HĐBA LHQ thông qua nghị quyết về miễn trừ đối với viện trợ nhân đạo
Ngày 9/12, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã thông qua nghị quyết 2664 cho phép duy trì viện trợ nhân đạo đến những nước đang bị LHQ áp đặt các lệnh trừng phạt, đặc biệt là phong tỏa tài sản.
Toàn cảnh cuộc họp HĐBA LHQ tại New York, Mỹ, ngày 30/11/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Nghị quyết 2664 nêu rõ việc cung cấp, phê duyệt các khoản thanh toán, tài sản tài chính, nguồn lực kinh tế cũng như cung cấp dịch vụ hàng hóa thiết yếu để đảm bảo hỗ trợ nhân đạo kịp thời là không vi phạm lệnh phong tỏa tài sản của HĐBA hoặc các ủy ban trừng phạt liên quan. Quy định mới sẽ áp dụng với các chương trình, quỹ và cơ quan LHQ, cũng như các tổ chức tham gia vào công tác nhân đạo của LHQ. Theo nghị quyết, quy định miễn trừ sẽ chỉ áp dụng trong 2 năm với cơ chế trừng phạt tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, mạng lưới khủng bố al-Qaeda kể từ ngày nghị quyết được được thông qua và HĐBA có thể gia hạn. Nghị quyết đã nhận được 14/15 phiếu ủng hộ trong HĐBA, với Ấn Độ bỏ phiếu trắng.
Trong vòng 9 tháng từ khi nghị quyết được thông qua, Tổng Thư ký LHQ sẽ soạn thảo báo cáo về những hậu quả nhân đạo không mong muốn từ các biện pháp trừng phạt của HĐBA, bao gồm lệnh cấm đi lại, cấm vận vũ khí, cũng như những biện pháp đặc biệt theo các cơ chế trừng phạt hiện nay. Báo cáo cũng sẽ bao gồm đề xuất về cách thức giảm thiểu và giảm nhẹ những hậu quả như vậy thông qua việc ban hành các quy định miễn trừ bổ sung.
Ủy ban Chữ thập Đỏ quốc tế đã hoan nghênh động thái trên, đồng thời bày tỏ hy vọng quy định mới sẽ giúp cải thiện dịch vụ cho các cộng đồng như chăm sóc sức khỏe và cung cấp nước sạch.
9,4 triệu người Nam Sudan cần nhận viện trợ trong năm 2023
Ngày 25/11, Văn phòng điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên hợp quốc (OCHA) cho biết sẽ có khoảng 9,4 triệu người ở Nam Sudan cần nhận được hỗ trợ và bảo vệ trong năm 2023, tăng 500.000 người so với ước tính trước đó.
Trẻ em sống cùng mẹ tại trại tị nạn dành cho những người mất nhà cửa do hạn hán và chiến tranh tại Aweil, Nam Sudan. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo cơ quan trên, xung đột, bệnh dịch, các hình thái thời tiết khắc nghiệt như lũ lụt và hạn hán, những thách thức về y tế công cũng như các hoạt động can thiệp đang làm xói mòn điều kiện sống của nhiều người dân Nam Sudan. Điều đó đòi hỏi chính phủ của quốc gia non trẻ nhất thế giới này phải chú trọng tăng cường an ninh và đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu cơ bản của người dân.
Theo dữ liệu của Liên hợp quốc, Nam Sudan hiện có khoảng 11,5 triệu dân. Kể từ khi Nam Sudan giành độc lập khỏi Sudan năm 2011, giữa hai bên thường hay xảy ra tranh chấp, thậm chí xung đột, ở khu vực giới tuyến phân ranh.
Hội nghị ngoại trưởng G7 thảo luận nhiều vấn đề 'nóng' toàn cầu Ngày 3/11, Ngoại trưởng Nhóm các nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G7) bắt đầu cuộc họp 2 ngày tại thành phố Mnster, miền Tây nước Đức. Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock. Ảnh: AFP/TTXVN Theo phóng viên TTXVN tại Đức, với tư cách là nước Chủ tịch luân phiên G7, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock đã điều hành hội nghị thảo luận...