con đang học, giáo viên lớp con được đánh giá về chất lượng ra sao? Thái độ/ trách nhiệm của thầy/cô giáo với con tôi như thế nào?
Con gái chị Chi đoạt giải Trạng nguyên Tiếng Anh toàn quốc.
Giáo trình con đang học có phù hợp với năng lực học của con không? (nhiều trường ở Hà Nội có soạn giáo trình riêng tất cả các môn ngoài giáo trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo).
Tiêu chí và mục tiêu của trường đang học/đang nhắm tới là gì? Sự khác biệt của trường con đang học/đang nhắm tới có phù hợp với mục tiêu định hướng tương lai và các điều kiện của gia đình không?
Năng lực, cách học, sở trường của con có phù hợp với những gì con đang được học ở trường đó/trường nhắm tới hay không? Con có thể có môi trường phù hợp để phát huy tốt hơn nữa không? Con thường mắc lỗi sai khi làm bài ở đâu?
Bố mẹ nắm rõ thái độ học, cách học, năng lực/sở trường/sở đoản/tính cách của con không? Phụ huynh chỉ giao phó việc học cho cô giáo/cho con hay đã thực sự cùng con đồng hành? Phụ huynh chỉ biết cho con đi học và có kiểm tra chất lượng/khó khăn con đang thực sự gặp phải là gì hay không?
Khi tìm ra được vấn đề phụ huynh có bình tĩnh phân tích chỉ bảo cho con nên và không nên hay không? Phụ huynh có thực sự kiên nhẫn với con không? Trong lúc nóng giận/bực bội với con, phụ huynh đã bao giờ nghĩ tôi đang là con và tôi đang là bố mẹ tôi trước đây không?
Chị Vũ Huệ Chi
“Phụ huynh cần phải xác định được, mình và con thuộc kiểu phụ huynh, học sinh nào? Là ai và đang ở đâu trên chặng đường học tập của con?”
Phụ huynh đã thực sự thành công với tất cả nỗ lực của tôi? Phụ huynh có đưa cho con thử thách vừa sức với con hay phụ huynh mong muốn những gì con đạt được phải là ước mơ của chính phụ huynh trước đây chưa đạt được? Phụ huynh đã giúp con hiểu được con thực sự đang ước mơ điều gì và làm thế nào để đạt được chính ước mơ hiện tại của con không? Phụ huynh đã cho con những đòn bẩy nào để nâng động lực học tập của con chưa?
- Thái độ phụ huynh với con và mọi người xung quanh
Phụ huynh có mắng con những lời lẽ khá nhạy cảm trước mặt con không? (chẳng hạn như: mày tao, đồ ngu, đồ lười, đồ mất dạy, mày học ngu như bò, loại như mày thế này thế kia, vừa dốt vừa lười tao không nuôi mày nữa….). Phụ huynh có hay cãi nhau trước mặt con không? Phụ huynh có nói bậy/từ lóng trước mặt con không? Khi bất lực và stress, phụ huynh có trút lên đầu con như một cái cớ để xả stress hay dằn mặt ai đó trong nhà không?
- Năng lực và độ nhanh nhạy, thích ứng, hoà nhập của phụ huynh như thế nào?
Phụ huynh có ham học không? Có thích hợp nghiên cứu trau dồi kiến thức và cập nhật những thay đổi theo thời đại mới không? Phụ huynh có phải người cầu tiến không? Phụ huynh có bảo thủ không? Phụ huynh có định kiến không?
- Điều kiện kinh tế : Phụ huynh có điều kiện kinh tế như thế nào?
- Điều kiện thời gian : Phụ huynh có quỹ thời gian như thế nào dành cho con?
- Điều kiện và khả năng ngoại giao của phụ huynh: Phụ huynh có nhiều bạn bè, người quen, đồng nghiệp… có mối giao lưu để học hỏi kinh nghiệm trong cuộc sống và giao lưu học hỏi không?
- Tính cách của phụ huynh : Phụ huynh cởi mở/ không cởi mở trong giao tiếp? Mạnh dạn/ngại ngùng khi tiếp cận người khác để lấy thông tin/quan hệ bạn bè cho con?….
Chị Huệ Chi luôn đồng hành cùng con trong việc học.
Vô vàn những nội dung khác, tôi khó lòng liệt kê hết được. Chẳng hạn như: Phụ huynh có nắm bắt tâm lý con đúng lúc không? Có hiểu ý con không? Có tôn trọng con không? Có chiều chuộng con quá không/có khắt khe và miệt thị con không? Có nghiêm khắc với con không?
