Quản đất nông, lâm trường trên…giấy
Hàng trăm héc ta đất nông, lâm trường tại Hà Nội (tập trung chủ yếu tại huyện Ba Vì) đã bị chuyển nhượng, mua bán trái pháp luật. Mục đích sử dụng đất bị biến dạng phức tạp trong khi vai trò quản lý của chính quyền hết sức mờ nhạt…
Bài 1: Đất trồng cỏ, biệt thự mọc lên
Đi sâu vào các thôn của xã Tản Lĩnh, Vân Hoà, Yên Bài… thuộc huyện Ba Vì, gặp gỡ với nhiều cò đất người địa phương, chúng tôi không khỏi giật mình vì tại đây từ khi nào đã hình thành cả một thị trường mua bán đất nông, lâm trường khá nhộn nhịp.
Khá nhiều biệt thự mọc lên trên đất đồi rừng Ba Vì. Ảnh: Tuấn Minh.
Thậm chí chỉ cần đi chiếc xe hơi hào nhoáng một chút là khách có thể được các cò đất chăm sóc nhiệt tình. Anh Hiểu vừa là chủ một nhà hàng tại xã Vân Hoà vừa làm “cò tay trái” cho biết, giá đất nông, lâm trường tại đây chịu ảnh hưởng chung của thị trường bất động sản nên giảm nhiều trong 1-2 năm qua.
So với thời kỳ cao điểm, tức là giữa năm 2010, nay giá chỉ còn từ 50-70%. Với đất nhận khoán của nông, lâm trường thuận tiện đường giao thông không có sổ đỏ giá bán chỉ còn chừng 1,5 triệu đồng/m2.
Theo một cò đất khác tên Thanh tại Vân Hoà, mặc dù đất chỉ có hợp đồng nhận khoán nhưng khi sốt giá, nhiều người mua không quan tâm giấy tờ, chỉ cần bản viết tay là xong.
“Khi nông, lâm trường chưa giải thể, một số trường hợp xin được cả dấu giáp lai, xác nhận của nông trường” – anh Thanh quả quyết.
Và để xin được những con dấu xác nhận này, đương nhiên phải có phí bôi trơn cho các sếp. Ngồi chuyện trò một lát với chúng tôi, để chứng minh khả năng của mình, anh cò đất lôi ra một tập giấy tờ, hợp đồng đã chuyển nhượng của Trung tâm nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba Vì.
Về hình thức đây là các bản “Hợp đồng thử nghiệm nuôi bò sữa và trồng cây ăn quả” thực hiện theo Nghị định 01 của Chính phủ ngày 4-1-1995 nhưng bản chất là để che đậy việc chuyển nhượng trái phép.
Sau khi “tiếp tục nhận khoán” nhiều khu đất qua các bản hợp đồng nêu trên, những lô đất đó thực chất đã bị bán lại cho các đại gia làm nhà vườn, biệt thự nghỉ dưỡng.
Video đang HOT
“Nhiều người mua rồi, anh cứ yên tâm. Chi phí thủ tục nhẹ nhàng thôi, chỉ mười lăm triệu đồng là xong, khi nào xây nhà thêm vài ba chục triệu nữa bồi dưỡng” – một cò đất khẳng định.
“Xẻ thịt” đất nông lâm trường
UBND huyện Ba Vì cho biết, trên địa bàn huyện hiện có tới 10.809 ha đất nông, lâm trường trước đây giao cho 12 đơn vị. Tuy nhiên, do buông lỏng quản lý thời gian dài nên tình trạng chuyển nhượng, cho thuê trái phép, biến đất đồi rừng thành biệt thự, nhà nghỉ diễn ra phổ biến.
Trong số 655,5 ha của Trung tâm Nghiên cứu bò và Đồng cỏ Ba Vì, nhiều diện tích đã bị chuyển nhượng rồi xây nhà cao tầng trái phép trên đó, thậm chí chủ các hợp đồng chuyển nhượng liên kết với tổ chức kinh tế khác xây nhà nghỉ, làm du lịch.
