Quan chức Ukraine sắp sang Mỹ thuyết phục dỡ bỏ hạn chế về sử dụng vũ khí viện trợ
Đài CNN dẫn lời một nghị sĩ Ukraine tiết lộ sẽ có hai quan chức cấp cao của nước này đem danh sách mục tiêu Nga cho phía Mỹ xem nhằm thuyết phục chính quyền Tổng thống Joe Biden dỡ bỏ hạn chế về sử dụng vũ khí mà Mỹ viện trợ.
Theo nguồn tin trên, người đứng đầu Văn phòng Tổng thống Andriy Yermak và Bộ trưởng Quốc phòng Rustem Umerov chuẩn bị cung cấp danh sách mục tiêu ưu tiên, nếu không tiêu diệt thì rất khó xoay chuyển tình thế về hướng có lợi cho Ukraine.
“Chúng tôi đánh giá tấn công sâu vào lãnh thổ Nga bằng vũ khí Mỹ không mang tính khiêu khích hơn tấn công ở vùng biên giới. Đều là lãnh thổ Nga nên chẳng khác biệt gì”, nguồn tin nghị sĩ nói với CNN. Lâu nay Ukraine đã sử dụng vũ khí tầm xa mà Mỹ viện trợ, chẳng hạn tên lửa chiến thuật ATACMS, tập kích bán đảo Crimea (bị Nga sáp nhập năm 2014).
Video đang HOT
Nguồn tin quan chức Mỹ cho biết Bộ trưởng Umerov sắp gặp người đồng cấp Lloyd Austin vào ngày 30.8. Chưa rõ ông Yermak gặp ai, trong vài lần công du trước ông hội kiến Ngoại trưởng Antony Blinken và cố vấn an ninh quốc gia Jake Sullivan.
Trước đó, Mỹ cho phép Ukraine dùng vũ khí mà mình viện trợ mục tiêu gần biên giới hoặc nơi nào lực lượng Nga tập hợp nhằm phát động tấn công qua biên giới. Nhưng đến nay Washington vẫn chưa “bật đèn xanh” cho việc tấn công sâu hơn.
Lời kêu gọi Mỹ cùng các nước phương Tây khác dỡ bỏ hạn chế về sử dụng vũ khí viện trợ liên tục được Tổng thống Ukraine Volodomyr Zelensky đưa ra suốt vài tuần qua, trong lúc nước này đang thực hiện chiến dịch tấn công qua biên giới (chủ yếu tập trung ở vùng Kursk). Nhà lãnh đạo công khai tuyên bố đây là nỗ lực nhằm buộc Nga kết thúc chiến tranh bằng con đường ngoại giao.
Kyiv dường như đã triển khai xe chở quân Stryker, Humvee và xe bọc thép MRAP mà Mỹ viện trợ cho chiến dịch. Tối 22.8, tư lệnh không quân Mykola Oleschuk còn đăng tải đoạn phim ghi lại cảnh một căn cứ Nga trên địa bàn Kursk trúng bom lượn được cho là GBU-39 của Mỹ. Tuy nhiên phía chính quyền Biden lại không công khai tuyên bố Ukraine vi phạm chính sách không sử dụng vũ khí tầm xa hay đưa vũ khí, phương tiện qua đường bộ vào lãnh thổ Nga. Đến nay Washington vẫn chưa cung cấp tin tình báo để hỗ trợ chiến dịch.
Đức từ chối gửi tên lửa cho Ukraine, Kiev quyết thực hiện 'mục tiêu tối thượng'
Theo Thủ tướng Đức Olaf Scholz, lý do nước này từ chối gửi tên lửa hành trình Taurus KEPD 350 cho Ukraine là do lo ngại Kiev dùng loại vũ khí trên tấn công lãnh thổ Nga.
Trong cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình quốc gia Đức ARD hôm 2/7, ông Scholz đã trả lời câu hỏi vì sao Đức trong suốt một năm qua nhiều lần từ chối gửi những loại vũ khí có tầm bắn xa cho quân đội Ukraine.
"Chúng tôi phải nghiên cứu cẩn thận tất cả những đề xuất từ Ukraine. Chúng tôi có một nguyên tắc mà bản thân đã nhất trí với Tổng thống Mỹ Joe Biden, đó là các quốc gia phương Tây không muốn những loại vũ khí viện trợ cho Kiev được sử dụng để tấn công vào các mục tiêu nằm bên trong lãnh thổ Nga", ông Scholz nhấn mạnh.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz. Ảnh: ARD
Theo hãng tin RT, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky gần đây tiết lộ rằng, trong cuộc hội đàm với Thủ tướng Đức Scholz hồi tháng Năm, ông đã đề xuất Berlin có thể cung cấp cho Kiev loại tên lửa hành trình Taurus KEPD 350 được trang bị đầu đạn nặng 500kg, phóng từ chiến đấu cơ và có tầm bắn lên tới 500km.
Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Đức khi đó bày tỏ chính quyền Berlin không có ý định gia tăng căng thẳng với Nga bằng động thái gửi những loại vũ khí tiên tiến cho Ukraine, mà không có sự tham vấn cùng các quốc gia thành viên khác trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Kiev quyết tâm thực hiện 'mục tiêu tối thượng'
Trả lời CNN, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho hay, cuộc xung đột giữa nước này và Nga sẽ không kết thúc chừng nào Moscow còn kiểm soát bán đảo Crưm.
Ông Zelensky tham gia cuộc phỏng vấn. Ảnh: CNN
Khi được hỏi về liệu có bất kỳ kịch bản nào mà Moscow và Kiev có thể đạt được hòa bình mà không bàn tới vấn đề bán đảo Crưm, nhà lãnh đạo Ukraine khẳng định rằng đó sẽ không phải là một chiến thắng dành cho nước này.
CIA: Nga đang 'gặp khó khăn' trong việc giành lại khu vực Ukraine chiếm đóng Ngày thứ Tư, Phó Giám đốc CIA David Cohen cho biết, Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ tổ chức chiến dịch phản công nhằm giành lại lãnh thổ tại vùng Kursk mà lực lượng Ukraine đã chiếm đóng. Tuy nhiên, lực lượng Nga sẽ gặp phải 'nhiều khó khăn'. Ảnh: REUTERS/Viacheslav Ratynskyi/Ảnh tài liệu. Tại một hội thảo an ninh quốc gia, ông...