Quan chức Trung Quốc được bầu vào Tòa án Quốc tế về Luật Biển
Đại sứ Trung Quốc tại Hungary Đoàn Khiết Long được bầu làm một trong 6 thành viên của Tòa án Quốc tế về Luật Biển hôm 24/8.
168 thành viên Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 ( UNCLOS) hôm qua bỏ phiếu bầu 7 thẩm phán mới của Tòa án Quốc tế về Luật Biển (ITLOS), trong đó 6 thẩm phán được bầu ngay trong vòng bỏ phiếu đầu tiên.
Đại sứ Đoàn Khiết Long là một trong 6 thẩm phán được bầu ngày 24/8. 5 thẩm phán còn lại tới từ các nước Malta, Italy, Chile, Cameroon và Ukraine. Các thành viên UNCLOS sẽ bỏ phiếu vòng hai trong ngày 25/8 để chọn ra thẩm phán thứ 7, giữa hai ứng viên tới từ Jamaica và Brazil.
Đại sứ Trung Quốc tại Hungary Đoàn Khiết Long phát biểu tại một sự kiện ở Budapest hồi tháng 6/2019. Ảnh: Xinhua.
Tòa án Quốc tế về Luật Biển (ITLOS) là một cơ quan liên chính phủ do UNCLOS thành lập, bao gồm 21 thẩm phán phục vụ trong nhiệm kỳ tối đa 9 năm, với nhiệm vụ chính là giải quyết các tranh chấp hàng hải quốc tế. 1/3 số thành viên sẽ được thay thế sau mỗi ba năm. Có ba người Trung Quốc từng được bầu vào ITLOS kể từ khi tòa án được thành lập vào năm 1996.
Ông Đoàn Khiết Long sở hữu bằng thạc sĩ luật tại Trường Luật Đại học Columbia, Mỹ, từng giữ chức Tổng lãnh sự Trung Quốc tại Sydney, Australia (2010-2013), đại sứ Trung Quốc tại Singapore (2013-2015) và làm đại sứ Trung Quốc tại Hungary cho tới nay.
Chuyên gia Singapore chỉ rõ ẩn ý của Mỹ trong tuyên bố về Biển Đông
Theo chuyên gia, tuyên bố mới của Mỹ mang nhiều thông điệp mới nhằm bác yêu sách của Trung Quốc và ngầm ủng hộ Việt Nam và Philippines trên Biển Đông.
Liên quan đến việc Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm 13/7 ra tuyên bố về lập trường của Mỹ phản đối các yêu sách hàng hải của Trung Quốc ở Biển Đông, PGS.TS Yongwook Ryu từ Trường Chính sách công Lý Quang Diệu, Đại học Quốc gia Singapore gửi riêng cho VTC News bài viết phân tích các vấn đề cốt lõi xung quanh tuyên bố này của Mỹ.
Video đang HOT
PGS.TS Yongwook Ryu, chuyên gia Trường Chính sách công Lý Quang Diệu, Đại học Quốc gia Singapore.
Thông điệp mới trong Tuyên bố của Mỹ
Lập trường mới của Mỹ là công khai ủng hộ phán quyết Tòa trọng tài Thường trực (PCA) 2016, rằng không có cơ sở pháp lý nào cho việc Trung Quốc khẳng định cái gọi là "đường lưỡi bò" hay đưa ra yêu sách "quyền lịch sử" hay bất kỳ yêu sách nào khác ngoài những gì được Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) cho phép. Và một số cấu trúc ở quần đảo Trường Sa hay bãi cạn Scarboughrough chỉ là đá, nên chỉ có thể đưa ra lãnh hải 12 hải lý.
Tuy nhiên Mỹ không đưa ra lập trường về vấn đề chủ quyền. Cụ thể như ai sở hữu thực thể trên biển, điều nên được giải quyết giữa các bên liên quan. Song Mỹ tái khẳng định quyền tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông.
Mỹ chưa bao giờ đưa ra lập trường về vấn đề chủ quyền, nên khả năng họ tuyên bố ủng hộ yêu sách của các nước khác sau khi bác bỏ Trung Quốc là không cao. Dù vậy, bằng việc bác bỏ yêu sách của Trung Quốc và hoàn toàn ủng hộ phán quyết PCA năm 2016, Mỹ ngầm ủng hộ yêu sách của các nước trong khu vực Đông Nam Á.
Cụ thể Mỹ phủ nhận bất kỳ yêu sách tài nguyên nào của Trung Quốc nằm ngoài khu vực 12 hải lý (từ các đá ở Trường Sa và bãi cạn Scarborough), ngụ ý rằng phần lớn tài nguyên ở Biển Đông thuộc về các quốc gia bờ biển Đông Nam Á gần nhất.
Bản chất lập trường này của Mỹ không có gì mới, mà cái mới là mức độ rõ ràng và mạnh mẽ mà Mỹ đưa ra tuyên bố.
Điều này đánh dấu sự bắt đầu trong cam kết của Mỹ nhằm chống lại Trung Quốc một cách mạnh mẽ hơn và rõ ràng hơn, trên nhiều phương diện ngoại giao và quân sự, không chỉ ở Biển Đông mà còn ở các vấn đề và khu vực khác.
Có thể dự đoán rằng, các quan chức Mỹ cấp cao sẽ phổ biến lập trường này nhiều hơn trong tương lai và tìm kiếm sự ủng hộ của các nước cùng quan điểm khác như Australia và Nhật Bản. Tất cả sẽ gia tăng căng thẳng ở khu vực trong thời gian tới.
