Quán dê gốc Ấn ‘níu chân’ người Sài Gòn hơn 40 năm
Hơn chục năm trở lại đây, các món thịt dê trở nên phổ biến khắp Sài Gòn. Một trong những quán dê có đủ món hấp dẫn là quán Văn Giàu, gốc Ấn ở quận Tân Bình, tuổi đời hơn 40 năm.
Món cà ri dê trứ danh của quán Văn Giàu
Quán dê Văn Giàu tuy không nổi như cồn như nhiều quán dê khác nhưng lại hấp dẫn một lượng thực khách trung thành và quen thuộc hơn 40 năm.
Sài Gòn có nhiều quán dê nổi tiếng và lâu đời như Dê Bảy Hồng, quán Musa (Q.5), dê Lâm Ký, dê Hương Sơn (Q.2)… bên cạnh hàng loạt các quán, nhà hàng dê tuy ít tuổi hơn nhiều nhưng lúc nào cũng dập dìu thực khách.
Món cà ri dê ăn kèm bánh mì
Thế hệ thứ hai của quán đã nối nghiệp cha từ hơn 8 năm nay. Chủ quán thế hệ trước là một người đàn ông gốc Ấn Độ, lấy vợ Việt, trước đây ít lộ diện vì ở trong bếp là chính. Khu Tân Hải hơn 40 năm trước cực kỳ thưa thớt người, là khu nuôi rất nhiều dê, bò thả rong. Có lẽ vì vậy, món dê đã ra đời ở khu này như một tất yếu.
Thịt dê nướng thơm phức
Video đang HOT
Quán dê này lạ đời vì chỉ bán từ 3 giờ chiều đến đêm, dù nổi tiếng nhưng giá lại rất phải chăng. Đặc biệt, khi ăn bất kỳ món dê nào ở đây, thực khách đều không thấy vị hôi đặc trưng của thịt dê như nhiều nơi khác. Chủ quán khẳng định rằng, dê ở đây thật 100% chứ không có chuyện độn loại thịt khác. Mà thực khách đã quen thuộc ở đây ai cũng sành ăn, làm sao qua mắt được họ, có như vậy mới giữ chân được khách hơn 40 năm qua.
Dĩa cà tím chua đặc trưng kiểu Ấn có vị ngon độc đáo ít nơi có được
Anh Bùi Quang Hòa (Q.Bình Thạnh) chia sẻ món đầu tiên của quán phải kể đến là cà ri dê. Cà ri dê ở đây thuộc hàng tuyệt đỉnh của Sài Gòn vì vừa ngọt vừa cay nồng, ăn cùng đĩa cà tím chua mới là đúng điệu cà ri dê kiểu Ấn. Vị cà ri gốc của Ấn Độ rất cay, tuy nhiên, trong quá trình giao lưu với văn hóa Việt thì vị cay đã giảm bớt xuống, và nấu cũng loãng hơn chứ không sệt như cà ri Ấn.
Tiếp đến là món dê nướng. Đây cũng là món đặc biệt cần phải thử sau cà ri dê vì vị thơm khó tả do tẩm ướp gia vị bí truyền, không có mùi hôi dê, chấm với một loại chao pha với ớt không đâu có vị này.
Anh Nguyễn Tri, một khách ruột của quán thì tấm tắc trước món dê luộc. Đây là món dễ nhận ra tài nghệ của đầu bếp, luộc sao cho thịt mềm mà không dai, ăn thơm phức mà không hôi, thế mới là giỏi. Ngoài ra còn có món lẩu dê bao nhiêu năm chỉ một vị, nhưng đã ăn quen thì ghiền. Ngồi nhậu lai rai ở đây rất vui vì toàn những gương mặt quen, lại không bị quá ồn ào, giá cả phải chăng.
Nước chấm dê nướng, dê luộc ngon đặc biệt của quán
Người Sài Gòn nhờ có sự giao lưu văn hóa với Ấn Độ đã tạo ra nhiều món dê, cà ri dê thuộc hàng ấn tượng, tạo ra sự đa dạng về ẩm thực mà những địa phương khác không có được. Đến Sài Gòn mà chưa thử món dê, đặc biệt là cà ri dê thì thật là một thiếu sót lớn. Nếu bạn muốn hình dung một chút về ẩm thực Ấn với gia vị cà ri đặc trưng thì có thể ghé quán dê Văn Giàu để thấy bằng chứng sống.
Thưởng thức món ngon xứ Phù Tang ở Sài Gòn
Không chỉ phục vụ các món ngon chuẩn vị Nhật Bản, nhà hàng Chiyoda Sushi còn sở hữu không gian ấm cúng và sang trọng.
Chiyoda Sushi tuyển chọn kỹ các nguyên liệu như cá, ốc, tôm... tại chợ đầu mối Tsukiji nổi tiếng ở Nhật và được bảo quản, đưa về Việt Nam bằng đường hàng không để đảm bảo vị tươi ngon.
