Quan chức Ủy ban Quân lực Mỹ: ‘Ukraine sẽ không chiếm lại Crimea bằng quân sự’
Bình luận của quan chức này phản ánh một quan điểm ngày càng tăng rằng một số thỏa thuận sẽ cần phải được thực hiện để chấm dứt xung đột sau một năm giao tranh ác liệt.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (trái) bắt tay nghị sĩ Adam Smith ở Kiev ngày 23/7/2022. Ảnh: AP
Một quan chức hàng đầu trong Ủy ban Quân lực Hạ viện Mỹ mới đây đã bày tỏ mối quan ngại sâu sắc về khả năng các lực lượng Ukraine tiến hành một cuộc chiến đẫm máu để chiếm lại Crimea.
“Tôi nghĩ có nhiều sự đồng thuận rằng Ukraine sẽ không chiếm lại Crimea bằng quân sự”, Hạ nghị sĩ Adam Smith, Đảng viên Đảng Dân chủ hàng đầu trong Ủy ban Quân lực Hạ viện Mỹ, cho biết bên lề hội nghị an ninh Munich diễn ra hôm 18/2.
Trong khi Ukraine luôn nói rằng họ có kế hoạch chiếm lại các vùng lãnh thổ do Nga kiểm soát, bao gồm cả Crimea mà Moskva đã sáp nhập vào năm 2014, cuộc giao tranh có thể sẽ cam go và đẫm máu, do năng lực phòng thủ mà Nga đã xây dựng trên bán đảo trong những năm qua.
Ông Smith nói rằng đến một lúc nào đó sẽ có một cuộc đàm phán kết thúc xung đột và lưu ý: “Câu hỏi thực sự là liệu chúng ta có thể đảm bảo an ninh cho Ukraine để cho phép Mỹ và các quốc gia đối tác tiếp tục huấn luyện và trang bị vũ khí cho Ukraine để Nga không làm điều này một lần nữa”.
Video đang HOT
Những bình luận của ông Smith phản ánh quan điểm dường như đang ngày càng gia tăng ở Washington rằng sau một năm giao tranh ác liệt, cần phải đạt được một thỏa thuận nào đó để chấm dứt xung đột.
Các quan chức Lầu Năm Góc đã nói với Ủy ban Quân lực Hạ viện trong một cuộc họp bí mật vào tháng trước rằng các lực lượng Ukraine khó có thể chiếm lại Crimea từ các lực lượng Nga trong tương lai gần, một đánh giá chắc chắn là sẽ không được Kiev hoan nghênh.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết trong một cuộc thảo luận trực tuyến với một nhóm chuyên gia hôm 15/2 rằng một nỗ lực của Ukraine để chiếm lại Crimea cũng sẽ là một “lằn ranh đỏ” đối với Nga và có thể dẫn đến phản ứng rộng lớn hơn của Moskva. Mỹ không tích cực khuyến khích Ukraine chiếm lại Crimea, nhưng đó là quyết định của Kiev. Trọng tâm chính của chính quyền Tổng thống Joe Biden là tiếp tục giúp Ukraine cầm cự ở phía Đông nước này
Trong năm qua, các lực lượng Nga đã chuyển sở chỉ huy và kho đạn dược của họ ở Crimea ra khỏi tầm bắn của một số tên lửa và pháo tầm xa nhất mà Mỹ cung cấp cho Ukraine, báo hiệu mối lo ngại về việc bảo vệ tài sản của họ trên bán đảo.
Trung Quốc sắp công bố đề xuất đàm phán hòa bình Ukraine - Nga
Bắc Kinh hy vọng lệnh ngừng bắn sẽ sớm được thực hiện ở Ukraine và Đức sẽ hành động mang tính xây dựng để thúc đẩy tiến trình hòa bình cho cuộc xung đột này.
Ông Vương Nghị phát biểu trong Hội nghị An ninh Munich (MSC) 2023 ngày 18/2. Ảnh: Reuters
Trung Quốc sẽ trình bày đề xuất của riêng mình về một giải pháp chính trị cho cuộc xung đột Nga - Ukraine, nhà ngoại giao hàng đầu của nước này Vương Nghị thông báo khi tham dự Hội nghị An ninh Munich diễn ra từ ngày 18/2.
