Quan điểm của Nga về sản xuất quốc phòng phương Tây
Nga nhận định các nước phương Tây đang nỗ lực tăng tốc độ và khối lượng sản xuất quân sự, nhưng vẫn gặp nhiều hạn chế về nguồn nguyên liệu, nhân lực, và giá năng lượng cao.
Vũ khí phương Tây trong một đợt vận chuyển để viện trợ cho Ukraine. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo cổng thông tin quân sự Defense Express ngày 28/10, Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ (CAST) của Nga vừa công bố một nghiên cứu dài 80 trang, phân tích chi tiết về năng lực sản xuất quân sự của các nước phương Tây. Báo cáo này được đặt trong bối cảnh cuộc xung đột Nga – Ukraine, khi nhiều quốc gia phương Tây đang tích cực hỗ trợ quân sự cho Kiev.
Nghiên cứu này cho thấy cái nhìn sâu sắc về cách Moskva đán.h giá tình hình hiện tại của ngành công nghiệp quốc phòng phương Tây, bao gồm cả thành công và thất bại trong những năm gần đây. Đồng thời, báo cáo cũng cho thấy cách Nga so sánh những điều này với ngành quốc phòng trong nước – những yếu tố then chốt ảnh hưởng đến quá trình hoạch định chính sách và chiến lược dài hạn của Điện Kremlin.
Theo các chuyên gia của CAST, mục tiêu hàng đầu của ngành công nghiệp quốc phòng phương Tây hiện nay là đẩy nhanh tốc độ và tăng khối lượng sản xuất. Họ nhận định rằng cuộc xung đột ở Ukraine đã chứng minh “chất lượng không thể hoàn toàn thay thế được số lượng”.
Báo cáo còn chỉ ra rằng năng lực sản xuất của châu Âu đang bị hạn chế bởi nhiều yếu tố: thiếu nguyên liệu thô, thiếu nhân lực, giá năng lượng cao và phụ thuộc vào các hợp đồng dài hạn từ chính phủ. Những rào cản này vẫn tồn tại bất chấp các khoản đầu tư lớn gần đây vào việc hiện đại hóa và mở rộng cơ sở công nghiệp.
Video đang HOT
Hệ quả là các nước châu Âu buộc phải nhập khẩu vũ khí phòng không từ nước ngoài, đặc biệt là từ Mỹ và Hàn Quốc. Theo số liệu từ Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI), xu hướng này đã giúp thị phần vũ khí toàn cầu của Mỹ tăng từ 34% lên 42% trong những năm gần đây.
Mặc dù vậy, các công ty quốc phòng châu Âu cũng đã đạt được một số thành tựu đáng kể. Ví dụ, tổng công suất sản xuất đạn dược đã tăng gấp đôi lên 1,2 triệu viên đạn mỗi năm. Tuy nhiên, con số này vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu của Ukraine.
Defense Express chỉ ra một số điểm đáng chú ý trong kết luận của báo cáo CAST. Một mặt, báo cáo cho rằng các công ty quốc phòng phương Tây đang nỗ lực xây dựng nền tảng vững chắc cho những cải tiến trong tương lai. Mặt khác, họ lại cho rằng các nhà sản xuất này bị hạn chế về cơ hội phát triển do phải chờ đợi quyết định chính trị từ chính quyền.
Defense Express cũng nhấn mạnh rằng báo cáo mới của CAST đã phản ánh rõ chiến lược của Điện Kremlin trong cuộc xung đột với Ukraine: Moskva đang hy vọng có thể chiếm ưu thế trong cuộc chạy đua vũ trang kéo dài với Kiev và phương Tây.
Đức giải thích quyết định tiếp nhận tên lửa tầm xa của Mỹ
Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius cho biết việc tiếp nhận các tên lửa tầm xa từ Mỹ sẽ cho phép Berlin có cơ hội phát triển các loại vũ khí tương tự.
Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius phát biểu tại phiên họp Hạ viện ở thủ đô Berlin ngày 5/6/2024. Ảnh tư liệu: Getty Images/ TTXVN
Theo đài RT (Nga), hôm 11/7, phát biểu với đài truyền hình Deutschlandfunk, ông Pistorius bày tỏ sự nhẹ nhõm khi biết tên lửa tầm xa của Mỹ sẽ được triển khai ở Đức. Ông lập luận rằng điều này sẽ giúp che đậy "lỗ hổng nghiêm trọng" trong phòng thủ của đất nước. Người đứng đầu Bộ Quốc phòng Đức cũng bày tỏ tin tưởng rằng các chính quyền tương lai của Mỹ sẽ không đảo ngược quyết định này.
Tuy nhiên, vì tên lửa tầm xa của Mỹ sẽ chỉ được luân chuyển tới Đức, hoàn toàn rõ ràng rằng Washington kỳ vọng Berlin sẽ đầu tư vào việc phát triển và mua sắm những loại vũ khí tầm xa này.
Theo ông Pistorius, việc Mỹ triển khai tên lửa hành trình tại Đức sẽ cho phép Berlin thời gian cần thiết để thực hiện những nhiệm vụ đó. Ông cho rằng mục tiêu này là chìa khóa để đảm bảo an ninh quốc gia của Đức.
Trước đó, vào cuối hội nghị thượng đỉnh NATO tuần này, Berlin và Washington đã tuyên bố Mỹ sẽ triển khai tên lửa hành trình ở Đức từ năm 2026.
Việc triển khai những loại vũ khí này trước đây đã bị cấm theo hiệp ước Lực lượng Hạt nhân tầm trung (INF) thời Chiến tranh Lạnh, nhưng Washington đã rút khỏi thỏa thuận mang tính bước ngoặt này vào năm 2019.
Tuyên bố chung Đức - Mỹ do Nhà Trắng công bố tiết lộ rằng trong số các loại vũ khí sẽ được triển khai tới quốc gia châu Âu này, có tên lửa phòng không SM-6, có tầm bắ.n lên tới 460 km, cũng như tên lửa phòng không SM-6. Tên lửa hành trình Tomahawk, được cho là có thể tấ.n côn.g các mục tiêu cách xa hơn 2.500km.
Ngoài ra, Washington đã công bố kế hoạch triển khai vũ khí vượt âm đang phát triển ở châu Âu, có "tầm bắ.n xa hơn đáng kể so với các tên lửa trên đất liền hiện tại" ở lục địa này.
Giải thích quyết định rút khỏi Hiệp ước INF vào năm 2019, chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump cho rằng Nga đã vi phạm thỏa thuận với tên lửa hành trình của mình. Moskva phủ nhận những cáo buộc trên/ Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo rằng việc hủy bỏ hiệp định sẽ "gây ra những hậu quả nghiêm trọng nhất".
Về phần mình, Nga vẫn tiếp tục tuân thủ INF vài năm sau khi Mỹ rút khỏi hiệp ước. Trong khi đó, Điện Kremlin hồi đầu tháng đã tuyên bố rằng ngành công nghiệp quốc phòng nước này sẽ tiếp tục phát triển các tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân tầm trung và tầm ngắn.
Vào thời điểm đó, ông Putin giải thích: "Bây giờ chúng ta biết rằng Mỹ không chỉ sản xuất những hệ thống tên lửa này mà còn đưa chúng đến châu Âu, Đan Mạch để sử dụng trong các cuộc tập trận".
Trong một bài đăng trên Telegram hôm 11/7, Đại sứ Nga tại Washington Anatoly Antonov đã cáo buộc kế hoạch triển khai tên lửa tầm xa của Mỹ tới Đức là "mối đ.e dọ.a trực tiếp đối với an ninh quốc tế và sự ổn định chiến lược". Nhà ngoại giao này nói thêm rằng động thái này có thể dẫn đến "sự leo thang không thể kiểm soát trong bối cảnh căng thẳng Nga - NATO đang gia tăng một cách nguy hiểm".
Nga phản ứng về việc Azerbaijan và Armenia được mời dự hội nghị thượng đỉnh NATO Bộ Ngoại gia Nga cho rằng phương Tây muốn tách Azerbaijan, Armenia ra khỏi hợp tác với Nga khi mời 2 nước Trung Á này tham dự hội nghị thượng đỉnh NATO tại Mỹ. Tổng thống Nga Vladimir Putin (giữa) chủ trì cuộc gặp giữa Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev (trái) và Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan về xung đột ở khu vực...