Quan chức Washington lại khiến giới đầu tư thất vọng
Thông tin về việc khả năng thỏa thuận thương mại Mỹ – Trung không được ký kết tại APEC ở Chile đưa ra bởi một quan chức chính quyền Mỹ khiến giới đầu tư thất vọng trong phiên thứ Ba (29/10).
Ảnh AFP
Kỳ vọng về thỏa thuận thương mại Mỹ – Trung, cùng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hạ lãi suất trong cuộc họp kéo dài 2 ngày giữa tuần này giúp phố Wall có 3 phiên tăng điểm liên tiếp trước đó, đẩy S&P 500 lên mức cao lịch sử mới. Trong phiên thứ Ba, các chỉ số chính của phố Wall tiếp tục duy trì đà tăng, nhưng sau đó đã quay đầu điều chỉnh sau khi một quan chức của chính quyền Mỹ cho Reuters biết rằng, Washington và Bắc Kinh đang tiếp tục thực hiện một thỏa thuận thương mại tạm thời, nhưng nó có thể không được hoàn thành kịp thời để các nhà lãnh đạo hai nước ký kết tại Chile vào tháng tới.
Thu nhập quý III của các công ty S&P 500 phần lớn tốt hơn mong đợi, với hơn 77% trong số 236 công ty báo cáo cho đến nay vượt qua kỳ vọng lợi nhuận, theo dữ liệu của Refinitiv. Tuy nhiên, thu nhập dự kiến sẽ giảm 1,9% trong quý này.
Trong một diễn biến khác, trước khi Fed tổ chức cuộc họp định kỳ bắt đầu từ thứ Ba này, Tổng thống Mỹ Donald Trump lại chỉ trích Fed trên Twitter.
Kết thúc phiên 29/10, chỉ số Dow Jones giảm 19,30 điểm (-0,07%), xuống 27.071,42 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 2,53 điểm (-0,08%), xuống 3.036,89 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 49,13 điểm (-0,59%), xuống 8.276,85 điểm.
Chứng khoán châu Âu cũng quay đầu điều chỉnh nhẹ, ngoại trừ chứng khoán Pháp, cắt đứt mạch 6 phiên tăng liên tiếp trước đó do kết quả kinh doanh của một số doanh nghiệp vừa công bố và sự thận trọng của nhà đầu tư trước cuộc họp của Fed vào tuần này với dự báo cơ quan này sẽ cắt giảm lãi suất lần thứ 3 trong năm nay.
Kết thúc phiên 29/10, chỉ số FTSE 100 tại Anh giảm 25,02 điểm (-0,34%), xuống 7.306,26 điểm. Chỉ số DAX 2,09 điểm (-0,02%), xuống 12.939,62 điểm. Chỉ số CAC40 tại Pháp tăng 9,58 điểm ( 0,17%), lên 5.740,14 điểm.
Video đang HOT
Trên thị trường chứng khoán châu Á, trong khi chứng khoán Nhật Bản tiếp tục duy trì đà tăng khi giới đầu tư kỳ vọng về thỏa thuận thương mại Mỹ – Trung, thì các thị trường khác quay đầu điều chỉnh do áp lực chốt lời nhóm cổ phiếu công nghệ, cùng tâm lý chờ đợi kết quả chính thức từ thỏa thuận thương mại Mỹ – Trung. Ngoài ra, chứng khoán Hồng Kông còn chịu ảnh hưởng bởi nhiều khả năng kinh tế thành phố sẽ tăng trưởng âm do khủng hoảng chính trị.
Kết thúc phiên 29/10, chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 106,86 điểm ( 0,47%), lên 22.974,13 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 25,87 điểm (-0,87%), xuống 2.954,18 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 104,50 điểm (-0,39%), xuống 26.786,76 điểm. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc giảm 0,91 điểm (-0,04%), xuống 2.092,69 điểm.
Giới đầu tư trên thị trường vàng cũng thận trọng chờ đợi cuộc họp của Fed khiến giá vàng chỉ lình xình đi ngang trong gần như suốt phiên thứ Ba trước khi đóng cửa tiếp tục giảm. Tuy nhiên, mức giảm nhẹ hơn nhiều so với phiên đầu tuần mới.
Kết thúc phiên 29/10, giá vàng giao giảm 4,9 USD (-0,33%), xuống 1.487,4 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 12 giảm 5,1 USD (-0,34%), xuống 1.490,7 USD/ounce.
Trên thị trường dầu mỏ, giá dầu tiếp tục giảm khi bước vào phiên giao dịch thứ Ba, nhưng sau đó đã dần hồi phục với việc giá dầu thô Brent đảo chiều thành công, còn giá dầu thô Mỹ hạn chế đà giảm.
Giá dầu thô hồi phục nhờ kỳ vọng vào thỏa thuận thương mại Mỹ – Trung và kỳ vọng kho dự trữ sản phẩm tinh chế của Mỹ tuần trước giảm. Cụ thể, theo thăm dò của Reuters, kho dự trữ xăng của Mỹ tuần trước dự kiến giảm 2,2 triệu thùng, trong khi sản phẩm dầu diesel và dầu nóng sẽ có tuần giảm thứ 6 liên tiếp.
Kết thúc phiên 29/10, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,27 USD (-0,48%), xuống 55,54 USD/thùng. Giá dầu thô Brent tăng 0,02 USD ( 0,03%), lên 61,59 USD/thùng.
