Quán cơm từ thiện ở TP.HCM sợ phải đóng cửa do bão giá
Nguồn kinh phí hạn hẹp trong khi giá cả nguyên liệu ngày càng tăng cao đã khiến các cơ sở bán cơm hỗ trợ người nghèo ở TP.HCM gặp khó khăn để duy trì hoạt động.
Gần 12h, quán chay Mãn Tự (đường Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1, TP.HCM) đông nghịt khách. Những người đến ăn ở đây có cả dân văn phòng, sinh viên, người khó khăn và bệnh nhân đang điều trị ở bệnh viện gần đó.
Xem những bài chia sẻ trên mạng về quán buffet chay trả tiền tùy tâm này đã lâu, nhưng đây là lần đầu anh Trần Bá Phong (40 tuổi, ngụ huyện Hóc Môn), tài xế xe ôm công nghệ, có dịp ghé vào ăn.
“Tôi thấy hình thức kinh doanh của quán chay này rất hay. Những người khó khăn có thể tới ăn và trả một số tiền vừa sức mà không mang cảm giác ngại ngần. Người lao động bị ảnh hưởng bởi bão giá như chúng tôi cũng có điểm ăn uống thoải mái hơn mà không lo tốn kém”, anh Phong nói.
Quán chay Mãn Tự phục vụ theo hình thức buffet, khách trả tiền tùy tâm.
Quán chay Mãn Tự phục vụ theo hình thức buffet, khách trả tiền tùy tâm.
Chị Đỗ Thị Ngọc Phượng (39 tuổi), chủ quán chay Mãn Tự, nói với Zing trước dịch, quán có 5 chi nhánh tại TP.HCM. Những quán này hoạt động theo hình thức buffet và để thực khách trả tiền tùy tâm, tùy điều kiện tài chính của mỗi người.
“Tuy nhiên, do khó khăn sau dịch, quán hiện chỉ còn 2 chi nhánh trên đường Nguyễn Thị Minh Khai và Tôn Thất Đạm. Với tình hình tài chính như hiện tại, các quán ăn của tôi cũng chưa biết sẽ trụ được đến lúc nào, có phải đóng cửa thêm chi nhánh nào nữa hay không”, chị bày tỏ.
Trong thời gian bão giá, không riêng quán chay của chị Phượng mà nhiều quán cơm từ thiện hỗ trợ người khó khăn ở TP.HCM cũng phải gồng mình để tồn tại.
Nguồn kinh phí hạn hẹp đã khiến các cơ sở này phải thu hẹp quy mô hoặc tăng giá để có thể tiếp tục hoạt động.
Xoay xở vượt bão giá
“Nói thật là giờ tôi làm bằng niềm tin là chính. Quán hoạt động chủ yếu để giúp đỡ những người lao động khó khăn, nhóm có thu nhập thấp nên không tính đến chuyện lời lãi, nhưng chắc chắn vẫn phải cần đủ tiền để trang trải những chi phí cơ bản nhất như thuê mặt bằng, lương nhân viên”.
Dịch bệnh mới tạm ổn định, quán lại phải xoay xở vượt qua bão giá. Bài toán thu chi chưa cân bằng được thì giờ càng rối hơn do nguyên liệu, điện nước, xăng dầu đồng loạt lên giá.
Quán chay thu hút nhiều khách là sinh viên và người khó khăn.
Chị Phượng kể khoảng 3 tháng trước, chị tá hóa khi nhận được hóa đơn từ các bên bỏ mối nguyên liệu cho quán.
“Trước đây, một can dầu 30 lít có giá 700.000-800.000 đồng, giờ đã tăng lên 1,2 triệu đồng. Gas lúc trước xài một tháng khoảng 30-40 triệu đồng, nhưng giờ tăng lên hơn 50 triệu đồng. Tháng vừa rồi, chúng tôi phải dùng thêm than đá để đun những nồi nước lớn vì không kham nổi tiền gas. Cái gì cũng lên giá mà nhiều cái còn lên gấp đôi. Quán chay thì nặng nhất là tiền rau củ quả. Trước đây, một kg rau củ mua ở chợ đầu mối chưa đến 10.000 đồng giờ tăng lên 15.000-20.000 đồng là chuyện bình thường”, chị liệt kê.
Mở quán từ năm 2017 và từng nhiều lần phải vay mượn để duy trì hoạt động, chị Phượng chia sẻ hiện tại là một trong những giai đoạn khó khăn nhất với quán mình. Chủ tiệm ăn nói đang cố gắng cầm cự được ngày nào hay ngày đó, không dám nghĩ xa hơn.