Trung tâm này đã cho 720 hộ dân “mượn” hơn 20 ha đất. Trạm nghiên cứu và sản xuất tinh đông lạnh Môn-ca-đa cũng tự giao đất làm nhà ở và vườn cho 209 hộ dân với diện tích hơn 20,4 ha.
Trạm thực nghiệm giống cây trồng Ba Vì tự ý cắt ra 4,47 ha đất để làm nhà ở. Vườn Quốc gia Ba Vì thì tự ý giao gần 1 ha đất cho cán bộ nhân viên làm nhà ở, làm vườn.
Trạm thuỷ sản Suối Hai mặc dù mang đất cho các doanh nghiệp thuê lại nhưng lại chưa làm thủ tục thuê đất với nhà nước…
Cũng theo UBND huyện Ba Vì, tình trạng vi phạm trong quản lý, sử dụng đất tại các nông, lâm trường đã ở mức báo động.
Công ty CP Giống gia cầm Ba Vì mặc dù trước đây đã giao khoán 45,4 ha đất theo Nghị định 01 cho các hộ dân nhưng thả nổi quản lý, không theo dõi, giám sát việc sử dụng đất.
Ngoài ra, công ty này còn giao khoán đất với chi nhánh Công ty Công nghệ Việt Mỹ và cho Trung tâm nghiên cứu cà phê Ba Vì thuê đất thời hạn 30 năm tự ý giao trái quy định hơn 20 ha đất cho các hộ làm vườn và nhà ở.
Tại Nông trường Việt Mông trước đây, việc quản lý sử dụng đất xảy ra nhiều sai phạm nghiêm trọng. Nhiều diện tích lớn đất của nông trường đã bị phân thành lô thửa, chuyển nhượng trái phép, xây nhà cao tầng, biệt thự, nhà nghỉ.
Trung tâm dịch vụ và chuyển giao kỹ thuật lâm nông nghiệp Ba Vì có nhiều hộ dân sử dụng đất của trung tâm nhưng không có hồ sơ giao khoán, không có danh sách người sử dụng đất tự ý chuyển đổi gần 10 ha từ đất nông nghiệp thành đất thổ cư! Xí nghiệp Nông lâm nghiệp Sông Đà đã tự ý chuyển đổi đất nông nghiệp sang thổ cư cho 326 hộ dân với diện tích 12,4 ha…
Theo TPO
'Mắt thần' trên biển Đông
Xây trên nền san hô, nền đất bùn yếu với mực nước sâu hàng chục mét, những nhà giàn DK1 đã trở thành "làng trên biển", được đánh giá là công trình phi thường, "chưa từng có tiền lệ trên thế giới".
Hơn 20 năm trước, PGS.TS Phạm Ngọc Nam (nguyên Phó Viện trưởng Viện Kỹ thuật Công binh) được giao nhiệm vụ cùng với đồng nghiệp thiết kế Trạm dịch vụ Kinh tế Khoa học Kỹ thuật (công trình nhà giàn DK1). Đôi mắt xa xăm, đôi tay run run lật giở từng trang "Nhật ký đời biển - DK1", ông Nam cho biết, các nhà giàn chốt giữ trên bãi san hô ngầm ở thềm lục địa phía Nam, khu đặc quyền kinh tế, thuộc đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo, nơi rất giàu tài nguyên của đất nước.
"Đây là tầm nhìn chiến lược của Bộ Chính trị, Trung ương Đảng, trong đó có sự đề xuất của Tư lệnh Hải quân, Đô đốc Giáp Văn Cương khi ấy, và DK1 là đỉnh cao của chiến lược phòng thủ biển, bảo vệ đất nước từ hướng biển", ông Nam nói.
Theo vị Chủ nhiệm thiết kế công trình DK1, từ năm 1985, Đô đốc Cương đã dự báo trong tương lai gần, vùng biển khu vực Trường Sa không được bình yên và sẽ là chiến trường chính của Hải quân Việt Nam. Hơn nữa, thực tiễn chiến tranh vệ quốc của dân tộc, đối phương tấn công ta phần lớn là từ đường biển nên cần bảo vệ Tổ quốc vững chắc từ hướng biển.
