Quan chức Ukraine bị ném vào thùng rác
Có lẽ hiếm khi nào giới chính khách, quan chức ở Ukraine lại đối mặt với thời kỳ đen tối như thời điểm này khi họ phải đối mặt với “thách thức thùng rác” từ những nhà hoạt động theo đường lối cực đoan. Chỉ trong một thời gian ngắn, hàng loạt quan chức Ukraine đã bị ném vào thùng rác như một cách để “trừng phạt tội tham nhũng” như cách nói của những người thực hiện thách thức nói trên.
Trào lưu ném chính khách vào thùng rác đang rộ lên ở Ukraine
Cuộc chiến ở miền đông Ukraine vẫn chưa chịu kết thúc bất chấp lệnh ngừng bắn. Mùa đông đang đến gần và người dân Ukraine đang hồi hộp lo lắng về một “cuộc chiến khí đốt” với Nga. Trong khi đó, với cuộc bầu cử quốc hội sẽ diễn ra chỉ vài tuần nữa, nhiều nghị sĩ đang phải chật vật tìm cách giữ “ghế” của mình.
Tình hình trở nên tồi tệ hơn khi trào lưu “ném chính khách vào thùng rác” đang nổi lên trong thời gian gần đây. Và ngày càng có nhiều chính khách, nghị sĩ Ukraine bị sỉ nhục bằng cách bị ném vào thùng rác.
Kể từ đầu tháng 9 đến nay, đã có hơn chục nghị sĩ, hội viên hội đồng thành phố và các quan chức khác của Ukraine bị cáo buộc về việc có những hành vi sai trái. Điều đáng nói là dù không rõ thực hư những lời cáo buộc đó đúng hay sai, chưa có bằng chứng hay bất kỳ sự xét xử nào được đưa ra, nhưng các chính khách đó vẫn bị các băng nhóm đeo mặt nạ lôi tuột ra khỏi văn phòng và ném thẳng vào thùng rác. Trào lưu này phổ biến đến mức người ta đặt cho nó cái tên “Thách thức Thùng Rác”.
Thủ phạm của những vụ ném chính khách vào thùng rác thường là thành viên của nhóm Cánh Hữu theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Nhóm này nói rằng, họ muốn làm nhục các chính khách để trừng phạt họ vì những cáo buộc “tham nhũng hay mắc trọng tội từ thời chính quyền cũ”.
Tuy nhiên, những người phản đối đã lên tiếng cảnh báo rằng, hành động của các nhóm trên chỉ cách một bước là đến tình trạng công lý đám đông và bạo hành đám đông. Đây là những điều thực sự đáng sợ.
Video đang HOT
Trong khi đó, lý giải cho hành động của mình, người điều hành nhóm Cánh Hữu – Yury Mindiuk cho rằng: “Điều chính yếu ở đất nước chúng ta hiện giờ là những kẻ tội phạm vẫn còn đó. Không ai muốn thực hiện những ý tưởng mà Maiden đưa ra trước đây”.
Nhóm Cánh Hữu nổi lên là một liên minh mạnh mẽ của lực lượng thực hiện cuộc nổi dậy Maidan hồi đầu năm nay. Nhóm Cánh Hữu nổi danh là một trong những thành phần hung hăng nhất trong các cuộc giao tranh đường phố dẫn đến sự sụp đổ của chính quyền Tổng thống Yanukovych. Sau đó, nhóm Cánh Hữu cũng là thành phần chiến đấu ác liệt nhất ở miền đông. Tuy nhiên, nhóm này lại đang phải vật lộn để tìm chỗ đứng chính trị ở Ukraine sau sự kiện Maidan.
Phong trào ném chính khách vào thùng rác được khởi xướng từ chi nhánh của nhóm Cánh Hữu ở Odessa từ hồi tháng trước khi nhóm này ném ông Oleg Rudenko – một quan chức bảo hiểm thành phố, vào thùng rác vì cáo buộc ông này nhận khoản hối lộ 28.000 bảng Anh.
Rất nhanh sau đó, hành động ném chính khách vào thùng rác trở thành trào lưu thịnh hành với nhóm Cánh Hữu. Điều đáng chú ý là nhóm Cánh Hữu đang làm việc này trên khắp cả nước với bất kỳ nghị sĩ hay chính khách nào có liên quan đến chính quyền trước.
Hôm 16/9, một nhóm đã “tóm và ném vào thùng rác” ông Vitaly Zhuravsky – một nghĩ sĩ của Đảng Các khu vực đã bị giải tán của cựu Tổng thống Yanukovych. Tiếp đó, hôm 25/9, đến lượt ông Viktor Pylypyshyn – cũng là thành viên của Đảng Các khu vực.
Tuy nhiên, không chỉ các nghị sĩ liên quan đến thời chính quyền ông Yanukoych đang gặp nguy. Trong vụ việc gần đây nhất, nhóm Cánh Hữu đã “sờ” đến một bác sĩ ở thành phố nhỏ Terebolvya. Nhóm này nói rằng, vị bác sĩ trên bị kết tội nhận hối lộ cách đây 3 năm.
Nghiêm trọng hơn, đã có tình trạng đánh đập, tấn công các nghị sĩ, quan chức Ukraine xảy ra.