“Mỗi ngày hoạt động là quán đã giúp được hơn 1.000 người có được bữa ăn đàng hoàng. Tôi cứ nghĩ như vậy thôi. Mình gieo yêu thương sẽ nhận về yêu thương, bằng một cách nào đó, tôi tin sẽ có người đồng hành để duy trì quán cơm thiện nguyện này”, chị Phượng chia sẻ.
Sợ phải đóng cửa quán cơm từ thiện
Trạm cơm Nghĩa tình trên đường Trần Bình Trọng (quận 5) được chị Đỗ Thị Tưởng và người bạn của mình mở ra từ tháng 12/2021 với mục đích giúp người nghèo có bữa cơm ngon chỉ với 10.000 đồng. Quán miễn phí cho sinh viên, người khó khăn, người bệnh.
Mỗi ngày, quán nấu 400 suất cơm bán tại chỗ, cùng với 150-300 phần cơm phát miễn phí tại Bệnh viện Phục hồi chức năng – Điều trị bệnh nghề nghiệp quận 8. Bếp luôn cố gắng để nấu nhiều món khác nhau, đủ cơm, thịt, cá, rau và canh để mọi người được ăn no.
Trạm cơm nghĩa tình bán đồng giá 10.000 đồng/suất, miễn phí cho người khó khăn và người bệnh.
Tuy nhiên, nguồn kinh phí chủ yếu được các mạnh thường quân hỗ trợ, nhóm của chị Tưởng phải cố gắng để cân đối chi phí, duy trì quán cơm này trong bão giá.
Chị cho biết giá gà, nguyên liệu được nấu nhiều nhất, đã tăng gấp đôi so với trước, lên gần 50.000 đồng/kg. Mỗi can dầu ăn 5 lít cũng tăng từ 100.000 đồng lên trên 200.000 đồng.
“Cách đây 2 tháng, tôi đã phải xin bà con được tăng giá mỗi hộp cơm lên 12.000 đồng. Họ cũng hiểu tình hình và vui vẻ chấp nhận. Gặp những cô chú hay sinh viên khó khăn quá, chúng tôi sẵn sàng phát miễn phí chứ không lấy tiền. Nhưng nhiều người họ muốn được trả tiền chứ không muốn mình cho không”, chị Tưởng giải thích.
Công việc chính của chị hiện tại là buôn bán vỉa hè trên đường An Dương Vương từ 17h đến 2h sáng hôm sau. Sau khi dọn hàng về nhà, chị cùng mọi người đi chợ mua nguyên liệu lúc 4h30 và bắt đầu nấu đồ ăn từ 5h.
“Cứ 10h mở hàng, bà con đã xếp hàng đông nghịt. Mấy trăm phần cơm nhưng hết rất nhanh, khoảng 30 phút là bán xong rồi. Không có chỗ để ngồi lại nên mọi người chỉ mua mang đi thôi. Giờ tôi sợ nhất là hôm nào mình có việc, không bán cơm thì người ta không có chỗ mua bữa cơm giá rẻ”, chị nói.
Mức giá hiện tại là để giúp đỡ mọi người. Với tình hình giá cả tăng ngày càng cao, chị không biết có thể duy trì tiếp hay phải giảm số lượng phần cơm nấu mỗi ngày.
“Vừa buôn bán, vừa làm thiện nguyện cũng vất vả lắm nhưng tôi nghĩ mình cố được đến lúc nào hay lúc đó. Trước đây mình nghèo khó, phải đi tha phương cầu thực nên giờ rất muốn quay lại giúp đỡ những người khó khăn”, chị trải lòng.
TP.HCM khoảng 1.000 ca F0/ngày: Xe ôm công nghệ, shipper tiếp xúc nhiều người, dùng cách nào bảo vệ mình
Chạy xe ôm công nghệ, shipper giữa đại dịch ở TP.HCM, nhiều tài xế dù lo sợ Covid-19 khi tiếp xúc nhiều với khách nhưng vẫn thích nghi nhận đơn vì miếng cơm manh áo.
Trong khi đó, vẫn có người vẫn còn lo ngại hai chữ Covid-19 nên chưa dám nhận chở khách.
Vậy tài xế xe ôm công nghệ TP.HCM đi làm giữa đại dịch ra sao? Khi trở thành F0, F1 họ được hướng dẫn xử lý như thế nào?
Tài xế Chung chở khách những ngày qua, thu nhập có phần tăng . Ảnh CAO AN BIÊN
Xịt khuẩn liên tục
Xe vừa tắt máy trước một ngôi nhà trong con hẻm nhỏ trên đường Võ Thị Sáu (Q.1), tài xế T.C.Chung (38 tuổi) hoàn tất đơn hàng thứ 6 trong ngày, trong đó có một nửa là đơn chở khách. Sau khi bước xuống xe, ông M. (hành khách) vội mang vali vào nhà, móc trong bóp ra tiền mặt để trả.
Vừa nhận tiền trên tay, anh nhanh chóng cảm ơn khách hàng rồi lấy chai xịt khuẩn mắc trên xe mang ra xịt khắp tờ tiền. Anh Chung nói đây cũng là một trong những cách giúp mình yên tâm hơn khi nhận chở khách những ngày qua.
Đã tiêm 2 mũi vắc xin, còn trẻ và không có bệnh nền, ở một mình, anh Chung tự tin hơn khi chở khách. Tuy nhiên anh vẫn rất lo lắng về tình hình dịch bệnh . Ảnh CAO AN BIÊN
"Ám ảnh lớn nhất của tôi hiện tại khi đi làm là Covid-19 thôi, tiền bạc cũng cần nhưng sức khỏe là trên hết. Hồi đợt shipper chỉ được giao hàng nội quận, có lần tôi tiếp xúc F0 bị khóa app tự cách ly mấy ngày, may mắn là không sao. Sau lần đó lại càng phải ý thức hơn",
Tài xế T.C.Chung
Nhận tiền công của khách xong, tài xế liền xịt khuẩn vào tờ tiền để đảm bảo an toàn 5K . Ảnh AN BIÊN
Sở dĩ anh Chung nhận chở khách vào thời điểm này, khi số ca F0 ở TP.HCM vẫn cao là vì miếng cơm manh áo. Với anh, lúc này có công việc kiếm ra tiền đã là quá tốt. Anh ở trọ một mình, cũng đã tiêm đủ liều vắc xin nên "tự tin" hơn.
Vì tính chất công việc, tài xế xe ôm công nghệ hằng ngày phải tiếp xúc nhiều người . Ảnh CAO AN BIÊN
Từ ngày 18.11, khi được phép chở khách trở lại, tài xế này lại có thêm một nguồn thu. Anh khoe cuối tuần vừa rồi anh chạy chở khách chừng 10 đơn bên cạnh những đơn giao đồ ăn, đồ uống, thu nhập tăng chút đỉnh nhưng hiếm khi nào quá 200.000 đồng/ngày. Số tiền đó anh trang trải các chi phí sinh hoạt, tiền trọ hơn 1,5 triệu đồng/tháng, còn lại dành dụm gửi cho vợ và các con đang ở quê Bình Thuận.
Điện thoại thông báo có đơn mới, anh Chung xịt khuẩn thêm lần nữa rồi tiếp tục công việc. Anh nói sẽ ráng "cày" đơn đến 20 giờ rồi về nhà nghỉ ngơi, 6 giờ sáng hôm sau lại tiếp tục.
Ông Khuê vì tuổi đã cao, có bệnh nền nên dù tiêm 2 mũi vắc xin vẫn rất thận trọng khi chở khách. Mỗi ngày ông chỉ nhận được 1 - 2 đơn chở khách. Ảnh CAO AN BIÊN
Chai xịt khuẩn là vật bất ly thân với nhiều tài xế. Ảnh CAO AN BIÊN
Trong lúc đó, tài xế Cao Ngọc Khuê (71 tuổi, ngụ Q.Bình Thạnh) đang ngồi chờ đơn trong một quán nước vỉa hè trên đường Lê Văn Duyệt. Dắt xe ra đường đi làm lúc 8 giờ, hơn 16 giờ ông Khuê nói vẫn chưa "nổ" cuốc xe nào.
Cụ ông than thở: "Mấy ngày nay ế ẩm, đơn ít lắm. Mỗi ngày không biết được 100.000 đồng không. Đi làm vừa sợ dịch mà vừa sợ túng thiếu đủ đường. Tôi lớn tuổi, có nhiều bệnh nền nên ám ảnh lắm, nhưng cũng phải bấm bụng chở khách để có thêm tiền".
Tuổi cao, ông Khuê không muốn ỷ lại vào con cái mà vẫn ra đường mưu sinh với nghề shipper. Suốt mùa dịch "ru rú" trong nhà vì sợ, khi TP.HCM nới lỏng giãn cách, ngày 1.10 ông bắt đầu giao hàng lại để trang trải tiền ăn uống hằng ngày cùng với vợ.