Ý tưởng xây dựng nhà nổi được Đô đốc Cương trình lên Bộ Quốc phòng và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ). Ý tưởng được thông qua, ông Nam được giao làm chủ nhiệm thiết kế. Ngày 6/11/1988, đoàn khảo sát đã vượt sóng ra thềm lục địa để thăm dò.
Ông Nam nhà giàn kể chuyện xây dựng những ngôi làng trên biển. Ảnh: Hoàng Thùy.
Để đảm bảo tính chính xác trong tính toán, ông Nam cũng mời nhiều cơ quan tham gia tính toán độc lập nhau để đối chứng, tăng độ tin cậy. Ngoài ra, nhóm cũng kiểm tra đến từng chi tiết đến tổng thể công trình về độ bền, ổn định, dao động, chuyển vị, độ bền từng nút, công phu...
"Công trình DK1 đã có sức mạnh tổng hợp từ đông đảo các nhà khoa học, các trung tâm tính toán công trình biển của cả nước tham gia đối với hai loại nền mới lạ trái ngược nhau là nền đá san hô và nền có lớp bùn mặt dày lớn", ông Nam cho biết.
Để xây dựng được nhà giàn trên nền san hô cũng như nền có lớp bùn rất dày, ông đã dùng phương án móng cọc thép mà không dùng móng trọng lực hay khi gia cường nâng cấp công trình là loại móng cọc kết hợp với gia trọng. Ông đã sáng tạo ra kết cấu cọc đặc biệt để có thể đóng được vào nền đá san hô, quả búa cũng phải tương thích 18 tấn hoặc 30 tấn. Thời điểm đó Việt Nam có hai tàu lớn là Hoàng Sa và Trường Sa. Tàu Hoàng Sa có sức cẩu 1.200 tấn, tàu Trường Sa có hai móc cẩu, cùng lúc cẩu được 600 tấn và đầu máy có công suất khoảng 15.000 mã lực, sàn rộng 54m, dài 170m.
Sau gần 7 tháng khảo sát và chuẩn bị, ngày 10/6/1989, nhà giàn đầu tiên mang phiên hiệu Phúc Tần trụ giữa biển Đông với tư cách là "cột mốc chủ quyền quốc gia đặc biệt trên biển". Tiếp sau đó, công trình DK1/1 được thi công tại bãi Tư Chính ngày 27/6/1989. Khối hạ tầng, chân đế do ban quản lý công trình Dầu khí thiết kế, liên doanh dầu khí Việt - Xô thi công. Tại đây, cọc chỉ đóng vào nền đá san hô sâu được 2-2,5m do chưa tương ứng về mấu và cọc. Khối nhà ở, thượng tầng do ông Nam thiết kế, xí nghiệp X49 Bộ Tư lệnh công binh thi công.
Hai công trình DK1/3,4 do Bộ Giao thông Vận tải thiết kế, xây dựng năm 1989 với phần hạ tầng bằng phương án trọng lực. Thượng tầng (nhà ở) do TS Nguyễn Xuân Kiên thiết kế, X49 thi công. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố hai công trình này chỉ đáp ứng yêu cầu chính trị mà người chưa ở được.
"Do lần đầu tiên xây dựng công trình trên biển, đối mặt với những dòng chảy dữ dội, những đợt sóng thần, những bất thường về khí tượng thủy văn, dòng hải lưu, thăm dò thực tế còn thiếu nên chúng tôi đã gặp phải không ít khó khăn", ông Nam nói.
Nối tiếp thành công của những nhà giàn đầu tiên, đơn vị thiết kế và thi công của ông Nam tiếp tục rút kinh nghiệm để xây dựng thành công các nhà giàn tiếp theo. Công trình DK1 sau được thiết kế thấp hơn để tránh bị rung lắc khi có sóng và có bãi đáp máy bay được thiết kế trên nóc nhà. Các nhà giàn từ chỗ không có điện đến có điện bằng năng lượng mặt trời, thiết bị thu sóng vô tuyến, có thùng xốp trồng rau xanh...
"Mắt thần DK" vững chãi trên Biển Đông. Ảnh: Nguyễn Hưng.
