Quan điểm của Việt Nam về việc tài liệu Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ mới giải mật
Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao chiều 14/1, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị đưa ra bình luận về tài liệu “Khung chiến lược của Mỹ tại khu vực Ấn Độ- Thái Bình Dương” của Mỹ mới được giải mật, người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng nêu rõ:
Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao chiều 14/1, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị đưa ra bình luận về tài liệu “Khung chiến lược của Mỹ tại khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương” của Mỹ mới được giải mật, người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng nêu rõ:
“Lập trường nhất quán của Việt Nam là mong muốn và hoan nghênh các sáng kiến liên kết, kết nối ở khu vực, góp phần vào hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển của khu vực dựa trên luật lệ và tôn trọng luật pháp quốc tế, tôn trọng quyền và lợi ích chính đáng của tất cả nước, bao gồm vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực đang định hình”.
Video đang HOT
Bà Lê Thị Thu Hằng nói thêm: “Lập trường này cũng đã được Việt Nam và các nước ASEAN chia sẻ trong Tầm nhìn ASEAN về Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (AOIP)”.
Liên quan đến việc Mỹ đề ra kế hoạch tích hợp hải quân, thủy quân lục chiến nhằm ứng phó những thách thức mới, trong đó có vấn đề Biển Đông, bà Lê Thị Thu Hằng khẳng định lập trường của Việt Nam rằng các quốc gia trong và ngoài khu vực cần đóng góp có trách nhiệm vào mục tiêu chung duy trì hoà bình, ổn định và hợp tác phát triển ở Biển Đông, tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
Việt Nam góp phần rất lớn vào sự phát triển hòa bình của châu Á-TBD
Chuyên gia Nga cho biết cách tiếp cận của Việt Nam đối với các vấn đề ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương và Biển Đông dựa trên các nguyên tắc duy trì hòa bình và láng giềng thân thiện.
Chuyên gia Igor Mishin, cán bộ khoa học của Viện kinh tế quốc tế và quan hệ đối ngoại (IMEMO) thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga. (Ảnh do tác giả cung cấp)
Trong bối cảnh tình hình ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương nói chung và Biển Đông nói riêng có nhiều diễn biến phức tạp, cách tiếp cận của Việt Nam góp phần rất lớn vào sự phát triển hòa bình ở khu vực này.
Chuyên gia Nga Igor Olegovich Mishin, chuyên gia của Viện Kinh tế Quốc tế và Quan hệ Đối ngoại (IMEMO) thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, đã đưa ra nhận định trên khi trả lời phỏng vấn phóng viên Thông tấn xã Việt Nam tại Liên bang Nga ngày 27/6.
Theo chuyên gia Igor Olegovich Mishin, cách tiếp cận của Việt Nam đối với các vấn đề ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương và Biển Đông dựa trên các nguyên tắc duy trì hòa bình và láng giềng thân thiện.
Việt Nam ủng hộ việc giải quyết các xung đột gây tranh cãi thông qua luật pháp quốc tế với nền tảng là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS-1982). Cách tiếp cận như vậy góp phần rất lớn vào sự phát triển hòa bình của khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Ông Igor Mishin tin rằng quan điểm tích cực của Việt Nam sẽ nhận được sự ủng hộ rộng rãi của cộng đồng quốc tế.
Đánh giá về sự phối hợp hành động giữa Liên bang Nga và Việt Nam trên các diễn đàn quốc tế, cũng như đối với các vấn đề khu vực châu Á-Thái Bình Dương, chuyên gia Igor Mishin khẳng định: "Quan hệ Nga-Việt có bản chất đối tác chiến lược, quan hệ song phương đã được thử thách qua thời gian. Liên bang Nga và Việt Nam đang hợp tác thành công trong khuôn khổ ASEAN, cũng như tại Diễn đàn An ninh khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN và các đối tác đối thoại (ADMM )."
Chuyên gia Nga đánh giá cao đóng góp của Việt Nam và Liên bang Nga đối với an ninh khu vực, khẳng định cả hai quốc gia đều ủng hộ UNCLOS-1982, coi đó là cơ sở và là nền tảng pháp lý để giải quyết các tranh chấp và xung đột ở Biển Đông.
Ông nhấn mạnh: "Chính vì hai nước chúng ta đang tuân thủ các chuẩn mực và quy định của UNCLOS-1982, chúng ta đang đóng góp rất lớn vào việc giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Biển Đông"./.
Micronesia ghi nhận ca mắc COVID-19 đầu tiên Ngày 11/1, Micronesia, quốc đảo xa xôi ở Thái Bình Dương, đã ghi nhận trường hợp mắc COVID-19 đầu tiên, không còn là một trong số ít quốc gia trên thế giới không bị đại dịch "hỏi thăm". Hình ảnh do Cơ quan dược phẩm và thực phẩm Mỹ cung cấp về virus SARS-CoV-2 gây dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Ảnh:...