Quan chức Trung Quốc giải thích lý do xây đảo phi pháp ở Trường Sa
Trong một tiết lộ hiếm hoi, một quan chức quân đội cấp cao Trung Quốc tiết lộ với truyền thông nước ngoài về lý do xây dựng một căn cứ (trái phép) tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Một bức ảnh cho thấy các công trình xây dựng phi pháp của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa.
“Cần phải có một căn cứ để hỗ trợ hệ thống radar và các hoạt động thu thập thông tin tình báo của chúng tôi”, ông Jin Zhirui, một quan chức từ Trụ sở không quân Trung Quốc, cho biết tại Diễn đàn Xiangshan, một hội nghị đối thoại an ninh quốc gia hôm 22/11.
Trung Quốc đã tiến hành công tác cải tạo đất tại 6 bãi đá ngầm tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Các nhà phân tích nước ngoài cũng chỉ ra rằng Bắc Kinh còn đang xây dựng các công trình trên những bãi đá này.
Tạp chí quốc phòng IHS Jane’s hôm 20/11 đưa tin Trung Quốc đang trong quá trình xây dựng một hòn đảo nhân tạo trên bãi đá Chữ Thập, dài ít nhất 3.000 m và rộng từ 200-300 m, đủ rộng để xây dựng một đường băng.
Ông Jin giảng dạy tại Trường chỉ huy không quân, vốn được tin là đã đưa ra kế hoạch cơ bản về vùng nhận dạng phòng không ở Hoa Đông, vốn bao phủ cả quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hiện đang tranh chấp với Nhật.
Việc một quan chức có kinh nghiệm trong không quân trả lời trực tiếp báo chí nước ngoài về các hành động của Trung Quốc trên các đảo ở Biển Đông là hiếm thấy.
Ông Jin cũng nhắc tới các nỗ lực của không quân Trung Quốc nhằm tìm kiếm chiếc máy bay MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines, vốn mất tích hồi tháng 3 năm nay. Máy bay chở nhiều hành khách Trung Quốc.
“Cuộc tìm kiếm khiến chúng tôi nhận ra rằng chúng tôi thiếu các khả năng không quân phù hợp ở Biển Đông. Cần thiết phải có một căn cứ hoạt động ở Biển Đông để bảo vệ an ninh và các lợi ích quốc gia”, ông Jin nói.
Video đang HOT
Mới đây, một quan chức quân đội Mỹ đã cáo buộc Trung Quốc đang xây dựng một đảo lớn tại bãi đá Chữ Thập để có thể thiết lập một sân bay trong khu vực.
Trung tá Jeffrey Pool, một phát ngôn viên của quân đội Mỹ, đã hối thúc Trung Quốc “chấm dứt chương trình cải tạo đất và tham gia vào các sáng kiến ngoại giao để khuyến khích tất cả các bên tìm kiếm trong các hành động như vậy”.
Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông, thậm chí các vùng biển gần bờ các quốc gia láng giềng.
Trung Quốc đã liên tục có các hành động làm gia tăng căng thẳng trên Biển Đông thời gian gần đây.
Bắc Kinh đã mở các tuyến tuần tra hải quân tại các vùng biển tranh chấp với Philippines và hồi tháng 5 đã trái phép đưa một giàn khoan dầu vào sâu trong lãnh hải Việt Nam.
An Bình
Theo dantri/Asahi
Nhật Bản không nhượng bộ Trung Quốc về vấn đề đảo Senkaku và lịch sử
Hai bên đồng thuận "tồn tại chủ trương khác nhau" đối với đảo Senkaku, nhưng không có nghĩa là Nhật Bản thừa nhận có tranh chấp chủ quyền.
Ông Tập Cận Bình (phải) và ông Shinzo Abe bắt tay nhau
Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 10 tháng 11 dẫn truyền thông Nhật Bản gần đây cho biết, Nhật Bản thừa nhận sự khác biệt về chủ trương giữa Trung-Nhật và tiến hành cai ma truyên thông TQ cô găng goi la "nhượng bộ".
Tờ "Tokyo Shimbun" Nhật Bản ngày 8 tháng 11 đưa tin, trước thềm Hội nghị Cấp cao APEC, chính phủ hai nước Nhật-Trung ngày 7 tháng 11 tuyên bố đạt được đồng thuận nguyên tắc 4 điểm, hai bên nhận thức được "tồn tại chủ trương khác nhau" trong vấn đề đảo Senkaku và các hòn đảo lân cận.
Do chính phủ hai nước đạt được đồng thuận nhất định về vấn đề như đảo Senkaku, trong thời gian hội nghị, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe va Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tổ chức hội đàm đã được xác định. Đây sẽ là lần đầu tiên ông Shinzo Abe tổ chức hội đàm cấp cao Nhật-Trung kể từ khi ông lên nắm quyền lần thứ hai.
Bài báo cho rằng, chính phủ hai nước Nhật-Trung luôn tiến hành trao đổi về việc tổ chức hội đàm cấp cao trong thời gian Hội nghị APEC, nhưng Trung Quốc yêu cầu Nhật Bản thừa nhận đảo Senkaku "tồn tại vấn đề chủ quyền" và cam kết ông Shinzo Abe không tiếp tục thăm đền Yasukuni trong nhiệm kỳ. Trong khi đó, Nhật Bản chủ trương tô chưc hội đàm mà không có điều kiện tiền đề.
