Quan điểm của các bên về nghị quyết của HĐBA LHQ liên quan Gaza
Ngày 15/11 (sáng 16/11 theo giờ Việt Nam), Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã thông qua một nghị quyết kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức vì mục đích nhân đạo tại Dải Gaza.
Toàn cảnh phiên họp và bỏ phiếu của HĐBA về tình hình Gaza. Ảnh: LHQ
Đây là nghị quyết đầu tiên của HĐBA kể từ khi vòng xoáy xung đột mới nhất bùng phát giữa Israel và phong trào Hồi giáo Hamas ở Palestine hôm 7/10 tới nay. Các bên đã có quan điểm về nghị quyết này.
Theo phóng viên TTXVN tại New York, nghị quyết do Malta bảo trợ nói trên được thông qua với 12 phiếu thuận, ba phiếu trắng (Nga, Anh, Mỹ) và không có phiếu chống. Trước đó, cả 4 bản dự thảo nghị quyết đều đã không thể thông qua do sự chia rẽ và bất đồng quan điểm của một số ủy viên thường trực HĐBA.
Phó trưởng phái đoàn thường trực Israel tại LHQ Brett Jonathan Miller phát biểu trước HĐBA. Ảnh: LHQ
Phát biểu tại phiên thảo luận, Đại sứ Vanessa Frazier, Trưởng phái đoàn thường trực Malta tại LHQ, cho biết nghị quyết kêu gọi “ngừng bắn ngay lập tức và kéo dài, đồng thời mở các hành lang nhân đạo tới Dải Gaza để cho phép chuyển hàng cứu trợ, thuốc men, nhu yếu phẩm tới khu vực này, cũng như tiến hành các hoạt động sơ tán. Văn bản nhấn mạnh thời gian ngừng bắn để mở hành lang nhân đạo phải đủ lâu để đảm bảo sơ tán an toàn và nhanh chóng dân thường, nhất là trẻ em, trong khi các bên phải kiềm chế hành động hủy hoại các dịch vụ cơ bản của người dân ở Gaza, phù hợp với luật nhân đạo quốc tế. Nghị quyết đầu tiên mang tính ràng buộc pháp lý của HĐBA LHQ cũng kêu gọi trả tự do vô điều kiện cho các con tin đang bị giam giữ ở Gaza. Đây là nghị quyết kêu gọi ngừng bắn tạm thời vì mục đích nhân đạo (humanitarian pauses), song văn kiện này không đề cập tới một thỏa thuận đình chiến hay ngừng bắn lâu dài (ceasefire).
Ông Riyad Mansour, Quan sát viên thường trực của Nhà nước Palestine tại LHQ, phát biểu trước HĐBA. Ảnh: LHQ
Đại sứ Trương Quân – Trưởng phái đoàn thường trực Trung Quốc, nước giữ cương vị Chủ tịch HĐBA tháng 11 – kêu gọi hiện thực hóa nghị quyết thành hành động. Theo ông, cơ quan quyền lực nhất LHQ cần thông qua văn kiện này sớm hơn. Đại diện Trung Quốc cũng hối thúc Israel chấm dứt mọi hành động thù địch nhằm vào các cơ sở dân sự, trong đó có bệnh viện, và khôi phục nguồn cung thiết yếu như nước và nhiên liệu tới Gaza càng sớm càng tốt.
Video đang HOT
Đại sứ Nga Vassily Nebenzia tuyên bố ngừng bắn tạm thời không thể thay thế cho một thỏa thuận đình chiến. Ông Nebenzia cũng nhấn mạnh duy trì cứu trợ nhân đạo ở Gaza là điều cần thiết, đặc biệt trong bối cảnh tình hình xấu đi trên thực địa khi nguồn cung cấp nhiên liệu ngày càng cạn kiệt và Israel tiếp tục pháo kích các trường học và tấn công bệnh viện Al-Shifa.
Dân thường sơ tán khỏi Dải Gaza. Ảnh: LHQ
Trong khi đó, các đại sứ Anh và Mỹ bày tỏ lấy làm tiếc khi nghị quyết đầu tiên của HĐBA không lên án các vụ tấn công ngày 7/10 của Hamas nhằm vào Israel, đồng thời bày tỏ ủng hộ việc bảo vệ dân thường và nhanh chóng triển khai các hoạt động cứu trợ nhân đạo. Về phần mình, Phó trưởng phái đoàn thường trực Israel tại LHQ Brett Jonathan Miller, cho rằng nghị quyết hoàn toàn xa rời thực tế.
Theo đại diện ngoại giao Israel, cuộc khủng hoảng hiện nay có thể kết thúc ngay lập tức nếu mọi con tin Israel được an toàn trở về nhà.
Cập nhật thương vong tại Gaza bị gián đoạn vì các cuộc tấn công vào bệnh viện
Các bệnh viện ở phía Bắc Gaza đang bị tấn công nặng nề, gây khó khăn cho việc thống kê số liệu thương vong.
Người dân Palestine trú ẩn tại bệnh viện al-Shifa. Ảnh: AFP
Theo hãng tin Al Jazeera, Cơ quan Y tế Gaza đang gặp khó khăn trong việc cập nhật số liệu thương vong khi lực lượng Israel ngày càng nhắm mục tiêu vào các bệnh viện và các cơ sở dịch vụ khác trong khu vực.
Liên hợp quốc (LHQ) xác nhận hệ thống dịch vụ và thông tin liên lạc tại các bệnh viện phía Bắc Gaza đã sụp đổ, gây cản trở nghiêm trọng cho các quan chức y tế.
