Quan chức Trung Quốc “ngã ngựa” sau bê bối sửa điểm thi đại học
Hai quan chức cấp cao trong ngành giáo dục Trung Quốc đã bị sa thải, trong khi 2 người khác đang bị điều tra với cáo buộc can thiệp và sửa điểm số của thí sinh trong kỳ thi đại học vừa qua.
Thi đại học ở Trung Quốc được ví như tham gia vào một “cuộc chiến” (Ảnh minh họa: Reuters)
SCMP đưa tin, chính quyền tỉnh Chiết Giang tháng trước đã mở cuộc điều tra sau khi công chúng nghi ngờ tính chính xác của điểm số môn tiếng Anh trong kỳ thi đại học. Dư luận đồn đoán điểm số được chấm không công bằng và có thể đã bị sửa chữa.
Ngày 5/12, chính quyền địa phương đã thông báo trên trang mạng xã hội chính thức rằng ủy ban điều tra kết luận cơ quan Giáo dục tỉnh Chiết Giang đã có sai phạm, dẫn tới điểm số của nhiều thí sinh đã bị thay đổi.
Video đang HOT
Ủy ban điều tra gọi đây là “lỗi sai nghiêm trọng” và sẽ sớm công bố lại điểm chính xác. Dư luận Trung Quốc phản ứng tích cực với thông tin trên, cho rằng công lý đã được thực thi.
Ông Guo Huawei, lãnh đạo đảng tại sở Giáo dục Chiết Giang bị yêu cầu từ chức. Trong khi đó, lãnh đạo đảng cơ quan khảo thí Wang Yuqing và lãnh đạo bộ phận thanh tra Chen Yujun đều bị sa thải và điều tra. Ông Sun Heng, một quan chức liên quan tới kỳ thi, cũng bị triệu tập tới cơ quan giám sát tỉnh để lấy lời khai.
Bê bối điểm thi bùng phát vào ngày 24/11 khi điểm số môn tiếng Anh được công khai, khiến cho nhiều phụ huynh và học sinh thắc mắc về phương pháp chấm điểm. Một số học sinh có kết quả khá tốt trong phần trắc nghiệm khách quan, nhưng lại mất nhiều điểm trong phần tự luận, dẫn đến những đồn đoán xung quanh việc điểm số có thể đã bị sửa.
Sau đó, cơ quan khảo thí Chiết Giang đã đưa ra lời giải thích, tuy nhiên động thái này càng khiến dư luận bức xúc. Cơ quan nói rằng sau khi điểm thi được chấm xong, họ phát hiện ra đề thi năm nay có một số câu khó hơn hẳn năm ngoái. Vì vậy, họ đã quyết định “can thiệp” vào phần điểm số ở phần đọc hiểu và viết luận.
Dư luận thắc mắc về quy tắc mà cơ quan này dùng để “can thiệp” và yêu cầu cơ quan giáo dục Chiết Giang phải minh bạch hơn, cũng như công khai cách thức áp dụng quy tắc trên. Một tuần sau đó, chính quyền Chiết Giang đã lắng nghe ý kiến công chúng và công bố thành lập ủy ban điều tra về sự việc này.
Tại Trung Quốc, sau khi tốt nghiệp trung học, học sinh sẽ bước tiếp vào kỳ thi đại học. Tổng điểm các môn thi sẽ là cơ sở để các trường đại học tuyển sinh viên.
Theo SCMP, thi đại học tại Trung Quốc là “cuộc chiến” khốc liệt mà học sinh, phụ huynh, giáo viên dồn rất nhiều tâm sức và tiền bạc trong một thời gian dài. Chính vì vậy, công chúng luôn theo dõi sát sao diễn biến của các kỳ thi để tìm ra những dấu hiệu bất công hoặc sai phạm.
Đức Hoàng
Theo Dantri/ SCMP
Quan chức giáo dục Trung Quốc sửa điểm thi đại học bị sa thải
Kết quả thi đại học môn tiếng Anh ở tỉnh Chiết Giang, đông Trung Quốc được công bố vào ngày 24/11 gây nghi vấn vì một số học sinh làm tốt phần trắc nghiệm nhưng bị chấm điểm kém hơn ở bài luận, theo SCMP.
Một lớp học ở Trung Quốc.
Cơ quan khảo thí Chiết Giang ra tuyên bố nói rằng sau khi các bài thi được chấm, họ thấy một số câu hỏi khó hơn đáng kể so với năm trước. Vì vậy, họ quyết định sửa số điểm được phân bổ cho một số bài đọc và bài luận. Lời giải thích này càng khiến công chúng thêm tức giận.
Trước áp lực dư luận mạnh mẽ, chính quyền tỉnh Chiết Giang một tuần sau thành lập một ủy ban để điều tra vấn đề này. Ủy ban hôm nay ra kết luận rằng Sở Giáo dục Chiết Giang đã có "quyết định chính sách sai lầm", khiến điểm của nhiều thí sinh bị thay đổi, dẫn đến sự bất công. Ủy ban cho biết điểm thi ban đầu sẽ được phục hồi.
Quách Hoa Nguy, bí thư đảng ủy Sở Giáo dục Chiết Giang, bị yêu cầu từ chức. Hai quan chức khác cũng bị sa thải và bị điều tra.
Người dùng mạng Trung Quốc đã ca ngợi kết quả điều tra, nhiều người bình luận rằng công lý đã được khôi phục. "Kỳ thi đại học là một cuộc chiến, phụ huynh, học sinh và giáo viên đã bỏ ra rất nhiều tiền bạc và công sức", một người viết. "Sửa điểm như thế thì sao công bằng được?".
Theo Phương Vũ (VNE)
Trung Quốc tịch thu 500.000 hộp bao cao su giả, bắt 17 người Số hàng giả được phân phối tại nhiều địa phương ở Trung Quốc, gây lo ngại ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng. Địa điểm sản xuất hàng loạt bao cao su giả. Ảnh: Dushikuaibao. 17 người bị bắt với cáo buộc làm nhái hơn 500.000 hộp bao cao su giả trị giá 50 triệu nhân dân tệ (7 triệu USD) của những...