DK1/5,6 tiếp tục được xây dựng ở đảo ngầm Tư Chính, Phúc Nguyên. Khi thi công hai nhà giàn này, bộ đội ta đã phải đứng giữa ranh giới mỏng manh của sự sống và cái chết. Khi đang cẩu lắp chân đế, đóng cọc thì bão ập tới, văng, dật, lắc liên hồi. Sau 22 giờ vật lộn với sóng gió, đơn vị thi công cũng chỉ cẩu xong được 4 cọc (bình thường thì cẩu - thả một cọc vào ống chân đế chỉ mất 30 phút). Sau khi thả cọc vào ống chân đế là công đoạn đóng cọc. Việc đóng được cọc vào nền đá san hô chính là mấu chốt thành công của công trình DK1.
Người chủ nhiệm thiết kế nhà giàn vẫn nhớ như in, khoảng 23h ngày 26/10/1990, một tàu nước ngoài đã xông thẳng vào đội hình ta đang thi công. Trước tình huống nguy cấp, tàu Hải quân hộ tống đoàn thi công đã bắn cảnh cáo, buộc tàu lạ chạy ra xa khoảng 5 hải lý.
Vượt lên mọi khó khăn, các nhà giàn tiếp nối từ DK1/7 đến DK1/21 được dựng lên ở các bãi Huyền Trân, Quế Đường đến Cà Mau. Từ nhà giàn đầu tiên, đến nay chúng ta đã đóng được hàng chục cọc với độ sâu đến vài chục mét theo yêu cầu thiết kế.
Vì là công trình xây dựng trên bãi đá ngầm ở biển nên ngoài việc chống ăn mòn, nhóm thiết kế và thi công phải luôn luôn kiểm tra, bảo trì, duy tu, bảo dưỡng định kỳ bằng lực lượng tại công trình và chuyên trách hợp lý. Ngoài ra, còn phải gia cố, nâng cấp công trình DK1 phù hợp với tình hình mới.
Mới đây, nhà giàn Phúc Nguyên, DK1/15 mới được xây dựng bên cạnh nhà giàn cũ. Đây là nhà giàn thế hệ thứ ba có kết cấu vững chắc, liên hoàn vởi diện tích khoảng 250m2. Sự vượt trội của nhà giàn mới so với nhà giàn xây dựng trước đó là hệ thống tấm pin năng lượng mặt trời nhiều gấp 3 lần. Mùa mưa bão không có ánh mặt trời, hoặc sương mù, các chiến sĩ vẫn có điện dùng để chiếu sáng, nấu cơm, chạy tủ lạnh, xem ti vi trong một tháng, trong đó các nhà giàn khác chỉ khoảng 10 ngày.
"DK1 là công trình được xây dựng ở những khu vực đặc biệt đặc thù mới lạ, cả trong nước và thế giới đều chưa có tiền lệ, được nhiều nhà khoa học danh tiếng đánh giá là 'phi thường', công trình dũng khí'. Không chỉ có ý nghĩa to lớn về chính trị, quốc phòng, an ninh, DK1 còn mở ra tương lai tươi sáng cho việc chinh phục biển vốn còn non trẻ của nước ta", người thiết kế nhà giàn nói.
Sừng sững giữa biển khơi với những chiếc chân cắm sâu vào lòng biển, 20 nhà giàn DK1 của Việt Nam đang hiên ngang giữa đất trời, là cột mốc sống, tạo thành phên giậu, khẳng định chủ quyền đất nước trên biển Đông. Các trạm dịch vụ kinh tế khoa học kỹ thuật này cũng được gọi là "những ngôi làng trên biển", "khách sạn giữa biển Đông" hay "mắt thần trên biển".
Theo VNE
Buộc di dời tàu trăm tỉ "nằm ì" trên vùng biển Khánh Hòa UBND tỉnh Khánh Hòa vừa có văn bản gửi Cảng vụ Hàng hải Nha Trang, Sở GTVT và Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh yêu cầu xử lý dứt điểm tình trạng tàu đắm, neo đậu dài ngày trên vùng biển Khánh Hòa. Venture Dock 2 trị giá hàng trăm tỉ đồng bị bỏ hoang, gỉ sét. (Ảnh: Trịnh Anh) Ông...