Tay nghề điêu luyện của bếp trưởng người nhật Moriya 25 năm kinh nghiệm đứng bếp sẽ mang đến cho thực khách những món ăn vẹn nguyên hương vị xứ sở hoa anh đào.
Nhà hàng chinh phục thực khách Việt ngay từ lần đầu tiên nhờ nhiều hương vị đặc trưng thơm ngon, điển hình trong số đó là món Tsukiji Moriawaseg. Món ăn bao gồm nhiệu loại hải sản và cá tươi ngon kết hợp như: cá rồng biển ngậy béo thơm, ốc Tsubugai giòn dai, sò điệp Nhật bản tươi xanh, bào ngư vị ngọt thơm, cá hồng Nhật ngọt tự nhiên...
Set sushi tổng hợp Tokusen Sushi Mori đặt biệt gồm 10 loại sushi sò, ốc, cá có hương vị khác nhau: sò điệp biển lạnh Hokkaido thịt dày, ngọt, thơm; phần cơ thịt ở vây cá bơn vị ngọt umami và béo; ốc Tsubu Nhật dai giòn; cá hồi mềm mịn và béo từ Nauy; cá rồng biển thịt hương vị thanh mát. Set ăn còn thêm món Tamago (trứng cuộn kiểu Nhật) ghi điểm với nhiều tín đồ yêu ẩm thực Nhật Bản.
Kinmedai - cá hồng Nhật có một vị trí đặc biệt trong văn hoá ẩm thực Nhật Bản, được xem là biểu tượng của sự may mắn. Thịt cá ngon ngọt tự nhiên, giàu acid inosinic, tốt cho quá trình chuyển hóa dinh dưỡng trong cơ thể... Người Nhật thường ăn cá này trong các dịp năm mới, lễ cưới, tiệc chúc mừng.
Lẩu cá hồi Salmon Nabe của Chiyoda Sushi ghi điểm bởi vị ngon béo thơm của thịt cá kèm vị ngọt thanh mát của các loại nấm tươi, rau xanh và đậu hủ ngậy mịn cùng nước dùng dashi đậm đà.
Cơm hải sản cũng là một trong những món ăn để lại nhiều ấn tượng khó quên trong lòng thực khách bởi hương vị rất riêng.
Unagi Sushi (Sushi lươn Nhật nướng) thuộc hàng cao cấp trong thực đơn sushi. Để giữ nguyên thành phần dinh dưỡng và tăng vị ngon cho unagi Nhật nướng, tại Chiyoda Sushi, quy trình chế biến Unagi cầu kỳ, đòi hỏi kỹ thuật nướng cao để dậy mùi thịt thơm cùng màu vàng ươm bắt mắt bên ngoài, nhưng thịt phải mềm và ngọt bên trong. Khi thưởng thức Unagi Sushi, vị béo và hương thơm của thịt lươn kết hợp cùng lớp xốt đặc biệt có vị ngậy, dẻo của cơm, mang lại tthực khách trải nghiệm khó quên.
Ông Moriya Masahiro - bếp trưởng nhà hàng - cho biết Chiyoda Sushi luôn lựa chọn kỹ từ các vật dụng cho đến nguyên liệu đầu vào nhằm đảm bảo khách hàng có thể trải nghiệm trọn vẹn các món ăn đúng điệu, chuẩn Nhật.
Bên cạnh nhiều món ngon, nhà hàng còn chinh phục khách bằng không gian yên tĩnh, ấm cúng, lịch sự, nhưng sang trọng phù hợp cho gia đình, họp mặt bạn bè, tiếp khách.
Chiyoda Sushi có hơn 200 nhà hàng trải dọc khắp xứ Phù Tang cùng các trường đào tạo đầu bếp và dạy về nghệ thuật làm sushi. Đầu tháng 12/2016, nhà hàng khai trương chi nhánh đầu tiên tại quận 1, TP HCM. Đây là một trong những nhà hàng đã đăng ký dự án "Hỗ trợ các nhà hàng Nhật tại Việt Nam", do Bộ Nông nghiệp - Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản (MAFF) triển khai. Đại diện nhà hàng, ông Sakuma Atsushi, cho biết tham gia dự án, Chiyoda Sushi kỳ vọng sẽ tăng cơ hội quảng bá những món ăn đặc trưng nhất xứ Phù Tang đến thực khách.
Hưng Thịnh
Người Sài Gòn ăn sáng thời cách ly xã hội: Cơm tấm, hủ tiếu, phở; ăn bữa đã đời! Sài Gòn khác hẳn Hà Nội vì thói quen thích ăn ngoài đường, từ sáng tới trưa, từ trưa tới tối. Giờ đây, dịch Covid-19 đã làm đảo lộn mọi thứ, người ta bắt đầu nhớ quay quắt thú ăn sáng ngoài đường ngày xưa. Thời cách ly xã hội, ai cũng ở nhà tự ăn để bảo vệ mình và cộng đồng....