Ngày 10 tháng 11 năm 2014, ông Tập Cận Bình, lãnh đạo Trung Quốc (phải) có cuộc gặp với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe
Theo bài báo, thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao Nhật Bản đã viết vào nội dung "Cục trưởng Bảo đảm an ninh quốc gia Nhật Bản Shotaro Yachi va Uy viên Quôc vu Trung Quốc Dương Khiết Trì tô chưc hội đàm, hai bên đạt được đông thuân". Về vân đê đao Senkaku, hai bên nhận thức được "tồn tại chủ trương khác nhau về tình hình căng thẳng xuất hiện ở vùng biển Hoa Đông những năm gần đây, trong đó có đảo Senkaku". Chính phủ Nhật Bản trước đó kiên trì lập trường "không tồn tại vấn đề chủ quyền", nay đã "nhượng bộ" (theo tuyên truyên cua TQ) với Trung Quốc.
Ngoài ra, hãng tin Kyodo ngày 8 tháng 11 đưa tin, đối với vấn đề hai nước Nhật-Trung gần đây đề cập đến "tồn tại chủ trương khác nhau" về tình hình đảo Senkaku trong đồng thuận cải thiện quan hệ, quan chức Nhật Bản, ông Shigeru Ishiba ngày 8 tháng 11 nói trên đài truyền hình rằng: "Điều này hoàn toàn không có nghĩa là thừa nhận (đảo Senkaku) tồn tại tranh chấp. Tư thế của Nhật Bản hoàn toàn không thay đổi". Ông đông thơi cũng tán thành cho rằng: "(Nhật-Trung) lúc nào xảy ra xung đột ở đảo Senkaku đều không ngạc nhiên. Để ngăn chặn xung đột, đối thoại rất quan trọng".
Tờ "Nihon Keizai Shimbun" ngày 7 tháng 11 cho rằng, Nhật Bản va Trung Quốc tiến hành đối thoại cấp cao chính thức, hướng tới cải thiện quan hệ. Quan hệ lạnh nhạt giữa hai nước cũng đã ảnh hưởng đến lĩnh vực kinh tế. Do đươc cho la có thể xảy ra xung đột ngẫu nhiên trên biển va trên không, hai bên nhất trí cho rằng nếu bỏ mặc sẽ không có lợi cho hai bên. Nhưng, ngòi lửa xung quanh vấn đề đảo Senkaku và Thủ tướng thăm đền Yasukuni hoàn toàn chưa chấm dứt. Quan hệ song phương Nhật-Trung phải chăng bước vào quỹ đạo phát triển ổn định vẫn còn chưa rõ.
Tư thế của ông Tập Cận Bình trong lúc bắt tay với ông Shinzo Abe
Tối ngày 7 tháng 11, trên đài truyền hình Fuji, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nhấn mạnh ý nghĩa của hội đàm cấp cao Nhật-Trung, cho biết: "Điều này sẽ trở thành bước đi đầu tiên (cải thiện quan hệ), sẽ truyền đi thông điệp rất tốt với thế giới".
Bài báo cho rằng, khi phối hợp hội đàm cấp cao, trở ngại lớn nhất là xoay quanh vấn đề lãnh thổ và nhận thức lịch sử. Đông thuân nguyên tắc 4 điểm đưa ra ngày 7 tháng 11 là kết quả mà hai bên không dễ dàng đưa ra thỏa hiệp. Thủ tướng Nhật Bản nhiều lần nhấn mạnh, cánh cửa lớn đối thoại luôn rộng mở, qua đó để thúc đẩy Trung Quốc tiến hành nhượng bộ, nhưng cuối cùng ông Shinzo Abe cũng đã "nhượng bộ".
Bài báo cho rằng, sau khi tiến hành hội đàm cấp cao, quan hệ Trung-Nhật sẽ trở nên "thoải mái" hơn.
Tờ "Yomiuri Shimbun" Nhật Bản ngày 9 tháng 11 cho rằng, Trung Quốc công bố trước một cách hiếm thấy về đồng thuận nguyên tắc 4 điểm cho tiền đề của hội đàm cấp cao, được cho là muốn nhấn mạnh "thành quả" đã buộc được Nhật Bản tiến hành "nhượng bộ" trong vấn đề đảo Senkaku và Thủ tướng Shinzo Abe thăm đền Yasukuni.
Bài báo cho rằng, từ khi ông Tập Cận Bình lên cầm quyền đến nay, ông đã triển khai thế "tấn công mạnh" đối với Nhật Bản trong vấn đề đảo Senkaku và lịch sử, kiên trì cho rằng chỉ cần không có tiến triển trong hai vấn đề này, sẽ không tiến hành hội đàm với Thủ tướng Shinzo Abe.
Ông Tập Cận Bình có vẻ mặt lạnh nhạt và mắt nhìn xuống khi bắt tay ông Shinzo Abe
Theo Giáo Dục
Ẩn ý sau sự yên tĩnh kỳ lạ quanh Điếu Ngư/Senkaku Việc tàu Trung Quốc ngừng mọi hoạt động gần quần đảo tranh chấp với Nhật Bản có thể là một nước cờ của Bắc Kinh nhằm dọn đường cho cuộc gặp mặt quan trọng giữa lãnh đạo hai nước, dự kiến diễn ra vào tháng tới. Chuỗi đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông từ lâu là tâm điểm tranh chấp giữa Nhật...