Từ sáng đến chiều, ông vẫn chưa "nổ" đơn nào . Ảnh CAO AN BIÊN
"Chở khách, lúc nào tôi cũng lấy vải che kín hết chừa mỗi 2 con mắt. Nghề mình tiếp xúc nhiều người lạ, lúc nào cũng 5K thì yên tâm hơn. Tụi trẻ 2 mũi rồi có bị Covid-19 cũng không sao chứ tụi già này phải kỹ, dính rồi là không nói trước được", ông bộc bạch.
Covid-19 sáng 24.11: Cả nước 1.143.967 ca | Những lưu ý đặc biệt cho F0 cách ly tại nhà
Chưa dám chở khách
Dù hãng đã cho chở khách, nhưng ông N.H.Em (58 tuổi, ngụ Q.Tân Phú) vẫn chưa dám chở khách vì sợ dịch. Nhà có 6 người, có cháu nhỏ chưa tiêm vắc xin nên ông quyết định chỉ làm shipper giao đồ ăn, đồ uống vì "an nguy" của cả nhà.
"Tôi làm lại hồi 12.10, nhưng lúc nào cũng sợ hai chữ Covid-19, nói thiệt là không vì cuộc sống thì tôi cũng không muốn ra đường làm gì, lớn tuổi rồi. Bà nhà, mấy đứa nhỏ cứ dặn là phải cẩn thận nên tôi chưa một phút lơ là", ông kể thêm.
Ông Em chưa dám chở khách vì nhà còn cháu nhỏ. Ảnh CAO AN BIÊN
Cả ngày nay, ông nhận giao 8 đơn hàng, thu nhập hơn 200.000 đồng, với ông cũng vừa đủ sinh hoạt hằng ngày nên vẫn chưa muốn chở khách thêm. Theo tài xế này, khi chở khách việc tiếp xúc gần là điều không tránh khỏi, nếu chẳng may bị nhiễm Covid-19 thì ông cũng không biết làm sao vì ông đã "giữ mình không bị nhiễm suốt mấy tháng qua".
Tương tự ông Em, tài xế H.T.Tài (34 tuổi, Q.Bình Thạnh) cho biết anh vẫn chưa chở khách vì đang sống chung cùng ba mẹ già. Thêm vào đó từ ngày đi làm trở lại, anh đã nghiên cứu kỹ khi là F0 thì sẽ xử lý ra sao để không phải bỡ ngỡ.
Thu nhập các tài xế giảm nhiều so với thời điểm trước dịch. Ảnh CAO AN BIÊN
Lúc nào ông Em cũng nhắc mình phải 5K vì bản thân, người thân và khách hàng. Ảnh CAO AN BIÊN
"Tất nhiên là báo với công ty, rồi tự cách ly chờ phía công ty hay y tế xử lý. Nhưng 5K trước để mình không bị nhiễm, chứ nhiễm rồi dù không nặng nhưng sau này có biến chứng gì mình cũng không biết được", anh nhận xét.
Theo báo cáo của Sở Y tế TP.HCM, ngày 23.11, TP.HCM có 1.208 ca nhiễm Covid-19 (F0) qua xét nghiệm RT-PCR. Trong đó có 772 người khám sàng lọc tại bệnh viện, 181 ca F0 phát hiện tại cộng đồng do các Trung tâm y tế lấy mẫu, 255 ca F0 được lấy mẫu sau khi chuyển vào cơ sở cách ly tập trung quận, huyện và bệnh viện dã chiến.
Trong ngày 23.11, tại TP.HCM có 62 ca F0 tử vong, trong đó có 9 ca do các tỉnh chuyển đến.
Phân tích số liệu tử vong tại bệnh viện trong ngày, cụ thể như sau:
Số ca tử vong do Covid-19, kèm mắc bệnh nền là 52 ca; số ca tử vong do bệnh nền, kèm mắc Covid-19 là 2 ca; số ca tử vong do Covid-19 không có bệnh lý nền là 6 ca; 2 ca không rõ.
Số ca tử vong từ 18 - 50 tuổi là 2 ca, số ca tử vong từ 51 - 65 tuổi là 19 ca, số ca tử vong trên 65 tuổi là 41 ca.
Số F0 xuất viện trong ngày 23.11 là 1.097 người.
Nhiều tỉnh cho người về quê được cách ly tại nhà Sau Kiên Giang, nhiều tỉnh miền Tây và Tây Nguyên đã mạnh dạn cho F1 và người từ TP.HCM về quê cách ly tại nhà để giảm áp lực cho các khu cách ly tập trung. Ngày 7/10, vẫn còn nhiều người từ TP.HCM và các tỉnh phía nam chạy xe máy về An Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau... Tại cửa...