Quan chức Ukraine kêu gọi thành lập ‘Liên hợp quốc trên không gian mạng’
Ông Yurii Shchyhol, Giám đốc Cơ quan Bảo vệ Thông tin và Truyền thông Đặc biệt Nhà nước Ukraine, đã đưa ra lời kêu gọi trên.
Theo tờ Politico, lời kêu gọi này nhằm thành lập một tổ chức toàn cầu duy nhất để giúp chia sẻ thông tin về các mối đe dọa và chuẩn bị đối phó với các cuộc tấn công trong tương lai khi Nga tấn công cơ sở hạ tầng của Ukraine.
Ý tưởng “ Liên hợp quốc trên không gian mạng” là một trong số những nỗ lực mà các quan chức Ukraine hy vọng cộng đồng toàn cầu sẽ theo đuổi khi Nga kết hợp các cuộc tấn công mạng với các cuộc tấn công bằng tên lửa để gây bất lợi cho Ukraine.
Ông Yurii Shchyhol cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Politico: “Chúng ta cần Liên hợp quốc trên không gian mạng, các quốc gia đoàn kết trong không gian mạng để bảo vệ chính chúng ta, bảo vệ hiệu quả thế giới của chúng ta trong tương lai, thế giới mạng và thế giới thực của chúng ta. Điều chúng ta thực sự cần trong tình huống này là một trung tâm hoặc địa điểm để chúng ta có thể trao đổi thông tin, hỗ trợ lẫn nhau và tương tác”.
Theo ông Shchyhol, sau một năm liên tục xảy ra các cuộc tấn công mạng vào cơ sở hạ tầng quan trọng của Ukraine, như hệ thống năng lượng và liên lạc vệ tinh, cần có một không gian mạng chung giữa các quốc gia. Đề xuất của ông Shchyhol gần như chắc chắn có nghĩa là loại trừ Nga và các đồng minh của Nga.
Việc các đồng minh của Ukraine có ủng hộ ý tưởng này hay không vẫn chưa rõ ràng, mặc dù ông Shchyhol nói: “Các đối tác của chúng tôi, trước hết là Mỹ, có xu hướng đồng ý với chúng tôi về tìm kiếm một không gian để phối hợp làm việc một cách an toàn trên các công nghệ mới”.
Video đang HOT
Người phát ngôn Cục Không gian mạng và Chính sách Kỹ thuật số của Bộ Ngoại giao Mỹ từ chối bình luận về ý tưởng này.
Ông Christopher Painter, cựu điều phối viên không gian mạng của Bộ Ngoại giao Mỹ, cho rằng so sánh ý tưởng này với Liên hợp quốc mà không bao gồm mọi quốc gia thì không thực sự phù hợp.
Ý tưởng trên được đưa ra trong bối cảnh Ukraine hứng chịu nhiều cuộc tấn công trên không gian mạng.
Tháng 2/2022, đã xảy cuộc tấn công mạng quy mô lớn nhằm vào các trang web ngân hàng và chính phủ Ukraine trong tuần xảy ra cuộc xung đột ở Ukraine. Vào tháng 3/2022, xảy ra một cuộc tấn công mạng nhằm vào các đài truyền hình Ukraine cùng ngày một tên lửa phóng vào đài truyền hình Kiev. Tháng 5/2022, lại xảy ra một cuộc tấn công mạng vào trang web của tòa thị chính Lviv vào cùng ngày thành phố này bị pháo kích.
Nhiều cuộc tấn công mạng dường như được thực hiện để trả đũa các động thái chống Nga của Ukraine và các đồng minh.
Ví dụ, vào tháng 10 và tháng 11/2022, hệ thống của cả Thượng viện Ba Lan và Nghị viện châu Âu đã bị tấn công sau cuộc bỏ phiếu tuyên bố Nga là nhà nước bảo trợ khủng bố. Vào tháng 8/2022, xảy ra một cuộc tấn công mạng mạnh nhằm vào trang web của cơ quan năng lượng hạt nhân Ukraine, cùng ngày cơ quan này công bố thông tin về bức xạ hạt nhân tiềm ẩn bắt nguồn từ việc Nga chiếm Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia.