Ngày 12/11, văn phòng truyền thông chính quyền ở Gaza đã cập nhật số liệu thương vong sau hai ngày bị gián đoạn. Theo số liệu thống kê, số người chết đã lên tới 11.100 người, trong đó có hơn 8.000 trẻ em và phụ nữ.
"Do các bệnh viện trở thành mục tiêu tấn công, trong ngày 11/11, cơ quan y tế Gaza không thể đưa ra số liệu thống kê chính xác về số người chết và bị thương trong những giờ qua", văn phòng truyền thông tuyên bố.
Cơ quan Y tế Gaza là nơi cung cấp thông tin cập nhật hàng ngày về con số thương vong kể từ khi cuộc chiến nổ ra sau cuộc tấn công bất ngờ của Hamas vào Israel làm khoảng 1.200 người thiệt mạng.
Tuần trước, Barbara Leaf, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ phụ trách các vấn đề Cận Đông, phát biểu trước một ủy ban Hạ viện rằng số người thiệt mạng ở Gaza - nơi sinh sống của 2,3 triệu người - có thể "cao hơn con số được công bố".
Cơ quan cứu trợ của LHQ xác nhận sự cố liên lạc do cuộc tấn công vào ngày 11/11 đã khiến số liệu mới không được cung cấp.
Trước đó, trong ngày 10/11, lực lượng y tế Gaza cho hay gần 3.000 người Palestine vẫn trong tình trạng mất tích và có thể bị mắc kẹt hoặc tử vong dưới đống đổ nát, trong khi 27.490 người Palestine khác được cho là đã bị thương.
Theo Cơ quan Y tế Gaza, họ sẽ thống kê số thương vong dựa trên số ca tiếp nhận tại các bệnh viện. Khi nạn nhân đến khoa cấp cứu của bệnh viện công được xác định, dữ liệu của họ, bao gồm số căn cước định danh và thông tin cá nhân, cùng với thời gian đến, sẽ được ghi lại trong hệ thống thông tin máy tính của bệnh viện.
Mỗi bệnh viện cũng ghi nhận các trường hợp tử vong của những người bị thương đã phải nằm viện một thời gian trước khi chết.
Thông tin hàng ngày về những người Palestine thiệt mạng được chuyển từ hệ thống bệnh viện đến cơ sở dữ liệu trung tâm của cơ quan y tế Gaza trong vòng 24 giờ để cập nhật.
Tại đây, dữ liệu được xử lý, xác minh tính đầy đủ và đảm bảo không có sự trùng lặp hoặc sai sót sau khi quá trình chuyểnhoàn tất.
Trung tâm thông tin của cơ quan y tế sẽ chuẩn bị các báo cáo hàng ngày gửi đến Trung tâm Điều hành Khẩn cấp Y tế do chính quyền điều hành để phê duyệt và công bố công khai.
Hiện tại, các cuộc không kích của Israel tấn công các khu vực trong và xung quanh bệnh viện và trung tâm y tế trên khắp Gaza đã gây ra hậu quả tàn khốc. Israel cáo buộc Hamas ẩn náu dưới các cơ sở này để thực hiện các hoạt động quân sự. Tuy nhiên, cho đến nay, Israel chưa đưa ra bất kỳ bằng chứng nào cho tuyên bố của mình.
Xe tăng Israel hiện đã bao vây bệnh viện al-Shifa, bệnh viện lớn nhất ở Gaza. Bác sĩ phẫu thuật Ahmad Mokhallalati tại bệnh viện chia sẻ: "Chúng tôi khó có thể điều trị cho bệnh nhân trong bệnh viện đang ở giữa vùng chiến sự. Các cuộc không kích liên tục diễn ra và máy bay không người lái đang bay lượn trong khu vực bệnh viện".
Giám đốc bệnh viện, ông Mohammed Abu Salmiya, ngày 11/11 cho biết hai trẻ sinh non đã tử vong sau sự cố mất điện tại phòng chăm sóc đặc biệt cho trẻ sơ sinh khiến lồng ấp không hoạt động. 37 trẻ khác cũng có nguy cơ tử vong.
Trong nhiều tuần qua, LHQ và các nhóm nhân quyền quốc tế đã cảnh báo rằng người Palestine ở Gaza, đặc biệt là những người dễ bị tổn thương nhất, không có nơi nào an toàn để nương tựa.
Các nơi trú ẩn của LHQ cũng không thoát khỏi vòng xoáy giao tranh. Tổ chức này cho biết tính đến ngày 10/11, 66 người sơ tán đã thiệt mạng và 588 người khác bị thương khi ở trong các nơi trú ẩn của LHQ.
"Hàng trăm nghìn người ở lại miền Bắc đang phải vật lộn để có được những nhu yếu phẩm cần thiết cho sự sống còn của họ", LHQ nhấn mạnh việc tiêu thụ nước từ các nguồn không an toàn làm gia tăng mối lo ngại nghiêm trọng về tình trạng mất nước và các bệnh lây truyền.
Indonesia phủ nhận tuyên bố của Israel về bệnh viện tại Dải Gaza Indonesia lên tiếng bác bỏ tuyên bố của Israel rằng một bệnh viện được xây dựng ở Dải Gaza bằng nguồn tài trợ của Indonesia nằm trên mạng lưới đường hầm của Hamas và gần căn cứ phóng tên lửa của lực lượng này. AFP đưa tin, trong một tuyên bố ngày 7/11, Bộ Ngoại giao Indonesia khẳng định: "Bệnh viện Indonesia ở...