Ông Vương Nghị tuyên bố sự ủng hộ của Bắc Kinh đối với các cuộc đàm phán hòa bình, sẽ diễn ra theo hình thức được đề cập trong một bài phát biểu với các đề xuất về giải pháp chính trị cho cuộc xung đột. Cụ thể, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự kiến sẽ có một "bài phát biểu hòa bình" nhân kỷ niệm 1 năm cuộc xung đột Nga - Ukraine nổ ra.
"Chúng tôi sẽ nêu quan điểm của Trung Quốc về một giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Điều này sẽ được đưa ra vào cuối tháng 2 này", nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc thông báo.
Ông Vương Nghị nói thêm: "Trung Quốc sẽ đưa ra một tài liệu nêu rõ quan điểm của mình. Trong tài liệu này, chúng tôi cũng nhắc lại các đề xuất của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, bao gồm sự cần thiết phải tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, tuân thủ mục đích và nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc, xem xét nghiêm túc các mối quan ngại an ninh chính đáng để hỗ trợ tất cả các nỗ lực đóng góp cho một giải pháp hòa bình".
Phát biểu trước cuộc họp toàn cầu của các chính trị gia và quan chức an ninh hàng đầu tại Munich, ông Vương Nghị nói về một "tâm lý Chiến tranh Lạnh" mới, nhấn mạnh rằng Bắc Kinh sẽ đứng về phía hòa bình và đối thoại.
Theo ông Vương Nghị, Bắc Kinh hy vọng lệnh ngừng bắn sẽ sớm được thực hiện ở Ukraine và Đức sẽ hành động mang tính xây dựng để thúc đẩy tiến trình hòa bình cho cuộc xung đột này.
Trong cuộc gặp với Thủ tướng Đức Olaf Scholz, ông Vương Nghị nêu rõ: "Trung Quốc luôn cam kết vì hòa bình, ủng hộ hòa giải, thúc đẩy đàm phán hòa bình cũng như sớm ngừng bắn và chấm dứt hành động thù địch. Chúng tôi hy vọng Đức sẽ đóng vai trò xây dựng và giúp xoa dịu căng thẳng".
Nhà ngoại giao trên của Trung Quốc cũng cảnh báo rằng một cuộc khủng hoảng kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ đối với châu Âu và khiến các "sự cố" như vụ nổ hồi tháng 9 năm ngoái đối với đường ống dẫn khí đốt tự nhiên Nord Stream dưới Biển Baltic càng có nhiều khả năng xảy ra.
Trong một lời chỉ trích ngầm hướng tới phương Tây, ông Vương Nghị lưu ý Trung Quốc cho rằng có "một số lực lượng" không muốn các cuộc đàm phán hòa bình Ukraine - Nga thành công.
Bắc Kinh đã không chỉ trích chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine, thay vào đó chỉ trích các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Moskva và việc bán vũ khí cho Kiev. Tuy nhiên, Trung Quốc không muốn gây nguy hiểm cho quan hệ thương mại của chính mình với phương Tây.
Sự tham dự của ông Vương Nghị tại diễn đàn an ninh Munich diễn ra sau khi một khinh khí cầu giám sát bị nghi ngờ của Trung Quốc, mà Bắc Kinh phủ nhận là phương tiện do thám của chính phủ, đã bay qua Mỹ và Canada trước khi bị bắn hạ ngoài khơi bờ biển Đại Tây Dương vào đầu tháng này theo lệnh của Tổng thống Mỹ Joe Biden.
Nóng trong tuần: Cảnh báo về 'lằn ranh đỏ' của Nga, Triều Tiên lại phóng tên lửa đạn đạo Ngoại trưởng Mỹ cảnh báo Crimea là "lằn ranh đỏ" của Nga; hàng loạt quốc gia phát hiện vật thể bay bí ẩn; sự sẻ chia cùng những kỳ tích sau động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria; căng thẳng liên quan đến vụ nổ đường ống Dòng chảy phương Bắc; cúm gia cầm trở thành mối đe doạ toàn cầu và...