Azerbaijan kêu gọi LHQ can thiệp khi căng thẳng Nagorno - Karabakh leo thang
Lời kêu gọi trên được đưa ra trong bối cảnh lo ngại ngày càng tăng về một cuộc xung đột quân sự mới khi Baku cáo buộc Armenia đang triển khai vũ khí dọc theo tuyến đường duy nhất ra vào khu vực, nhưng Yerevan đáp lại rằng Azerbaijan đang tạo cớ.
Azerbaijan và Armenia đã nổ ra xung đột năm 2020 liên quan đến khu vực tranh chấp Nagorno-Karabakh. Ảnh: Anadolu
Theo mạng tin Trung Á Eurasianet.com, các nhà ngoại giao hàng đầu của Azerbaijan mới đây đã kêu gọi Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) can thiệp trong bối cảnh căng thẳng ngày càng gia tăng với nước láng giềng Armenia, quốc gia mà họ cáo buộc đã triển khai hàng nghìn quả mìn đến Nagorno - Karabakh, trái với các thỏa thuận giúp chấm dứt cuộc chiến năm 2020 giữa hai bên.
Với một loạt thông cáo, các quan chức Azerbaijan nói rằng các bãi mìn sát thương đã được phát hiện dọc theo tuyến đường quanh Nagorno - Karabakh. Ngoài ra, họ tuyên bố đã xác định được một số bẫy mìn ở hai ngôi làng mới được trao trả cho Azerbaijan trong những tháng gần đây.
Trong một công hàm gửi HĐBA, Bộ trưởng Ngoại giao Azerbaijan Jeyhun Bayramov cho biết chính quyền nước này đã phát hiện hơn 2.700 quả mìn do Armenia sản xuất trên lãnh thổ Azerbaijan kể từ tháng 8/2022.
"Tất cả chúng đều được sản xuất tại Armenia vào năm 2021 và do đó đã được Armenia triển khai cài đặt sau khi nước này thực hiện các cam kết theo tuyên bố ba bên ngày 10/11/2020 về việc ngừng mọi hoạt động quân sự chống lại Azerbaijan", công hàm nêu rõ.
Trong một báo cáo khác chưa từng công bố trước đây, được gửi tới HĐBA vào đầu tháng 11, Azerbaijan thông báo rằng 44 binh sĩ và dân thường của họ đã thiệt mạng, hơn 200 người khác đã bị thương vì mìn kể từ sau thỏa thuận năm 2020. Số liệu thống kê được thu thập bởi Nhóm Khủng hoảng Quốc tế (International Crisis Group), một tổ chức phi chính phủ đa quốc gia theo dõi cuộc xung đột, cũng ghi nhận gần 140 người bị thương vong do mìn ở cả hai bên trong cùng giai đoạn.
Ông Bayramov nhấn mạnh rằng Armenia đã từ chối cung cấp các bản đồ đầy đủ và chính xác về các bãi mìn đã được triển khai, đồng thời kêu gọi HĐBA "ủng hộ việc huy động hỗ trợ quốc tế cho Azerbaijan" để giải quyết mối đe dọa từ mìn.
Tuyên bố về việc tiếp tục triển khai các bãi mìn mới chưa được xác minh độc lập và Armenia đã liên tục phủ nhận rằng họ đang triển khai vũ khí quân sự đến Nagorno - Karabakh. Thay vào đó, Yerevan khẳng định rằng những quả mìn trên được lấy từ bên trong lãnh thổ của chính họ trong một cuộc tấn công của lực lượng Azerbaijan vào tháng 9 khi lực lượng này di chuyển qua biên giới Armenia.
"Những quả mìn mà Azerbaijan công bố không được phát hiện ở Nagorno - Karabakh, mà là ở các vùng lãnh thổ có chủ quyền của Armenia bị chiếm đóng vào năm 2021 - 2022. Bây giờ họ (Azerbaijan) đang tìm cách sử dụng những quả mìn này cho mục đích tuyên truyền", Bộ trưởng Ngoại giao Armenia Ararat Mirzoyan cho biết trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin Armenpress.