Ông Nestor Shufrych – một nghị sĩ thuộc Đảng Các Khu vực hiện đã bị giải tán của cựu Tổng thống Yanukovych, đã phải nhập viện sau khi ông này bị chặn đánh khi đang vận động tranh cử ở Odessa.
Cảnh sát và vệ sĩ đã phải chật vật mới có thể đưa nghị sĩ Shufrych lên xe buýt trước khi đám đông ném ông vào thùng rác. Tuy nhiên, một đoạn băng hình được tung lên mạng sau đó cho thấy, ông đã bị đánh đập dã man trước khi có thể trốn thoát. Ông Shufrych sau đó cho biết, ông bị chấn động trong vụ bạo lực đó.
Ông Mindiuk sau này thừa nhận rằng, nhóm của ông đã đi quá xa và vụ việc đã khiến Bộ trưởng Nội vụ Ukraine Arsen Avakov phải lên tiếng khẩn thiết yêu cầu các thành phần cực đoan hãy dừng tay.
“Chỉ thêm một vài khuôn mặt bầm dập như của ông Shufrich hay những vụ bạo hành như với ông Pylypyshin, Châu Âu sẽ quay lưng lại với cuộc cách mạng chiến thắng của chúng ta. Đừng trở thành những kẻ biến chất ở ngoài lề, hành xử theo bản năng ngu ngốc và kích động đám đông thực hiện công lý bầy đàn”, ông Avakov đã viết như vậy.
Tuy nhiên, lời nhắn nhủ khẩn thiết của ông đã vấp phải phản ứng coi thường từ các thành phần cực đoan. Một trong những thành viên của lực lượng cực đoan đã đáp trả lại rằng: “Avakov mới là một kẻ biến chất vì đã không hiểu được rằng mọi người đang hành động theo một cách cực đoan bởi không có luật pháp. Ngày hôm nay, chúng tôi sẽ tẩy sạch Đảng Các khu vực bằng thùng rác và ngày mai chúng tôi sẽ ném ông Avakov vào bãi rác”.
Theo_VnMedia
Tổng thống Yanukovych bị lật đổ vì bán tàu sân bay cho Trung Quốc?
Một nguồn tin trên truyền thông Nga cho biết Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych bị lật đổ vì bán tàu sân bay cho Trung Quốc.
Tổng thống Ukraine bị lật đổ Viktor Yanukovych.
Kể từ khi ông Yanukovych bị lật đổ hồi tháng 2, thông tin về vụ phế truất ông này đã bắt đầu xuất hiện.
Một bài báo trên trang web của Tập đoàn công nghiệp quân sự Nga đã liên hệ vụ lật đổ Tổng thống Yanukovych với sự hợp tác quân sự chặt chẽ giữa chính phủ của ông và Trung Quốc, đặc biệt là quyết định cung cấp công nghệ tàu sân bay cho Bắc Kinh.
Vào năm 1998, Ukraine đã bán tàu sân bay cũ do Liên Xô chế tạo tên gọi Varyag cho Trung Quốc với giá 20.000 USD, với các điều khoản được ghi rõ trong hợp đồng rằng con tàu sẽ không được sử dụng cho các mục đích quân sự.
Nhưng thực tế cho thấy Bắc Kinh đã không tuân thủ hợp đồng. Quân đội Trung Quốc sau đó đã hoàn tất việc tân trang con tàu và biến nó trở thành tàu sân bay đầu tiên của hải quân Trung Quốc vào năm 2012. Con tàu được Trung Quốc đặt tên mới là Liêu Ninh.
Trong quá trình đại tu con tàu, Trung Quốc đã vài lần đề nghị tiếp cận công nghệ chủ chốt từ Ukraine nhưng đều bị từ chối. Tuy nhiên, tình hình đã thay đổi sau khi ông Yanukovych trở thành tổng thống vào năm 2010.
Con tàu đã được trang bị các động cơ và máy bay nguyên mẫu do Ukraine chế tạo. Vào năm 2005, Ukraine cũng bán cho Trung Quốc 2 nguyên mẫu máy bay Su-33 được trang bị cho tàu sân bay, vốn là nền tảng để Bắc Kinh phát triển máy bay Shenyang J-5.
Sự hợp tác quân sự giữa Ukraine và Trung Quốc dưới thời ông Yanukovych không chỉ diễn ra trong lĩnh vực hải quân và còn bao gồm các lực lượng trên bộ.
Một nguồn tin tiết lộ rằng Mỹ không hài lòng với sự hợp tác quân sự chặt chẽ giữa chính phủ của ông Yanukovych và Trung Quốc. Cũng vì thế mà Yanukovych trở thành một trong những nhân vật không được ưa chuộng nhất tại Washington và Tổng thống Mỹ Barack Obama coi vị Tổng thống thân Nga này là một "cái gai".
Theo Dantri
Ukraine "căng như dây đàn" trước bầu cử Những đồng minh từng bắt tay nhau hướng tới mục tiêu lật đổ Tổng thống Yanukovych hiện giờ lại đang quay sang đối đầu ác liệt với nhau vì tham vọng ngồi vào vị trí quyền lực nhất đất nước Ukraine . Tuy nhiên, không ai có được sự ủng hộ ở mức cần thiết để có thể đoàn kết quốc gia Đông...