T.Lê
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Giới đầu tư đặt cược vào chứng khoán
Bất chấp nỗi lo suy thoái kinh tế, giới đầu tư phố Wall vẫn đặt cược vào kênh chứng khoán, giúp phố Wall đảo chiều tăng trở lại trong phiên thứ Tư (28/8).
Ảnh AFP
Tiếp nối đà giảm của phiên thứ Ba, chứng khoán Mỹ tiếp tục mở cửa trong sắc đỏ trong phiên thứ Tư khi nỗi lo suy thoái kinh tế và những phát biểu trái chiều của lãnh đạo cao cấp Mỹ - Trung về vấn đề đàm phán thương mại.
Tuy nhiên, rất nhau sau đó, phố Wall đã đảo chiều hồi phục nhờ nhóm cổ phiếu tài chính và năng lượng.
Nhóm cổ phiếu tài chính hồi phục tăng lấy lại hết những gì đã mất trong phiên trước đó, còn thông tin kho dự trữ dầu Mỹ giảm giúp giá dầu thô tăng 1,5% hỗ trợ cho đà tăng của nhóm cổ phiếu năng lượng.
Một điểm nữa, trong phiên thứ Tư, lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 30 năm giảm xuống mức thấp kỷ lục, thấp hơn mức lợi suất cổ tức trung bình của S&P 500, khiến giới đầu tư bỏ trái phiếu, rót tiền ngược trở lại cổ phiếu, bất chấp nỗi lo suy thoái và việc Mỹ giữ quyết định tăng thuế thêm 5% với 300 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc từ 1/9 và 15/12.
Tuần tới, các nhà đầu tư sẽ xem xét báo cáo việc làm hàng tháng và dữ liệu sản xuất có thể hướng dẫn kỳ vọng về khả năng cắt giảm lãi suất khác từ Cục Dự trữ Liên bang tại cuộc họp giữa tháng 9.
Kết thúc phiên 28/8, chỉ số Dow Jones tăng 258,20 điểm ( 1,00%), lên 26.036,10 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 18,78 điểm ( 0,65%), lên 2.887,94 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 29,94 điểm ( 0,38%), lên 7.856,88 điểm.
Trong khi đó, trên thị trường chứng khoán châu Âu, diễn biến trái chiều tiếp tục diễn ra trong phiên thứ Tư, nhưng vị thế đảo ngược lại. Trong khi chứng khoán Đức, Pháp quay đầu giảm do giới đầu tư lo ngại suy thoái toàn cầu, thì chứng khoán Anh lại đảo chiều tăng khi lo ngại Brexit hỗn loạn khiến đồng bảng Anh giảm giá, qua đó hỗ trợ ngược lại thị trường chứng khoán.
Kết thúc phiên 28/8, chỉ số FTSE 100 tại Anh tăng 25,13 điểm ( 0,35%), lên 7.114,71 điểm. Chỉ số DAX tại Đức giảm 29,00 điểm (-0,25%), xuống 11.701,02 điểm. Chỉ số CAC40 tại Pháp giảm 18,29 điểm (-0,34%), xuống 5.368,80 điểm.
Trên thị trường chứng khoán châu Á, các thị trường cũng rung lắc khi lãnh đạo cấp cao của Mỹ và Trung Quốc có những phát biểu trái ngược nhau về đàm phán thương mại. Tuy nhiên, chứng khoán Nhật Bản vẫn đứng vững nhờ nhóm cổ phiếu phòng thủ như viễn thông và tiêu dùng, còn chứng khoán Trung Quốc quay đầu giảm, chứng khoán Hồng Kông có phiên giảm thứ 3 liên tiếp.
Kết thúc phiên 28/8, chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 23,34 điểm ( 0,11%), lên 20.479,42 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 8,44 điểm (-0,29%), xuống 2.893,76 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 48,59 vđiểm (-0,19%), xuống 25.615,48 điểm.
Dù nỗi lo suy thoái kinh tế gia tăng, nhưng do dòng tiền đặt cược vào chứng khoán, nên vàng cũng không còn động lực để tăng giá tiếp, mà quay đầu giảm nhẹ trong phiên thứ Tư.
Kết thúc phiên 28/8, giá vàng giao ngay giảm 3,8 USD (-0,25%), xuống 1.538,7 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 12 giảm 2,7 USD (-0,17%), xuống 1.549,1 USD/ounce.
Trong khi đó, giá dầu thô tiếp tục duy trì đà tăng tốt trong phiên thứ Tư sau khi dữ liệu vừa công bố cho thấy, kho dự trữ dầu thô Mỹ tuần trước giảm hơn dự báo. Cụ thể, theo dữ liệu của Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA), kho dự trữ dầu thô Mỹ tuần trước giảm 10 triệu thùng, cao hơn mức dự báo 2,1 triệu thùng. Lý do là vì nhập khẩu chậm lại.
Kết thúc phiên 28/8, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,85 USD ( 1,55%), lên 55,78 USD/thùng. Giá dầu thô Brent tăng 0,98 USD ( 1,65%), lên 60,49 USD/thùng.
T.Lê
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Nỗi lo trở lại với giới đầu tư Chứng khoán toàn cầu sụt giảm phiên thứ Tư (17/7) khi nỗi lo chiến tranh thương mại kéo dài giữa Mỹ và Trung Quốc làm tổn hại tới lợi nhuận của các doanh nghiệp. Ảnh AFP Trong phiên thứ Tư, cổ phiếu CSX Corp đã giảm 10,3%, mức giảm trong một ngày lớn nhất kể từ năm 2008 khi công ty vận tải...