Ông Mirzoyan lưu ý Yerevan đã bàn giao các bản đồ bố trí bãi mìn trên vùng lãnh thổ hiện do Azerbaijan kiểm soát ở Karabakh, đồng thời nói thêm rằng: "Chúng tôi không phủ nhận việc các lực lượng vũ trang của Armenia đã tiến hành rải mìn trên lãnh thổ có chủ quyền của mình và điều này là do nguy cơ cao xảy ra các cuộc tấn công quân sự mới của Azerbaijan".
Nagorny - Karabakh nằm sâu trong lãnh thổ phía Tây Nam của Azerbaijan, song có đa số dân cư là người gốc Armenia nên muốn ly khai để sáp nhập khu vực này vào Armenia. Điều này đã gây ra tranh chấp chủ quyền giữa 2 nước láng giềng qua nhiều thập kỷ.
Trong một cuộc tấn công năm 2020, lực lượng Azerbaijan đã chiếm lại nhiều vùng lãnh thổ rộng lớn trước khi một thỏa thuận hòa bình ba bên do Nga làm trung gian tạm dừng giao tranh. Thỏa thuận đó cũng quy định việc triển khai khoảng 2.000 binh sĩ gìn giữ hòa bình của Nga để giữ nguyên hiện trạng và giám sát Hành lang Lachin - con đường duy nhất nối Armenia và Nagorno - Karabakh.
Gần đây, Azerbaijan đã thực hiện một nỗ lực lớn để rà phá bom mình ở các vùng lãnh thổ mà họ giành lại được, vốn do cả hai bên đã đặt các bãi mìn trong suốt ba thập kỷ. Hiện cả Armenia và Azerbaijan đều từ chối ký kết các thỏa thuận quốc tế về bom mìn và cả hai đều không tham gia Công ước về Cấm sử dụng, tàng trữ và chuyển giao mìn sát thương. Một số đối tác quốc tế, trong đó Mỹ, Anh và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc đã đề nghị hỗ trợ Azerbaijan trong việc đào tạo và trang bị cho các đội xử lý bom mìn còn sót lại.
Thứ trưởng Ngoại giao Azerbaijan Elnur Mammadov cho biết: "Bom mìn đã đe dọa sinh mạng của những người dân vô tội. Hàng trăm nghìn gia đình người Azerbaijan vẫn chưa thể trở về nhà vì những mối nguy hiểm đang diễn ra". Hơn 600.000 người Azerbaijan đã phải di dời khỏi các vùng lãnh thổ do Armenia kiểm soát vào những năm 1990.
Tuy nhiên, Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan cảnh báo rằng việc Azerbaijan ngày càng tập trung vào vấn đề trên là một nỗ lực "tạo cớ để đóng Hành lang Lachin, bao vây người Armenia ở Nagorno - Karabakh với lý do Armenia không thực hiện nghĩa vụ của mình".
Hy vọng về một giải pháp ngoại giao cho bế tắc kéo dài ba thập kỷ giữa hai nước đã quay trở lại sau khi ông Pashinyan và Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev gặp nhau để đàm phán ở Praha, CH Séc vào tháng 10/2022, với việc nhà lãnh đạo Azerbaijan nói rằng một giải pháp được chờ đợi từ lâu có thể được thống nhất "về nguyên tắc vào cuối năm nay". Nhưng kể từ đó, các cuộc đàm phán đã chững lại, với việc Baku rút khỏi một cuộc họp do Yerevan kiên quyết yêu cầu Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phải tham gia vào các cuộc thảo luận.
Quốc gia châu Phi đầu tiên gửi viện trợ quân sự cho Ukraine Theo báo cáo từ cơ quan truyền thông nhà nước Ukraine Ukrinform, Maroc sẽ trở thành quốc gia châu Phi đầu tiên gửi viện trợ quân sự cho Ukraine. Xe tăng T-72 của lực lượng vũ trang Maroc. Ảnh: Quân đội Maroc Cụ thể, nước này sẽ gửi phụ tùng thay thế cho xe tăng T-72 tới Kiev. Trong bối cảnh dự trữ...