Phụ huynh có sống buông thả không? Phụ huynh có vô tình để con biết những vấn đề không ổn về đạo đức tâm lý của phụ huynh đang gặp phải không? Có giải quyết những vấn đề con gặp phải khi điểm kém, khi bạn bè bắt nạt, khi thất bại, khi con buồn,… Phụ huynh có đồng hành tháo gỡ cùng con không hay chỉ biết đổ lỗi cho con?,…
Thứ hai, đối với các con (học sinh)
Các con chính là các thiên thần được gửi gắm tới để bố mẹ nuôi dưỡng. Với bản thân tôi, tôi luôn nghĩ thế. Nhiệm vụ của chúng ta là trao tình yêu, hy vọng, cả niềm vui và niềm tự hào,… Chúng ta phải gắn bó trách nhiệm cả đời vào sản phẩm độc quyền đặc biệt này.
Trong quá trình trưởng thành, các con sẽ chịu ảnh hưởng từ chính môi trường được nuôi dưỡng, từ chính những gì các con được tiếp xúc hàng ngày. Về phía các con (trong điều kiện các con đều khoẻ mạnh), thì có thể thuộc vào những kiểu học sinh ở gạch đầu dòng sau đây:
- Con thông minh, học giỏi, thích khám phá, cá tính/ngoan hiền, chịu áp lực tốt, chăm chỉ/biết chia sẻ/nhiều tài lẻ,…
- Con có đam mê và sở thích rõ ràng nhưng không toàn diện trong học tập (Những bạn này khả năng cao học lệch. Nhưng nếu được đầu tư đúng hướng và có bố mẹ nghiêm túc đồng hành thì sẽ có tương lai rộng mở, nhiều cơ hội công việc tốt do con tự biết rèn luyện bản thân theo sở thích của chính mình và thực hành sớm những đam mê đó từ nhỏ).
Chị Vũ Huệ Chi
“Các con chính là các thiên thần được gửi gắm tới để bố mẹ nuôi dưỡng. Với bản thân tôi, tôi luôn nghĩ thế. Nhiệm vụ của chúng ta là trao tình yêu, hy vọng, cả niềm vui và niềm tự hào.”
- Con cầu toàn, tỉ mỉ, quá coi trọng giá trị sản phẩm mình làm ra.
- Con thông minh nhưng không muốn học bất cứ điều gì; ương bướng và không nghe lời. Con không chịu hợp tác với bố mẹ, giáo viên.
- Con không thích học, không tập trung khi học. Con quậy phá/nổi loạn ngay cả ở nhà, ở trường và phá trường phá lớp, phá làng phá xóm.
- Con không có sở trường nổi bật nhưng học đều các môn và cũng không biết rõ mình thực sự thích gì, giỏi gì (Điều này thường khiến bố mẹ gặp khó khi đầu tư, định hướng phát triển nghề nghiệp từ sớm).
- Con hiếu thắng/con không có tính cạnh tranh cao (Cả hai vấn đề này đều có ưu/nhược điểm cả).
- Con thiếu trách nhiệm với nhiệm vụ được giao, thường xuyên lảng tránh hoàn thành bài tập hoặc nhiệm vụ bất cứ ai giao cho. (Nếu để bệnh này duy trì từ nhỏ thì sau này con sẽ gặp nhiều khó khăn khi đi làm.
…
Với hai đối tượng phụ huynh và học sinh được nêu trong bài viết, phụ huynh cần thấy mình là ai trong đó, con mình thuộc trường hợp nào? Sau khi nhận dạng được, chính phụ huynh sẽ có câu trả lời tốt nhất cho các thắc mắc được nêu trên.
Không một ai có thể trả lời tốt hơn chính phụ huynh về con mình. Không một trường nào/cô giáo nào tốt hơn chính phụ huynh. Không một chương trình học nào/trường học nào cho dù danh giá/nổi tiếng đến đâu mà phù hợp với tất cả các đối tượng học sinh.
Khi biết con chúng ta là ai, bản thân đã đầu tư thế nào cho con thì chính chúng ta sẽ có câu trả lời chính xác nhất. Dựa trên nền tảng phụ huynh biết rõ bản thân, hiểu rõ con nhất thì mới có thể tham khảo người khác để tăng thêm những vốn sẵn có của mình.
Nếu chúng ta không hiểu gì về mình, về con thì chỉ thành “đẽo cày giữa đường”. Khi hiểu rõ “mình là ai, đang ở đâu” thì phụ huynh và học sinh mới có thể cùng nhau xây dựng những mục tiêu sát thực tế nhất kèm theo tư vấn của giáo viên. Lúc này, mục tiêu sẽ không bị viển vông, không theo đám đông, không mất định hướng, không làm khổ con,…
Thông qua bài viết này, tôi mong sao phụ huynh có thể thông cảm hơn với các con. Đừng vội tăng xông khi nhìn thấy điểm của con thấp, đừng vội kết luận cô giáo vớ vẩn/trường học dở hơi. Cũng cô giáo đó, cũng ngôi trường đó, biết bao người đã thành công cơ mà!
Không có ngôi trường tốt nhất, chỉ có ngôi trường phù hợp nhất với con bạn. Và bạn phải tự tìm ra công thức đó bằng chính sự tìm tòi, đào sâu nghiên cứu những gì tốt nhất cho con.
Bài Toán: "Con 8 tuổi, bố gấp 3 lần tuổi con. Hỏi bố bao tuổi?" khiến bà mẹ bỗng giận đùng đùng, nhất mực gọi điện mắng giáo viên
Bài Toán tưởng đơn giản, nhưng lại khiến phụ huynh "nóng mặt" khi đọc đề bài.
Tưởng chừng những môn lập luận logic như Toán học thì chẳng bao giờ có thể gây tranh cãi vì nó luôn ra duy nhất kết quả 1 1=2. Tuy nhiên, không ít bài Toán lại gây xôn xao dư luận, không phải vì khó, mà do kết quả tính ra lại quá sai so với thực tế.
Mới đây, một bà mẹ đã đăng tải bài Toán của cậu con trai Tiểu học. Bài tập chỉ đơn giản yêu cầu tính toán, tuy nhiên khi giải mới phát hiện lỗi sai dữ kiện nghiêm trọng.
Cụ thể đề bài như sau: " Tiểu Minh năm nay 8 tuổi. Bố gấp 3 lần tuổi Minh. Tuổi của ông lại gấp 6 lần tuổi bố cộng thêm 3 đơn vị nữa. Hỏi năm nay, ông Tiểu Minh bao nhiêu tuổi? ".
Toán học chưa bao giờ là môn học cho số đông (Ảnh minh họa)
Cậu con trai đã làm tuần tự từng bước và ra kết quả như sau:
" - Tuổi bố gấp 3 lần tuổi Minh nên bố 8 x 3 = 24 tuổi.
- Tuổi ông nội gấp 6 lần tuổi bố cộng thêm 3 đơn vị => Tuổi ông là: 24 x 6 3 = 147 tuổi ".
Đáp án hoàn toàn không sai nhưng bà mẹ đã vô cùng hoảng hốt khi xem. Bởi bố Tiểu Minh chỉ mới ngoài 20 tuổi mà đã có cậu con trai 8 tuổi, quá trẻ để kết hôn! Như vậy ông bố Minh đã có con năm 16 tuổi.
Thêm một lỗi dữ kiện nữa là ông nội hơn bố tận 147 - 24 = 123 tuổi. Rất hiếm ông lão có tuổi thọ cao như vậy, chưa kể tầm tuổi đó còn đẻ con!?
Người mẹ nức nở: " Tôi đã phải gọi điện ngay cho cô giáo. Không thể dạy trẻ những thứ vô lý với đời sống như vậy. Chẳng lẽ lại dạy trẻ nên có con lúc 16 tuổi ư? Bao nhiêu cháu sẽ hiểu rằng được phép kết hôn và đẻ con khi chưa đến vị thành niên? ".
Nhiều dân mạng sau khi đọc đề cũng có chung nỗi hoang mang với bà mẹ và chê trách giáo viên quá cẩu thả trong việc ra đề, lấy bừa một con số mà không hề nghĩ đến tính thực tế.
Cảnh báo: Xôn xao tình trạng nhiều học sinh dùng dao lam tự rạch tay chân, có em rạch đến 27 vết, nghi học theo trên Youtube Thông tin những học sinh một trường trung học đến lớp với những vết rạch tay, chân... khiến nhiều phụ huynh hoang mang lo lắng. Mới đây, trong nhóm kín, một tài khoản chia sẻ câu chuyện cảnh báo về tình trạng rạch tay ở trẻ vị thành niên kèm những hình ảnh và cuộc trò chuyện giữa cô giáo và phụ huynh...