Mâu thuẫn Mỹ - Trung
Bất chấp lập trường mạnh mẽ của Mỹ, Trung Quốc có thể sẽ không thay đổi hành vi của mình. Trung Quốc sẽ tiếp tục hung hăng và ngang ngược trong khu vực, để thể hiện quyết tâm, thúc đẩy lợi ích và ảnh hưởng. Do đó, căng thẳng sẽ gia tăng ở Biển Đông, với khả năng ngày càng có nhiều tình huống nguy hiểm xảy ra giữa Mỹ - Trung.
Hơn nữa, mâu thuẫn giữa Mỹ và Trung Quốc ở Biển Đông chỉ là một mặt, dù rất quan trọng, của sự đối đầu quyền lực rộng lớn hơn giữa hai nước. Điều này biểu hiện trong các vấn đề khác như Hong Kong, Đài Loan, thương chiến,...
Ủy viên Bộ Chính trị Trung Quốc Dương Khiết Trì Dương Khiết Trì và Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo.
Sự xuất hiện lập trường mới của Mỹ về Biển Đông cũng là phản ứng của Mỹ với các cuộc tập trận quân sự của Trung Quốc gần đây trong khu vực, cũng như chính sách của Trung Quốc đối với Hong Kong.
Ông Pompeo đã gặp ông Dương Khiết Trì ở Hawaii ngày 18/6, và nói rõ ràng với Trung Quốc những gì Mỹ muốn từ Trung Quốc, và Mỹ sẽ thực hiện các biện pháp/chính sách thích hợp với Trung Quốc tương ứng với những gì Trung Quốc làm trong hai tuần tiếp theo.
Sau đó Luật an ninh Quốc gia với Hong Kong được ban hành và Trung Quốc tập trận quân sự ở Biển Đông. Vì vậy Mỹ đang phản ứng với chính sách và hành động của Trung Quốc với chính sách mạnh mẽ và dữ dội của họ.
Ủng hộ Việt Nam, Philippines và ASEAN
Với tuyên bố mới, về cơ bản Mỹ đang dành sự ủng hộ hết mình cho yêu sách của Việt Nam và Philippines, cũng như ASEAN trên Biển Đông.
Dù có chiến thắng vang dội mà Philippines giành được ở PCA năm 2016, ASEAN chưa tận dụng được phán quyết này để tăng cường lập trường của mình ở Biển Đông trước Trung Quốc. Thực tế, Mỹ trong quá khứ cũng từng khá "chần chừ" khi làm điều này.
Mỹ dưới chính quyền Trump cuối cùng đã quyết định có lập trường mạnh và rõ ràng trong việc ủng hộ phán quyết PCA 2016, điều này cung cấp sự hỗ trợ về chính trị và ngoại giao cho Việt Nam và ASEAN.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo.
Rõ ràng Trung Quốc sẽ phản ứng tiêu cực, và khá chắn chắn rằng căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ tăng lên. Nhưng các nước khác sẽ phản ứng như thế nào, đặc biệt là các nước ASEAN, họ sẽ phản ứng thế nào và điều đó sẽ ảnh hưởng thế nào đến mối quan hệ của họ với Trung Quốc, vẫn là một câu hỏi.
Các nước đã lên tiếng mạnh mẽ trong việc phản đối các hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông có thể sử dụng lập trường mới của Mỹ để tăng cường thêm cho lập luận của họ trong tương lai, nên chúng ta có thể thấy họ đưa ra một tuyên bố ngoại giao mạnh mẽ hơn ở các hội nghị khu vực và quốc tế. Các nước trong quá khứ đã im lặng hoặc phụ thuộc kinh tế vào Bắc Kinh thì có thể sẽ tiếp tục im lặng và né tránh vấn đề.
Trong ASEAN chúng ta có thể sẽ thấy cuộc thảo luận căng thẳng và tranh luận dữ dội hơn về các tranh chấp Biển Đông. Các thành viên ASEAN như Việt Nam và Philippines có thể sẽ muốn ASEAN đưa ra một lập trường mạnh mẽ và rõ ràng tương tự về Biển Đông, trong khi những thành viên khác sẽ muốn bỏ qua vấn đề và giảm nhẹ lập trường về vấn đề này, dẫn đến sự chia rẽ.
Tuyên bố mới của Mỹ không quá ngạc nhiên. Song lập trường của Mỹ tạo cơ hội cho các nước liên quan ở Đông Nam Á như Việt Nam và Philippines thúc đẩy luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS và gây áp lực buộc Bắc Kinh phải thực hiện hành vi của mình theo luật pháp quốc tế.
Việt Nam và các nước ASEAN khác nên sử dụng cơ hội này không phải để thúc đẩy lợi ích quốc gia của họ, mà là để thúc đẩy luật pháp quốc tế và các quy tắc ứng xử hợp pháp ở Biển Đông. Mục đích là xây dựng không gian hàng hải này thành một không gian vì lợi ích tập thể, kiên quyết chống lại mọi nỗ lực của bất kỳ ai để biến nó thành một khu vực của xung đột hoặc thống trị.
Một trật tự khu vực và xã hội dựa trên quy tắc là những gì ASEAN nên hướng tới, và Việt Nam với tư cách là Chủ tịch của ASEAN vào năm 2020 phải hướng tới mục tiêu này.
Philippines ủng hộ Mỹ bác yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông Bộ Quốc phòng Philippines tuyên bố "nhất trí cao" với Mỹ sau khi Washington ra tuyên bố bác bỏ hầu hết yêu sách của Bắc Kinh trên Biển Đông. "Chúng tôi nhất trí cao với lập trường của cộng đồng quốc tế rằng cần phải có một trật tự dựa trên luật lệ ở Biển Đông", Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana...